Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thọ Xuân, tỉnh
3.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, bằng sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân trong huyện, nền kinh tế huyện Thọ Xuân có bước phát triển mới, nhanh, toàn diện và vững chắc, kết cấu hạ tầng xã hội ngày càng hoàn thiện, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, các mục tiêu nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đề ra được hoàn thành, có chỉ tiêu còn hoàn thành xuất sắc, vượt mức kế hoạch.
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thọ Xuân lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 13%; năm 2010 đạt 13,7%, cao hơn so với nhiệm kỳ 2001 - 2005 là 1,3%. Trong đó: nông - lâm nghiệp tăng 3,1%; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 12,2%; Dịch vụ - thương mại tăng 22,8%.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế huyện có sự dịch chuyển
nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và dịch vụ - thương mại.
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế năm 2011 - 2017 (%)
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2017
Nông - Lâm - Thuỷ sản 40,40 22,90
CN - TCN - XDCB 23,00 34,20
Dịch vụ - thương mại 36,60 42,90
Tổng 100,00 100,00
(Nguồn số liệu: báo cáo Chính TrịĐH Đảng bộ huyện)
Kể từ năm 2015 trở lại đây, cơ cấu nền kinh tế của huyện chuyển dịch mạnh, từ chỗ ngành ngành nông - lâm - thủy sản giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thì đến nay tỉ trọng giảm nhanh từ 40,40% xuống còn 22,90%, giảm 17,3%; nhường chỗ cho sự phát triển của các ngành thuộc khu vực sản xuất phi vật chất, đáng kể là sự phát triển của ngành dịch vụ - thương mại, tỉ trọng tăng từ 36,60% lên 42,90%, tăng 6,30%.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế nông nghiệp: Trong quá trình đổi mới, sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện phát triển khá nhanh và toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá. Thọ Xuân là một trong những huyện dẫn đầu cả tỉnh về sản xuất nông nghiệp, về sản lượng lương thực, thực phẩm, số lượng gia súc, gia cầm. Bên cạnh phát triển của ngành trồng trọt, chăn nuôi đang dần trở thành ngành sản xuất chính, cùng với tăng trưởng mạnh mẽ của dịch vụ trong nông nghiệp.
Năm 2016, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn huyện đạt 667,2 tỷ đồng, so với năm 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10,87%/năm. Năm 2017, đạt 890 tỷ đồng, tăng trung bình 5,37%/năm trong giai đoạn 2010 - 2015.
* Trồng trọt:
Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo trong nền nông nghiệp của huyện. Trên địa bàn huyện đã hình thành rõ nét các vùng nông nghiệp tập trung, vùng chuyên canh (vùng mía nguyên liệu, vùng sản xuất lương thực, cánh đồng năng suất chất lượng cao).
- Cây lúa: là cây lương thực chủ yếu, được trồng tập trung ở các xã đồng
bằng. Những năm gần đây, mặc dù diện tích lúa gieo trồng có xu hướng thu hẹp nhưng do đẩy mạnh thâm canh và mở rộng diện tích lúa lai nên năng suất và sản lượng lúa tăng nhanh. Năm 2015, diện tích lúa cả năm là 15.620 ha, năng suất đạt 64,4 tạ/ha, sản lượng lúa đạt 100.600 tấn. Thọ Xuân là một trong những vựa lúa lớn của tỉnh. Sản lượng lúa làm ra lớn, không những đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của nhân dân trong huyện, mà còn xuất sang các huyện khác.
- Cây ngô: là cây lương thực không kém phần quan trọng so với lúa,
được trồng rộng khắp ở các xã, góp phần làm phong phú thêm bữa ăn cho người dân, đồng thời là nguồn thức ăn đáng kể cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thọ Xuân thường xuyên dẫn đầu cả tỉnh về diện tích, sản lượng ngô. Tuy nhiên, sự phát triển của cây ngô không ổn định, có giai đoạn diện tích, sản lượng ngô sụt giảm nghiêm trọng, do người dân chuyển sang trồng một số loại cây hiệu quả hơn như rau, đậu tương; điển hình là giai đoạn 2010 - 2015.
- Cây công nghiệp hàng năm:
+ Cây mía: Là cây công nghiệp hàng năm chủ lực của huyện. Năm
2015, diện tích gieo trồng mía cả năm là 3.489 ha, năng suất mía đạt 52,4 tạ/ha, sản lượng mía đạt 232.000 tấn. Đây là nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của nhà máy mía đường Lam Sơn. Sự phát triển của cây mía góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân. Vì vậy, cần khuyến khích phát triển, hình thành các vùng thâm canh mía, đồng thời tìm thêm đầu ra cho sản phẩm để nghề trồng mía bền vững hơn.
+ Cây công nghiệp hàng năm khác (lạc, đậu tương): Diện tích tăng chậm hoặc có xu hướng giảm. Năm 2015, diện tích lạc là 650 ha, sản lượng đạt 1.267 tấn.
* Chăn nuôi:
- Chăn nuôi trâu, bò: phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển
từ chăn nuôi trâu bò kéo cày sang nuôi trâu bò thịt. Năm 2015, tổng đàn trâu bò là 28.460 con. Trong đó: đàn trâu là 15.130 con, đàn bò là 13.330 con. Nhiều chương trình dự án chăn nuôi bò đã được triển khai trên địa bàn và mang lại hiệu quả thiết thực như: chương trình cải tạo tầm vóc đàn bò, chương trình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao. Riêng chăn nuôi bò sữa đã được chú ý đầu tư phát triển, nhưng do hiệu quả kinh tế thấp nên chăn nuôi bò sữa không phát triển.
- Chăn nuôi lợn: Số lượng đàn lợn giảm sút nghiêm trọng do ảnh hưởng của dịch bệnh. So với năm 2015, đến nay dù đã có dấu hiệu tăng đàn trở lại nhưng số lượng vẫn chỉ bằng hơn 1/2 so với trước. Năm 2017, tổng đàn lợn là 51.230 con. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã xây dựng được 03 trang trại chăn nuôi lợn ngoại quy mô lớn gồm 02 trang trại nuôi lợn thịt quy mô từ 500 con/ lứa tại Xuân Trường và 01 trang trại quy mô 140 con nái ngoại và 500 con nuôi thịt tại xã Xuân Thành và nhiều trang trại, gia trại có quy mô nhỏ, vừa phân bổ ở khắp các xã trong toàn huyện.
- Chăn nuôi gia cầm: Do bị ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm mà chăn nuôi gia cầm phát triển không ổn định. Năm 2010, đàn gia cầm giảm xuống thấp nhất còn 774 nghìn con. Đến nay, đàn gia cầm đang tăng trở lại. Năm 2017, tổng đàn là 1,33 triệu con, là mức cao nhất từ trước đến nay. Gần đây, huyện đã du nhập được các giống gia cầm có năng suất, chất lượng cao như ngan Pháp, gà siêu thịt, siêu trứng vào chăn nuôi.
Nuôi trồng thuỷ sản: Ngành thủy sản trên địa bàn huyện phát triển khá
thả và kết hợp nuôi cá - lúa trên một số cánh đồng trũng nước, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong huyện; năm 2016, sản lượng nuôi trồng đạt 645 tấn.
Một số hộ gia đình đã tận dụng mặt nước ao, hồ để nuôi cá, ếch, ba ba.. có hiệu quả. Tại các xã Xuân Khánh, Tây Hồ, Nam Giang, Xuân Thành... đang phát triển nghề nuôi cá giống, hiện nay trên địa bàn huyện có 20 bể cá đẻ nhân tạo, hàng năm sản xuất gần 40 triệu con giống.
Lâm nghiệp: Nhìn chung, diện tích rừng của huyện không lớn và nguồn
thu từ rừng là không đáng kể. Sản phẩm chính khai thác được là gỗ tròn, tre luồng và nứa làm giấy. Năm 2017, khai thác được 4.943 m3 gỗ tròn, 500 nghìn cây luồng và 218 tấn nứa làm giấy.
Thực hiện chủ trương giao đất giao rừng để phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội, gần 1.000 ha đồi rừng được giao cho kinh tế hộ quản lý. Những năm qua, huyện đã chuyển nhanh từ khai thác sang nuôi trồng mới, phủ xanh đất trống đồi trọc, khoanh nuôi chăm sóc bảo vệ rừng, nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập và đảm bảo cuộc sống cho đồng bào ở các xã vùng trung du.
Phát triển kinh tế trang trại: Năm 2017, tổng số trang trại toàn huyện được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại là 414 trang trại, gồm trang trại trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, gia cầm, trang trại chăn nuôi tổng hợp, trang trại vườn rừng,.... Tổng diện tích đất đai trang trại đang sử dụng là 31,35 ha. Tổng vốn đầu tư của các trang trại là 77,9 tỷ đồng. Năm 2017, tổng giá trị hàng hoá bán ra của các trang trại là 116 tỷ đồng. Tổng số lao động của các trang trại là 5.472 người.
Việc phát triển trang trại trên địa bàn huyện mang lại nhiều lợi ích như thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, làm tăng giá trị của sản phẩm, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, phát triển trang trại còn có những hạn chế nhất định: Phát
triển trang trại còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, quy mô hạn chế, trình độ quản lý điều hành của chủ trang trại không đồng đều, chính sách tín dụng cho phát triển trang trại chưa phù hợp.... Dù phát triển trang trại còn gặp nhiều khó khăn nhưng đây là hướng đi đúng, vì vậy cần khuyến khích phát triển trong thời gian tới.
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
- Dân số: So với các huyện khác trong tỉnh, Thọ Xuân là một huyện đông
dân. Năm 2017, dân số toàn huyện là 213.066 người. Trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm khoảng 80% dân số, còn lại dân tộc Mường, Thái chỉ chiếm 20%. Mật độ dân số là 727 người/km2.
Bảng 3.2. Diễn biến dân số huyện Thọ Xuân giai đoạn 2014 - 2017
Hạng mục ĐVT 2014 2015 2016 2017
1. Dân số TB người 220897 218895 214759 213066 Phân theo giới tính
Nam người 109703 108613 106181 105322 Nữ người 111194 110282 108578 107744 Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị người 19519 19730 20641 20609 Nông thôn người 201378 199165 194118 192457 2. Tỷ lệ sinh %o 10,4 10,3 10,3 11,7
3. Tỉ lệ chết %o 5,3 4,9 5,3 5,0
4. Tỷ lệ tăng DS tự nhiên %o 5,1 5,4 5,0 6,7
( Nguồn: UBND huyện Thọ Xuân)
Huyện Thọ Xuân là một trong những huyện đã thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tốc độ tăng dân số tự nhiên của huyện thấp dưới 1%, cụ thể là năm 2014 là 0,51%, đến năm 2016 là 0,5% và năm 2017 là 0,67%.
- Lao động - việc làm: Dân số đông tạo ra nguồn lao động rất dồi dào, đây là nguồn nhân lực cần thiết phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện, nhất là trong thời gian này, ngành dịch vụ - thương mại đang phát triển rất nhanh. Tính đến năm 2017, số người trong độ tuổi lao động của huyện là 130 nghìn người, chiếm 61% dân số.
Vấn đề việc làm trên địa bàn huyện được giải quyết tốt. Hàng năm, chính quyền khai giảng mới các lớp đào tạo nghề, đẩy mạnh phát triển sản xuất để tạo việc làm tại chỗ cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Năm 2017, huyện đã giải quyết được việc làm cho 3.000 người, mở thêm được 20 lớp đào tạo nghề và xuất khẩu lao động được 175 người.
Thu nhập và mức sống: Đời sống nhân dân trong huyện ngày càng nâng
cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm nhanh, từ 26,2% năm 2010 xuống còn 11,72% năm 2017. Tỷ lệ người dân được ở trong những căn nhà kiên cố ngày càng tăng lên, điều kiện sinh hoạt được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 15,1 triệu đồng/người/năm.
3.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Giao thông
- Đường bộ: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện được hình thành và
phân bố hợp lý. Thời gian qua bằng nguồn vốn của Nhà nước và của nhân dân đóng góp để đầu tư nâng cấp mà chất lượng các công trình giao thông được cải thiện, bộ mặt nông thôn được thay đổi. UBND huyện đã chỉ đạo các xã thực hiện phong trào làm đường giao thông nông thôn. Đến nay hệ thống giao thông nông thôn được cải thiện, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.
Trên địa bàn huyện hiện có: 1.209,0 km đường bộ, bao gồm hệ thống Quốc lộ, đường Tỉnh, đường huyện, đường xã quản lý. Trong đó:
- Quốc lộ gồm 3 tuyến: QL47, QL15A và đường Hồ Chí Minh đi qua huyện với chiều dài 36,2 km.
- Đường Tỉnh lộ: gồm 05 tuyến với tổng chiều dài là 43,1 km, trong đó đường Tỉnh lộ 506 (Thọ Lộc - thị trấn Thọ Xuân - Bái Thượng) là đường dải nhựa dài 18 km.
- Đường huyện: 18 tuyến với tổng chiều dài là 123,0 km
- Đường xã quản lý: bao gồm đường liên thôn, đường thôn xóm với tổng chiều dài là 1.006,70 km.
Hệ thống giao thông nông thôn với tổng chiều dài 684 km, bê tông hoá được 488,8 km, chiếm 71,46%.
- Hệ thống cầu trên các tuyến: Tổng số 123 cầu các loại với tổng chiều dài 2.849 m, quy mô vĩnh cửu hoặc bán vĩnh cửu. Ngoài ra, còn có 4 cầu phao bắc qua sông Chu với tổng chiều dài 800 m bằng luồng và phao LPP.
Đường Quốc lộ, đường Tỉnh lộ trong huyện đã tạo thành hệ thống đường trục chính, kết hợp với hệ thống đường huyện, đường xã tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh.
b. Đường thuỷ nội địa: Trên địa bàn huyện có 2 tuyến sông đi qua gồm:
+ Sông Chu đi qua huyện từ Bái Thượng đến xã Xuân Khánh (giáp huyện Thiệu Hoá) dài 34 km.
+ Sông Cầu Chày đi qua khu vực phía Bắc huyện từ xã Quảng Phú đến xã Xuân Vinh dài 39,5 km.
Hoạt động giao thông đường thuỷ đã tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa trong và ngoài vùng, đặc biệt là chuyên chở lâm sản từ miền núi tới vùng ven biển của tỉnh.
c. Đường hàng không: Sân bay Sao Vàng là sân bay quân sự có quy mô
cấp 1A, diện tích 600 ha, với đường băng đã được đầu tư hoàn chỉnh, chiều dài 3,2 km có thể tiếp nhận được các máy bay vận tải dân sự hạng nặng như
Boeing 737, 747, 777 (Quy mô đường băng tương tự quy mô đường băng của sân bay Nội Bài).
d. Bưu chính viễn thông;
Hiện nay trên địa bàn huyện có 41 xã, thị trấn đã có các điểm bưu cục, điểm bưu điện văn hoá xã, 100% các Đảng bộ, chi bộ xã, thôn có báo chí phát trong ngày, các điểm bưu cục đảm nhiệm thêm chức năng chuyển bưu kiện, chuyển phát nhanh.
Mạng điện thoại cố định và mang điện thoại di động phát triển nhanh trên địa bàn huyện, hiện nay mạng cố định gồm 20 trạm tổng phục vụ cho 41 xã và thị trấn, trong đó có 6 trạm chuyển mạch có thiết bị DSLAM phục vụ cho truy cập Internet tốc độ cao. Mạng di động phủ sóng rộng khắp đến các xã tạo điều kiện thuận lợi về thông tin liên lạc cho nhân dân.
e. Giáo dục - đào tạo:
Thọ Xuân là một trong những huyện có công tác giáo dục đạt kết quả cao của tỉnh. Cùng với sự phát triển của toàn ngành giáo dục, trình độ dân trí đã được nâng lên rõ rệt, giáo dục miền núi được quan tâm phát triển, công tác xây dựng trường lớp gắn liền với chủ trương kiên cố hoá trường học đã đạt được nhiều thành quả quan trọng. Hệ thống trường lớp từ bậc học Mầm non đến Trung học cơ sở đã phủ kín trên địa bàn các xã. Công tác xã hội hoá giáo