Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3.3. Đánh giá những nguyên nhân trở ngại trong thực hiện quy
giải pháp
3.3.3.1. Kết quảđạt được
Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện đã bám sát Quy hoạch sử dụng đất đến 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015) của huyện Thọ Xuân và đã đạt được những kết quả nhất định:
- Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai từ cấp huyện, cấp xã. Làm cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất.
- Đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
3.3.3.2.Những nguyên nhân trở ngại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất
- Công tác chỉnh lý biến động đất đai hàng năm chưa kịp thời, một số định hướng trong quy hoạch chưa bắt kịp với nhu cầu phát triển chung của toàn xã hội.
- Một số điểm quy hoạch chưa có tính khả thi cao, do đó không thực hiện được tại các vị trí quy hoạch đề ra, mà phải chuyển sang vị trí khác.
- Kế hoạch sử dụng đất có lúc còn chạy theo kế hoạch tài chính, một số loại đất dự kiến đưa vào quy hoạch, nhưng trong quá trình triển khai thực hiện kinh phí đầu tư không kịp thời nên không thực hiện được hoặc thực hiện đạt tỉ lệ chưa cao như cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng…
- Đội ngũ cán bộ Địa chính cơ sở còn hạn chế chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Cơ chế thị trường làm cho đất đai càng có giá trị, một mặt cũng làm khó khăn cho công tác thực hiện quy hoạch.
3.3.3.3.Một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng thực hiện quy hoạch sử
dụng đất
Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong việc lập và thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa để quy hoạch sử dụng đất của thị trấn trong thời gian tới có khả năng thực hiện cao hơn cần thực hiện một số giải pháp
- Giải pháp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
Cần rà soát, đánh giá từng dự án, công trình đang bị chậm tiến độ vượt quá thời gian theo quy định của pháp luật mà vẫn chưa có biện pháp xử lý thì cần xử lý theo hướng: những dự án, công trình có thể thực hiện sớm thì tập trung nguồn lực để thực hiện ngay, không để kéo dài, những dự án, công trình chưa có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh mốc thời gian , lộ trình thực hiện quy hoạch; những dự án, công trình không hợp lý về quy mô diện tích đất thì phải điều chỉnh quy mô; những quy hoạch bất hợp lý, không có tính
khả thi thì phải quyết định hủy bỏ ngay; công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh, hủy bỏ quy hoạch.
Xiết chặt vai trò quản lý nhà nước về đất đai theo quy hoạch và pháp luật, chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đối với những khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến của tình hình thực tế; những khu vực quy hoạch đã quá thời hạn 3 năm mà vẫn chưa triển khai thực hiện…
- Giải pháp tăng cường vốn đầu tư
Cần tạo mọi điều kiện tốt cho nhà đầu tư, nhưng không nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư
Cần rà soát lại quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu đô thị cho phù hợp thực tế, có quy chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, tập trung mọi nguồn lực để sử dụng hiệu quả đất trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị đã triển khai hoặc đã được phê duyệt nhưng chưa triển khai; hạn chế việc cấp phép mở mới, mở rộng, điều chỉnh các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị mới khi còn nhiều các công trình, dự án đang thực hiện dở hoặc chưa thực hiện
- Giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch
Tăng cường công tác kiểm tra , giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
- Giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm về sử dụng đất
Để sử dụng đất có hiệu quả hơn, trong những năm tới, thị trấn cần thực hiện một số biện pháp nhằm giải quyết những tồn tại trong sử dụng đất như sau: Đẩy nhanh công tác lập quy hoạch sử dụng đất của thị trấn nhằm phân bổ đất đai hợp lý cho các mục đích sử dụng, đảm bảo hài hoà các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.
Tăng cường công tác điều tra cơ bản, lập hồ sơ địa chính, cập nhật thông tin, chỉnh lý biến động thường xuyên kịp thời.
3.4. Xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Theo phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2017 của tỉnh Thanh Hóa, diện tích các loại đất trên địa bàn huyện Thọ Xuân được phân bổ như sau:
* Đất nông nghiệp là 18316.05 ha. Trong đó:
- Đất trồng cây hàng năm: 12514,37 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 1820,94 ha.
- Đất rừng sản xuất: 3329,06 ha
- Đất rừng phòng hộ: 94 ha.
- Đất rừng đặc dụng: 19 ha.
- Đất nuôi trồng thủy sản: 515,64 ha.
- Đất nông nghiệp khác: 23,04 ha
* Đất phi nông nghiệp là 9811,54 ha. Trong đó:
- Đất ở: 3256,26 ha
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 121,15 ha - Đất quốc phòng: 712,72 ha.
- Đất an ninh: 10,95 ha.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp: 294,97 ha
- Đất có mục đích công cộng: 3806,28 ha
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 10,83 ha.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 237,5 ha.
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 1347,84 ha
- Đất phi nông nghiệp khác 13,04
* Đất chưa sử dụng là 1190,62 ha. Trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: 703,93 ha - Đất đồi núi chưa sử dụng: 391,46 ha - Núi đá không có rừng cây: 95,23 ha
Trên cơ sở diện tích được phân bổ, đề xuất xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thọ Xuân cho các ngành các lĩnh vực với phương châm “tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả” cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế, đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích: kinh tế, xã hội và môi trường.
3.4.1. Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Bảng 3.9. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 STT Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2017 Phương án quy ho2020 ạch Tăng (+), giảm (-) so với HT Diện tích (ha) C(%) ơ cấu Diệ(ha) n tích C(%) ơ cấu Tổng diện tích đất tự nhiên 29318,21 100,00 29318,21 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 19102,2 65,15 18316,05 62,47 -786,15 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 15299,32 52,18 14335,31 48,90 -964,01 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 13335 45,48 12514,37 42,68 -820,63 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 8960,6 30,56 8595,03 29,32 -365,57 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 87,33 0,30 75,17 0,26 -12,16 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 4287,07 14,62 3844,17 13,11 -442,90 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1964,32 6,70 1820,94 6,21 -143,38 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3232,06 11,02 3442,06 11,74 210,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3119,06 10,64 3329,06 11,35 210,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 94 0,32 94 0,32 0,00 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 19 0,06 19 0,06 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 539,47 1,84 515,64 1,76 -23,83 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 31,35 0,11 23,04 0,08 -8,31
Qua bảng trên cho thấy phương án quy hoạch sự dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 của huyện là 18.316,05 ha, giảm -786,15 ha so với năm 2017 được phân bố cho các loại hình sử dụng chính như sau:
a. Quy hoạch đất lúa nước.
Diện tích quy hoạch đất trồng lúa nước đến năm 2020 là 8595,03 ha, giảm 365,57 ha so với năm 2017. Nguyên nhân giảm là do chuyển sang các mục đích sau: Đất ở 47,85 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 1,24 ha, đất khu công nghiệp 5,89 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 45,73 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 8,45 ha, đất di tích danh thắng 15,01 ha, đất cơ sở hạ tầng 111,56 ha và đất nuôi trồng thủy sản 28,39 ha, đất có mục đích công cộng 105,91 ha.
Bằng các biện pháp thâm canh tăng vụ, áp dụng khoa học kỹ thuật, đến năm 2020 mặc dù diện tích đất trồng lúa giảm song năng suất và sản lượng vẫn cao, đảm bảo mức an toàn lương thực cho nhân dân trên địa bàn huyện.
b. Quy hoạch đất trồng cây hàng năm khác
Đến năm 2020 đất trồng cây hàng năm khác giảm 442,90 ha so với năm 2017, được chuyển sang các loại đất sau: Đất rừng sản xuất 195,92 ha, Đất trồng cây lâu năm 46.70 ha, đất ở nông thôn 78,27 ha, đất ở đô thị 9,62 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 12,29 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 67,10 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 16,47 ha, đất bãi rác và xử lý rác thải 6,55 ha, đất xây dựng trụ sở cơ quan 9,98 ha.
c. Quy hoạch đất trồng cây lâu năm.
Đất trồng cây lâu năm giảm -143,38 ha so với năm 2010. Cụ thể: Do chuyển sang đất ở 46,18 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 3,14 ha, đất quốc phòng 14,57 ha, đất an ninh 4,60 ha, đất khu công nghiệp 75,17 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 11,25 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 29,32 ha, đất di tích danh thắng 16,51 ha, đất chôn lấp chất thải 9.16 ha, đất cơ sở hạ tầng 13.25 ha, đất trồng rừng sản xuất 14.57 ha.
Phương án đến năm 2020 đất trồng cây lâu năm có 1820,94 ha, chiếm 6,21% so với diện tích đất tự nhiên.
d. Quy hoạch đất rừng phòng hộ.
Diện tích đất rừng phòng hộ đến năm 2020 là 94 ha, không tăng, giảm so với năm 2017.
e. Quy hoạch đất rừng đặc dụng.
Diện tích đất rừng đặc dụng đến năm 2020 là 19 ha, không tăng, giảm so với năm 2017.
f. Quy hoạch đất rừng sản xuất.
Đất rừng sản xuất tăng thêm 210 ha, được lấy từ đất chưa sử dụng 95,42 ha, đất trồng cây hàng năm khác 85,81 ha và đất trồng cây lâu năm 124,63 ha. Đồng thời giảm đi 95,86 ha do chuyển sang các mục đích sau: Đất ở 9,16 ha, đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 3,71 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 39,26 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 8,42ha, đất trồng cây hàng năm khác 6,75 ha, đất nông nghiệp khác (Đất trang trại, gia trại) 28.56 ha.
Đến năm 2020 đất rừng sản xuất có 3329,06 ha, thực tăng 210 ha so với năm 2010.
g. Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 là 515,64 ha, giảm 23,83 ha so với năm 2010. Trong đó:
+ Tăng 35,11 ha, được lấy từ đất trồng lúa nước 18,27 ha và đất trồng cây hàng năm còn lại 16,84 ha.
+ Giảm 58,94 ha do chuyển sang đất ở 3,56 ha, đất khu công nghiệp 32,73 ha, đất cơ sở sản xuất kinh doanh 6,93 ha, đất cơ sở hạ tầng 15,72 ha.
h. Quy hoạch đất nông nghiệp khác
Đến năm 2020 đất nông nghiệp khác có 23,04 ha, thực giảm 8,31 ha so với năm 2010.
3.4.2. Quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2020 huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
Để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Thọ Xuân nói riêng, trong giai đoạn Phương án quy hoạch huyện tiếp tục chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm giải quyết những tồn tại, khó khăn trong thực trạng, từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế các ngành trên địa bàn huyện. Do vậy, đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp cần tăng thêm 890,01 ha, được lấy từ các loại đất sau: Đất trồng lúa 168,73 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 224,42 ha, đất trồng cây lâu năm 162,57 ha, đất trồng rừng sản xuất 193,56 ha, đất nuôi trồng thủy sản 54,86 ha và đất chưa sử dụng 85,87 ha.
Bảng 3.10. Phương án quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020
STT Chỉ tiêu Mã Hiện trạng năm 2017 Phhoươạng án quy ch 2020 Tgiăảng (+), m (-) so với HT Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 29318,21 100,00 29318,21 100,00
2 Đất phi nông nghiệp PNN 8921,53 30,43 9811,54 33,47 890,01
2.1 Đất ở OTC 2987,34 10,19 3256,26 11,11 268,92
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 2888,38 9,85 3087,54 10,53 199,16 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 98,96 0,34 168,72 0,58 69,76
2.2 Đất chuyên dùng CDG 4317,83 14,73 4946,07 16,87 628,24 2.2.1 trình sĐất trụự s nghiở cơệ quan, công p CTS 49,14 0,17 121,15 0,41 72,01 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 712,72 2,43 712,72 2,43 0,00
2.2.3 Đất an ninh CAN 0,45 0,002 10,95 0,04 10,50
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 131,46 0,45 294,97 1,01 163,51 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 3424,06 11,68 3806,28 12,98 382,22 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 10,83 0,04 10,83 0,04 0,00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 233 0,79 237,5 0,81 4,50 2.5 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 1364,45 4,65 1347,84 4,60 -16,61 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 8,08 0,03 13,04 0,04 4,96
3 Đất chưa sử dụng CSD 1294,48 4,42 1190,62 4,06 -103,86 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 800,75 2,73 703,93 2,40 -96,82 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 398,5 1,36 391,46 1,34 -7,04 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 95,23 0,32 95,23 0,32 0,00
Phương án đến năm 2020 diện tích đất phi nông nghiệp có 9811,54 ha, tăng 890,01 ha so với năm 2017.
a. Quy hoạch đất quốc phòng.
Đến năm 2020 diện tích đất quốc phòng trên địa bàn huyện Thọ Xuân là 712,72 ha, giữ nguyên so với năm 2017.
b. Quy hoạch đất an ninh.
Diện tích đất an ninh đến năm 2020 là 10,95 ha, tăng 10,50 ha so với năm 2017.
c. Quy hoạch đất ở nông thôn
Đất ở nông thôn tăng 199,16 ha, so với 2017. Trong đó: Diện tích tăng thêm 199,16 ha, được lấy từ các loại đất sau: Đất trồng lúa 23,11 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 87,65 ha, đất trồng cây lâu năm 51,19 ha, đất rừng sản xuất 34,91 ha và đất nuôi trồng thủy sản 2,3 ha. Đến năm 2020 đất ở nông thôn có 3087,54 ha, chiếm 10,53% diện tích tự nhiên.
d. Quy hoạch đất ở đô thị
Trong giai đoạn Phương án quy hoạch 2018 - 2020 đất ở đô thị tăng 69,76 ha, so với 2017. Trong đó: Diện tích tăng thêm 69,76 ha, được lấy từ các loại đất sau: Đất trồng lúa 3,15 ha, đất trồng cây hàng năm còn lại 11,59 ha, đất trồng cây lâu năm 14,28 ha, đất rừng sản xuất 4,88 ha và đất ở nông thôn 35,86 ha. Đến năm 2020 đất ở đô thị có 168,72 ha, chiếm 0,58 % tổng diện tích đất tự nhiên.
e. Quy hoạch đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
Đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp quy hoạch đến năm 2020 là 121,15 ha, tăng thêm 72,01 ha so với năm 2017.
f. Quy hoạch đất tôn giáo, tín ngưỡng.
Đất tôn giáo tín ngưỡng quy hoạch đến năm 2020 là 10,83 ha, giữ nguyên so với năm 2017.
g. Quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Để đảm bảo vệ sinh môi trường và thực hiện nếp sống văn hoá, văn minh tại các khu dân cư về việc tang lễ, trong thời gian tới cần quy hoạch các nghĩa địa nhân dân tập trung tại các xã, thị trấn và quy hoạch các nghĩa trang nhân dân tại các khu vực cần được di dời mồ mả hiện còn trên diện tích đất đã quy