I. Đặt vấn đề
6. Kết cấu của khóa luận
1.2. Tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền
1.2.5. Tổ chức công tác báo cáo kế toán phần hành kế toán vốn bằng tiền
Báo cáo là phƣơng pháp đƣợc kế toán sử dụng để trình bày các nội dung thông tin đƣợc cung cấp từ hệ thống thông tin kế toán. Các thông tin kế toán đƣợc phân loại, phân tích, tổng hợp và trình bày trên các báo cáo, giúp ngƣời sử dụng có đƣợc các thông tin cần thiết trong quá trình ra quyết định.
Tổ chức hệ thống báo cáo đầy đủ, chính xác và kịp thời các yêu cầu về thông tin, phù hợp với quy trình và các quyết định của nhà quản lý, đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định.
Việc lập báo cáo kế toán là cung cấp thông tin về tình hình kinh tế, tài chính của doanh nghiệp cho các đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các đối tƣợng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có mục đích sử dụng thông tin khác nhau nên yêu cấu về nội dung trên báo cáo kế toán cũng sẽ khác nhau.
Để đáp ứng các yêu cầu khác nhau của các đối tƣợng sử dụng báo cáo kế toán, báo cáo kế toán đƣợc chia thành hai loại khác nhau: Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán tài chính (báo cáo tài chính), báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán quản trị (báo cáo quản trị hay báo cáo nội bộ).
1.2.5.1. Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán tài chính
Theo Điều 3 Luật Kế toán 2017: “Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán đƣợc trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán”.[3,]
Báo cáo kế toán tài chính là báo cáo kế toán mang tính thống nhất, bắt buộc và có giá trị pháp lý cao. Đây là các báo cáo doanh nghiệp phải lập và nộp theo địa chỉ và thời hạn quy định nhằm cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô, công tác thống kê và thông tin kinh tế, cũng nhƣ phục vụ cho công tác phân tích hoạt động kinh kế và tại chính tại doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các dòng tiền trong kỳ kế toán, giúp ngƣời sử dụng, phân tích và đánh giá tình ình tài chính và tình hình kinh doanh trong kỳ kế toán và dự đoán các dòng tiền trong tƣơng lai. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để đƣa ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán tài chình bao gồm: -Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
-Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh -Bảng cân đối tài khoản
-Thuyết minh báo cáo tài chính (không bắt buộc).
Trên báo cáo tài chính cụ thể là trên bảng cân đối kế toán, vốn bằng tiền đƣợc thể hiện ở chỉ tiêu “tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền” mã số 110.
Trên báo cáo lƣu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền thu, dòng tiền chi và dòng tiền thuần của vốn bằng tiền từ hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ và hoạt động tài chính tại một thời điểm.
- Chỉ tiêu “tiền mặt” số hiệu TK 111 chi tiết “Tiền Việt Nam” số hiệu TK 1111 và “Ngoại tệ” số hiệu TK 1112
- Chỉ tiêu “Tiền gửi Ngân hàng” số hiệu TK 112 chi tiết “Tiền Việt Nam” số hiệu TK 1121 và “Ngoại tệ” số hiệu TK 1122.
Vậy nên, đối với phần hành kế toán vốn bằng tiền, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong công tác kế toán tài chính.
1.2.5.2. Báo cáo kế toán phục vụ công tác kế toán quản trị
Báo cáo quản trị đƣợc lập theo yêu cầu thông tin của nhà quản trị bên trong doanh nghiệp để họ đề ra các quyết định kinh tế. Các báo cáo này không cần dựa trên nguyên tắc, chuẩn mực hay chế tộ kế toán nhƣ báo cáo tài chính mà tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, yêu cầu quản lí, yêu cầu thông tin và trình độ của các nhà quản trị.
Nếu báo cáo tài chính là bắt buộc đối với hệ thống kế toán thì báo cáo quản trị là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định đối với quá trình quản trị doanh nghiệp. Do vậy, báo cáo quản trị xuất phát từ quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà quản trị các cấp của doanh nghiệp.
Báo cáo kế toán phục vụ cho công tác kế toán quản trị có thể bao gồm một số loại báo cáo sau:
- Báo cáo tồn quỹ tiền mặt
- Báo cáo tình hình thu, chi chi tiết tiền mặt - Báo cáo tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt
1.2.5.3. Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh quá trình hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính, cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế có ảnh hƣởng đến tình hình tiền tệ của doanh nghiệp. Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ đƣợc lập trên cơ sở cân đối thu chi tiền mặt, phản ánh việc hình thành và sử dụng lƣợng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin, đánh giá khả năng kinh doanh tạo ra tiền của doanh nghiệp, chỉ ra đƣợc mối liên quan giữa lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng, phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp và dự đoán đƣợc kế hoạch thu chi tiền cho kỳ tiếp theo.
* Mục đích phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Đánh giá sự bền vững của dòng tiền doanh nghiệp, khả năng tạo tiền và sự phù hợp của dòng tiền so với chiếc lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đánh giá sự thịnh vƣợng hay khó khăn về dòng vốn của doanh nghiệp trong từ thời kỳ. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh mà không ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp hay không.
* Nội dung phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ
- Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
+ Xác định các thành phần chính của lƣu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, việc tăng hay giảm các khoản phải thu, hàng tồn kho, phải trả,… có thể cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tiền hay tạo ra tiền.
+ Lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh dƣơng hay âm: Nếu âm, tìm nguyên nhân nhƣ: do doanh nghiệp mới thành lập, đang trong giai đoạn phát triển nên cần tiền đầu tƣ; do bị lỗ trong hoạt động kinh doanh; do năng lực quản lý hàng tồn kho hoặc chính sách về hàng tồn kho, do phải thu không hiệu quả… Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm, doanh nghiệp sẽ phải dùng dòng tiền từ hoạt động tài chính (đi vay hoặc phát hành thêm cổ phiếu) để bù đắp cho khoản tiền bị thiếu hụt. Nếu tình trạng này kéo dài, chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán, trả nợ vay.
+ So sánh lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh với lợi nhuận trƣớc thuế và doanh thu thuần (cao hơn hay thấp hơn, diễn biến cùng chiều hay ngƣợc chiều qua các năm, và tìm nguyên nhân diễn biến ngƣợc chiều). Đây là một dấu hiệu để kiểm tra chất lƣợng doanh thu. Nếu doanh nghiệp có
lợi nhuận trƣớc thuế và doanh thu thuần cao, nhƣng lƣu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh lại rất thấp, chứng tỏ chất lƣợng doanh thu của doanh nghiệp có thể không cao (do không tạo tiền cho hoạt động kinh doanh mà chỉ là lợi nhuận trên sổ sách).
- Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ: Đánh giá các hoạt động mua sắm tài sản bằng tiền của doanh nghiệp: Bao nhiêu tiền đầu tƣ vào tài sản (bất động sản, nhà xƣởng, máy móc thiết bị…); bao nhiêu tiền đƣợc đầu tƣ góp vốn vào các đơn vị khác; và bao nhiêu tiền đƣợc đầu tƣ vào các tài sản có tính thanh khoản cao hơn nhƣ mua các công cụ nợ của các đơn vị khác. Đồng thời, phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động đầu tƣ cũng cho biết dòng tiền thu đƣợc từ việc thanh lý, bán các loại tài sản nêu trên. Nếu doanh nghiệp đang tiến hành đầu tƣ vốn lớn, cần xem xét nguồn tiền nào đƣợc sử dụng để bù đắp cho các hoạt động đầu tƣ này (ví dụ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh hay từ hoạt động tài chính).
- Phân tích lƣu chuyển tiền từ hoạt động tài chính:
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính là van điều phối tiền cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tƣ, đồng thời cũng tự giải quyết các nghĩa vụ trả nợ đến hạn bằng các nguồn tài chính khác.
+ Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính nhằm đánh giá doanh nghiệp hiện đang thừa hay thiếu tiền, qua đó đánh giá đƣợc chính sách huy động vốn (huy động gián tiếp từ các tổ chức tài chính qua việc nhận tiền vay hay trả nợ vay ngân hàng; hoặc huy động trực tiếp từ chủ sở hữu qua việc nhận vốn góp chủ sở hữu hay trả lại vốn góp cho chủ sở hữu) và chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp (trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng hình thức khác nhƣ cổ phiếu thƣờng).
Ngoài ra việc phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ còn đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp phân tích tỷ số
+ Phân tích thông qua hoạt động kinh doanh Công thức:
HĐKD = Tổng lƣu chuyển tiền từ các hoạt động
Ý nghĩa: Xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động kinh doanh so với tổng lƣu chuyển tiền từ các hoạt động để biết đƣợc có bao nhiêu phần trằn dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lƣu chuyển tiền từ các hoạt động.
Tỷ trọng dòng tiền thu từ
HĐKD =
Dòng tiền thu từ HĐKD
Tổng dòng tiền thu từ các hoạt động
Ý nghĩa: Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động kinh doanh với tổng lƣợng tiền công ty tạo ra.
Tỷ trọng dòng tiền chi từ HĐKD
Dòng tiền chi từ HĐKD
= Tổng dòng tiền chi từ các hoạt động Ý nghĩa: Tỷ số phản ánh việc sử dụng tiền trong hoạt động kinh doanh so với tồng lƣợng tiền mà công ty sử dụng.
+ Phân tích thông qua hoạt động đầu tƣ:
- Tỷ trọng lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tƣ - Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tƣ - Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tƣ + Phân tích thông qua hoạt động tài chính:
- Tỷ trọng lƣu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính - Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính - Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính