Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2017 và xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa​ (Trang 45 - 47)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thọ Xuân, tỉnh

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

a. Thuận lợi:

- Nằm ở vị trí thuận lợi, có nhiều tuyến đường quan trọng chạy qua địa bàn huyện (đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 47), nằm cách không xa trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh là thành phố Thanh Hóa. Vì vậy, Thọ Xuân rất thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các vùng miền khác trong tỉnh.

- Nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây của tỉnh, gắn kết khu công nghiệp, đô thị và các vùng nguyên liệu phụ trợ, làm cơ sở hình thành và phát triển các trung tâm dịch vụ hỗ trợ khoa học kỹ thuật, đào tạo công nghệ.

- Nằm trong vùng văn hóa lịch sử và nổi bật là khu di tích lịch sử Lam Kinh, đền thờ Lê Hoàn,... là động lực để phát triển du lịch và dịch vụ thương mại.

- Đất đai được bồi đắp bởi phù sa của sông Chu nên rất màu mỡ, phì nhiêu, đồng thời lại phân bố tập trung, vì vậy thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, có thể hình thành các vùng thâm canh, chuyên canh. Đây là điều kiện quan trọng tạo nên vị thế về nông nghiệp như hiện nay cho Thọ Xuân. Hiện tại, Thọ Xuân là một trong những huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm hàng hóa là lúa gạo, ngô, mía,...

- Tài nguyên nước phong phú, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và sự cố gắng nỗ lực của chính quyền và nhân dân huyện Thọ Xuân.

Vì vậy, những năm gần đây, nền kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tiềm năng đất đai và lao động được huy động phục vụ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng ngày càng được đầu tư xây dựng. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể,

sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục ngày một phát triển. Bộ mặt nông thôn đang đổi mới. Các phong tục văn hoá truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát triển, gây ấn tượng tốt cho khách du lịch. Đô thị ngày càng phát triển với nhiều dự án khu công nghiệp mở ra thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đảm đương vai trò là trung tâm văn hoá, chính trị, thương mại.

b. Khó khăn

Tuy nhiên, Thọ Xuân cũng gặp phải một số khó khăn như: thiên tai, lũ lụt, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thị trường....đã gây cản trở không nhỏ tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của huyện chưa thật vững chắc, có mặt còn thấp so với tiềm năng của địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, chưa đồng đều giữa các vùng, ngành nghề phát triển chậm. Thiếu thị trường tiêu thụ, sản phẩm làm ra có chất lượng chưa cao, chưa được nhiều doanh nghiệp biết đến nên chưa nâng cao được giá trị về kinh tế cho các sản phẩm. Kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Hoạt động văn hoá thông tin chưa đồng đều giữa các vùng, hình thức nội dung chưa phong phú và hấp dẫn. Môi trường sinh thái ở một số xã, thị trấn có sự tác động của các chất thải, bãi thải trong khu dân cư. Một số các doanh nghiệp, xí nghiệp chưa thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường nên làm ảnh hưởng tới môi trường nước, không khí gần khu sản xuất. Trong thời gian tới, khi đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển cần phải chú ý để hạn chế những tác hại, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

3.2. Đánh giá việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của huyện Thọ Xuân,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 2017 và xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa​ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)