Hạng mục ĐVT 2014 2015 2016 2017
1. Dân số TB người 220897 218895 214759 213066 Phân theo giới tính
Nam người 109703 108613 106181 105322 Nữ người 111194 110282 108578 107744 Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị người 19519 19730 20641 20609 Nông thôn người 201378 199165 194118 192457 2. Tỷ lệ sinh %o 10,4 10,3 10,3 11,7
3. Tỉ lệ chết %o 5,3 4,9 5,3 5,0
4. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên %o 5,1 5,4 5,0 6,7
( Nguồn: UBND huyện Thọ Xuân)
Huyện Thọ Xuân là một trong những huyện đã thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện thấp dưới 1%, cụ thể là năm 2014 là 0,51%, đến năm 2016 là 0,5% và năm 2017 là 0,67%.
- Lao động - việc làm: Dân số đông tạo ra nguồn lao động rất dồi dào, đây là nguồn nhân lực cần thiết phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong thời gian này, ngành dịch vụ - thương mại đang phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2017, số người trong độ tuổi lao động của huyện là 130 nghìn người, chiếm 61% dân số.
Vấn đề việc làm trên địa bàn huyện được giải quyết tốt. Hàng năm, chính quyền khai giảng mới các lớp đào tạo nghề, đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo việc làm tại chỗ cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Năm 2017, huyện đã giải quyết được việc làm cho 3.000 người, mở thêm được 20 lớp đào tạo nghề và xuất khẩu lao động được 175 người.
Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng nâng
cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh, từ 26,2% năm 2010 xuống còn 11,72% năm 2017. Tỷ lệ người dân được ở trong những căn nhà kiên cố ngày càng tăng lên, điều kiện sinh hoạt được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 15,1 triệu đồng/người/năm.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
- Đường bộ: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được hình thành và
phân bố hợp lý. Thời gian qua bằng nguồn vốn của Nhà nước và của nhân dân đóng góp để đầu tư nâng cấp mà chất lượng các công trình giao thông được cải thiện, bộ mặt nông thôn được thay đổi. UBND huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện phong trào làm đường giao thông nông thôn. Đến nay hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.
Trên địa bàn huyện hiện có: 1.209,0 km đường bộ, bao gồm hệ thống Quốc lộ, đường Tỉnh, đường huyện, đường xã quản lý. Trong đó:
- Quốc lộ gồm 3 tuyến: QL47, QL15A và đường Hồ Chí Minh đi qua huyện với chiều dài 36,2 km.
- Đường Tỉnh lộ: gồm 05 tuyến với tổng chiều dài là 43,1 km, trong đó đường Tỉnh lộ 506 (Thọ Lộc - thị trấn Thọ Xuân - Bái Thượng) là đường dải nhựa dài 18 km.
- Đường huyện: 18 tuyến với tổng chiều dài là 123,0 km
- Đường xã quản lý: bao gồm đường liên thôn, đường thôn xóm với tổng chiều dài là 1.006,70 km.
Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 684 km, bê tông hoá được 488,8 km, chiếm 71,46%.
- Hệ thống cầu trên các tuyến: Tổng số 123 cầu các loại với tổng chiều dài 2.849 m, quy mô vĩnh cửu hoặc bán vĩnh cửu. Ngoài ra, còn có 4 cầu phao bắc qua sông Chu với tổng chiều dài 800 m bằng luồng và phao LPP.
Đường Quốc lộ, đường Tỉnh lộ trong huyện đã tạo thành hệ thống đường trục chính, kết hợp với hệ thống đường huyện, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh.
b. Đường thuỷ nội địa: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông đi qua gồm:
+ Sông Chu đi qua huyện từ Bái Thượng đến xã Xuân Khánh (giáp huyện Thiệu Hoá) dài 34 km.
+ Sông Cầu Chày đi qua khu vực phía Bắc huyện từ xã Quảng Phú đến xã Xuân Vinh dài 39,5 km.
Hoạt động giao thông đường thuỷ đã tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa trong và ngoài vùng, đặc biệt là chuyên chở lâm sản từ miền núi tới vùng ven biển của tỉnh.
c. Đường hàng không: Sân bay Sao Vàng là sân bay quân sự có quy mô
cấp 1A, diện tích 600 ha, với đường băng đã được đầu tư hoàn chỉnh, chiều dài 3,2 km có thể tiếp nhận được các máy bay vận tải dân sự hạng nặng như
Boeing 737, 747, 777 (Quy mô đường băng tương tự quy mô đường băng của sân bay Nội Bài).
d. Bưu chính viễn thông;
Hiện nay trên địa bàn huyện có 41 xã, thị trấn đã có các điểm bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã, 100% các Đảng bộ, chi bộ xã, thôn có báo chí phát trong ngày, các điểm bưu cục đảm nhiệm thêm chức năng chuyển bưu kiện, chuyển phát nhanh.
Mạng điện thoại cố định và mang điện thoại di động phát triển nhanh trên địa bàn huyện, hiện nay mạng cố định gồm 20 trạm tổng phục vụ cho 41 xã và thị trấn, trong đó có 6 trạm chuyển mạch có thiết bị DSLAM phục vụ cho truy cập Internet tốc độ cao. Mạng di động phủ sóng rộng khắp đến các xã tạo điều kiện thuận lợi về thông tin liên lạc cho nhân dân.
e. Giáo dục - đào tạo:
Thọ Xuân là một trong những huyện có công tác giáo dục đạt kết quả cao của tỉnh. Cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục, trình độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt, giáo dục miền núi được quan tâm phát triển, công tác xây dựng trường lớp gắn liền với chủ trương kiên cố hoá trường học đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Hệ thống trường lớp từ bậc học Mầm non đến Trung học cơ sở đã phủ kín trên địa bàn các xã. Công tác xã hội hoá giáo dục đã thu được nhiều thành quả.
Tính đến năm học 2016 - 2017, toàn huyện có 211 giáo viên giỏi cấp huyện, 14 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 2.249 học sinh giỏi cấp huyện, 215 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã có 56 trường đạt chuẩn Quốc gia, tăng 18 trường so với năm 2005; có 41/41 xã, thị trấn trong huyện có trường cao tầng và xây dựng được trung tâm mầm non, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập được quan tâm đầu tư phục vụ tốt cho mục tiêu giáo dục, đào tạo.
a. Thuận lợi:
- Nằm ở vị trí thuận lợi, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua địa bàn huyện (đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47), nằm cách không xa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh là thành phố Thanh Hóa. Vì vậy, Thọ Xuân rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng miền khác trong tỉnh.
- Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây của tỉnh, gắn kết khu công nghiệp, đô thị và các vùng nguyên liệu phụ trợ, làm cơ sở hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật, đào tạo công nghệ.
- Nằm trong vùng văn hóa lịch sử và nổi bật là khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn,... là động lực để phát triển du lịch và dịch vụ thương mại.
- Đất đai được bồi đắp bởi phù sa của sông Chu nên rất màu mỡ, phì nhiêu, đồng thời lại phân bố tập trung, vì vậy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có thể hình thành các vùng thâm canh, chuyên canh. Đây là điều kiện quan trọng tạo nên vị thế về nông nghiệp như hiện nay cho Thọ Xuân. Hiện tại, Thọ Xuân là một trong những huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm hàng hóa là lúa gạo, ngô, mía,...
- Tài nguyên nước phong phú, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân.
Vì vậy, những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể,
sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Bộ mặt nông thôn đang đổi mới. Các phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát triển, gây ấn tượng tốt cho khách du lịch. Đô thị ngày càng phát triển với nhiều dự án khu công nghiệp mở ra thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm đương vai trò là trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại.
b. Khó khăn
Tuy nhiên, Thọ Xuân cũng gặp phải một số khó khăn như: thiên tai, lũ lụt, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường....đã gây cản trở không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật vững chắc, có mặt còn thấp so với tiềm năng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng, ngành nghề phát triển chậm. Thiếu thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao, chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến nên chưa nâng cao được giá trị về kinh tế cho các sản phẩm. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động văn hoá thông tin chưa đồng đều giữa các vùng, hình thức nội dung chưa phong phú và hấp dẫn. Môi trường sinh thái ở một số xã, thị trấn có sự tác động của các chất thải, bãi thải trong khu dân cư. Một số các doanh nghiệp, xí nghiệp chưa thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường nên làm ảnh hưởng tới môi trường nước, không khí gần khu sản xuất. Trong thời gian tới, khi đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển cần phải chú ý để hạn chế những tác hại, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
3.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011-2017
3.2.1. Khái quát Quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 - 2017 Hóa giai đoạn 2011 - 2017
Theo báo cáo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2017 của huyện Thọ Xuân được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án quy hoạch sử dụng đất được thể hiện trong bảng 3.1 như sau:
* Nhóm đất nông nghiệp:
Năm 2010, huyện Thọ Xuân có 19102,21 ha đất nông nghiệp, chiếm 65,15% diện tích tự nhiên của huyện, theo quy hoạch đến cuối năm 2015 diện tích đất nông nghiệp là 18971,87 ha (chiếm 64,70% so với tổng diện tích tự nhiên), giảm 130,3 ha so với năm 2010 để sử dụng vào các mục đích khác, chủ yếu là sử dụng vào quỹ đất phi nông nghiệp.
Qua Số liệu quy hoạch cho thấy các loại đất nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2017 đều giảm trong kỳ quy hoạch. Quy hoạch này cũng hợp lý vì phải phục vụ sự phát triển - kinh tế xã hội.
* Đất phi nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện có 8921,53 ha chiếm 30,43 % tổng diện tích tự nhiện của huyện, theo quy hoạch đến cuối năm 2015 là 9059,49 ha (chiếm 30,90% so với tổng diện tích tự nhiên), tăng 137,96 ha so với năm 2010.
Qua số liệu cho ta thấy:
- Đất ở đô thị và đất ở nông thôn đều tăng nhiều, đất ở đô thị theo quy hoạch đến cuối năm 2015 là 100,95 ha, tăng 1,99 ha so với năm 2010. Đất ở nông thôn theo quy hoạch cuối năm 2015 là 2921,83 ha, tăng 33,45 ha so với năm 2010, nguyên nhân tăng là do tăng dân số cũng như nhu cầu sử dụng đất của người dân tăng lên.
- Đất chuyên dùng cũng tăng theo kỳ quy hoạch, theo quy hoạch đến cuối năm 2015 là 4221,21 ha, tăng 102,38 ha so với năm 2010. Ngoài ra đất công cộng cũng tăng lên rất lớn chủ yếu để phục vụ các công trình giao thông phục vụ sử phát triển của xã hội.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng, đất nghĩa trang, nghĩa địa không có biến động qua các kỳ quy hoạch.
*Đất chưa sử dụng
Đến cuối năm 2017 diện tích đất chưa sử dụng theo quy hoạch là 1286,85 ha (chiếm 29,32% so với tổng diện tích tự nhiên), giảm 7,63 ha so với năm 2010.
Bảng 3.3. Phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2013 -2017 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích hiện trạng năm 2010 (ha)
Diện tích đến từng năm (ha)
2013 2014 2015 2016 2017 Tổng diện tích đất tự nhiên 29318,21 29318,21 29318,21 29318,21 29318,21 29318,21 1 Đất nông nghiệp NNP 19102,2 19076,85 19035,59 18990,97 18990,6 18971,87 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15299,32 15272,78 15232,47 15195,44 15189,9 15164,51 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 13335 13309,74 13269,5 13234,61 13227,8 13202,98 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8960,6 8942,03 8907,97 8906,62 8886,97 8834,29 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 87,33 87,33 87,33 78,18 87,33 87,33 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4287,07 4280,38 4274,2 4249,81 4253,47 4281,36 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1964,32 1963,04 1962,97 1960,83 1962,12 1961,53 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3232,06 3232,06 3232,05 3229,43 3231,15 3237,53 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3119,06 3119,06 3119,05 3116,43 3118,15 3124,53 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 94 94 94 94 94 94 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 19 19 19 19 19 19 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 539,47 539,44 538,5 533,53 536,95 537,26 1.4 Đất làm muối LMU - - - - - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 31,35 32,57 32,57 32,57 32,57 32,57
2 Đất phi nông nghiệp PNN 8921,53 8946,98 8988,34 9074,45 9029,97 9059,49
2.1 Đất ở OTC 2987,34 3001,28 3014,85 3023,22 3021,08 3022,78 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2888,38 2901,14 2914,71 2923,1 2920,94 2921,83 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 98,96 100,14 100,14 100,12 100,14 100,95 2.2 Đất chuyên dùng CDG 4317,83 4329,34 4356,22 4435,71 4392,39 4420,21 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 49,14 49,15 51,04 51,02 51,04 51,04 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 712,72 712,72 712,72 716,46 712,72 712,72 2.2.3 Đất an ninh CAN 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45 0,45 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 131,46 132,6 136,43 145,56 143,03 144,83 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 3424,06 3434,42 3455,58 3522,22 3485,15 3511,17 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,83 10,83 11,48 11,48 11,48 11,48 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 233 233 233,26 232,75 232,75 232,75 2.5 Đất sông suối và mặt nước
chuyên dùng SMN 1364,45 1364,45 1364,45 1363,21 1364,19 1364,19 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 8,08 8,08 8,08 8,08 8,08 8,08
3 Đất chưa sử dụng CSD 1294,48 1294,38 1294,28 1252,79 1297,68 1286,85
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 800,75 800,65 800,55 759,08 803,95 793,12 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 398,5 398,5 398,5 398,48 398,5 398,5 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 95,23 95,23 95,23 95,23 95,23 95,23
3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thọ
Xuân, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2017
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thọ Xuân giai đoạn 2011 - 2017 TT Chỉ tiêu Mã Diện tích hiện trạng năm 2011 (ha) Diện tích QHSDĐ đến 2017 (ha) Đã thực hiện đến năm 2017 Tỷ lệ % Tổng diện tích đất tự nhiên 29318,21 29318,21 29318,21 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 19102,2 18971,87 19451,06 102,53 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15299,32 15164,51 15577,76 102,73
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 13335 13202,98 13430,94 101,73 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8960,6 8834,29 9016,26 102,06 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 87,33 87,33 89,32 102,28 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4287,07 4281,36 4325,36 101,03 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1964,32 1961,53 2146,82 109,45 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3232,06 3237,53 3303,47 102,04 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3119,06 3124,53 3195,47 102,27 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 94 94 94 100,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 19 19 14 73,68