ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2017 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa - Phạm vi thời gian: Năm 2011 - 2017
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Thời gian thực tập: Từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thanh Hóa.
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017 tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017
- Khái quát Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2017.
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2017.
2.3.3. Đánh giá về công tác QHSDĐ thông qua ý kiến của người dân trên
địa bàn về tình hình thực hiện QHSDĐ giai đoạn 2011 - 2017 của huyện Thọ Xuân
- Đánh giá về công tác QHSDĐ thông qua ý kiến của người dân trên địa bàn về tình hình thực hiện QHSDĐ giai đoạn 2011 - 2017 của huyện Thọ Xuân.
- Đánh giá những nguyên nhân trở ngại trong thực hiện quy hoạch và giải pháp.
2.3.4. Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- Quy hoạch đất nông nghiệp - Quy hoạch đất Phi nông nghiệp - Quy hoạch đất chưa sử dụng
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Phương pháp này dùng để thu thập tài liệu, số liệu cho việc nghiên cứu. Được thực hiện ở phòng Tài nguyên và Môi trường Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
- .Điều kiện kinh tế xã hội: Dân số, lao động thực trạng phát triển các ngành kinh tế, cơ sở hạ tầng.
- Tài liệu về phương án sử dụng đất đai của huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 - 2017.
- Tài liệu về kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai của huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 - 2017
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được trong các phòng ban, tiến hành điều tra ngoài thực địa nhằm thống nhất các tài liệu số liệu đã thu thập được. Phát hiện và bổ sung những thiếu sót, chênh lệch giữa thực tế và tài liệu thu thập.
- Khảo sát thực địa thu thập số liệu sơ cấp nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từ điều tra nội nghiệp.
+ Số lượng người cần phỏng vấn: Tổng số phiếu điều tra được tiến hành là 195 phiếu, được tiến hành trên địa bàn huyện Thọ Xuân theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
+ Đối tượng phỏng vấn: chia ra làm hai nhóm đối tượng để phỏng vấn
Nhóm 1: Cán bộ phòng TNMT huyện Thọ Xuân (đây là nhóm đối tượng được đánh giá là có mức độ an hiểu cao về công tác QHSDĐ), phỏng vấn 15 phiếu.
Nhóm 2: Người dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân, tiến hành phỏng vấn 180 phiếu trên địa bàn các xã, thị trấn trong huyện.
+ Nội dung phỏng vấn: Theo mẫu phỏng vấn được soạn sẵn (Số khẩu, trình độ, sự phù hợp của phương án quy hoạch, sự đồng thuận với phương án quy hoạch, đáp ứng nhu cầu của người dân, phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực hay không...). Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ hợp lý, hiệu quả của công tác quy hoạch đất đai tại địa phương.
2.4.3. Phương pháp phân tích, thống kê
Các tài liệu, số liệu được thống kê theo hệ thống các bảng biểu có liên quan tới chuyên đề nghiên cứu nhằm giúp việc nghiên cứu đạt kết quả tốt. Đồng thời có thể tiến hành các công tác nội nghiệp nhằm xử lý, chuyển đổi các số liệu từ phức tạp sang đơn giản tổng quát.
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh
Phương pháp này được tiến hành sau khi đã thu thập thống kê đầy đủ các tài liệu số liệu cần thiết. Từ đó phân tích, tổng hợp, đánh giá so sánh các dữ liệu để rút ra nhận xét về mặt thuận lợi khó khăn từ đó đa ra các giải pháp khắc phục, phương pháp này đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng.
2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất. Các tài liệu, số liệu đã thu thập đòi hỏi cần chọn lọc loại bỏ những yếu tố không cần thiết, lấy các số liệu hợp lý, có cơ sở khoa học và đúng với tình hình thực tế ở địa phương.