Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học (Trang 28)

6. Các phương pháp nghiên cứu

1.7. Thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số

số cho học sinh trường tiểu học Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh PhúThọ

Để nắm được thực trạng về việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh trường Tiểu học Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ chúng tôi tiến hành một số công việc sau:

1.7.1. Mục đích điều tra

Bước đầu tìm hiểu thực trạng về rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh trường Tiểu học Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

1.7.2. Đối tượng điều tra

Giáo viên đang trực tiếp giảng dạy và học sinh lớp 4A và 4C trường Tiểu học Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

1.7.3. Phương pháp điều tra

- Phương pháp phỏng vấn - phương pháp quan sát

- Phương pháp phát phiếu điều tra - Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

1.7.4. Nội dung điều tra

Để tìm hiểu việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho HS tiểu học chúng tôi đã tiến hành điều tra trên quy mô nhỏ đối với các giáo viên trường Tiểu học Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ

- Tìm hiểu nhận thức của giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh.

- Tìm hiểu việc sử dụng các biện pháp rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh.

- Xác định những khó khăn của giáo viên tiểu học khi rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.

- Tìm hiểu nguyên nhân của các khó khăn của học sinh khi giải các bài toán về số và chữ số.

1.7.5. Kết quả điều tra

a. Đối với giáo viên

Qua thăm dò từ phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi thu được kết quả sau:

- 35,71% (15/42) giáo viên được khảo sát cho rằng việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh là rất quan trọng.

- 71,42% (30/42) giáo viên được khảo sát cho rằng việc rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh là quan trọng.

- 11, 90% (5/42) giáo viên được khảo sát cho rằng việc rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh là chưa quan trọng.

- 88,09% (37/42) giáo viên đưa ra được biện pháp thường xuyên củng cố kiến thức, phương pháp giải các bài toán về số và chữ số cho HS.

- Trên 59,52% (25/42) giáo viên được khảo sát cho rằng không đủ thời gian rèn luyện kỹ năng giải các bài toán toán cho HS tiểu học.

- Trên 90,47% (38/42) giáo viên cho rằng mục đích của việc rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số là củng cố các kiến thức về số, cấu tạo số, rèn luyện tư duy, suy luận.

b. Đối với học sinh

Qua tìm hiểu, trao đổi với HS về khó khăn sai lầm khi giải các bài toán về số và chữ số chúng tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

- Một số HS còn mắc sai lầm trong phân biệt số và chữ số, đôi khi còn đọc sai, viết sai các số nhất là trong các trường hợp ngoại lệ.

- Đối với các bài toán toán về cấu tạo số khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức để suy luận, biến đổi còn khó khăn, việc nhận dạng các bài toán để có phương pháp giải thích hợp còn lúng túng…

Qua khảo sát thực trạng, chúng tôi rút ra một số kết luận trong rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số như sau:

Một số giáo viên còn phụ thuộc nhiều vào sách hướng dẫn giáo viên, do nhiều nguyên nhân giáo viên chưa đi sâu khai thác các bài toán về số và chữ số.

Do trình độ của học sinh trong một lớp không đồng đều, thời gian giảng dạy lại hạn chế. Do đó GV còn thiếu các biện pháp thích hợp trong việc dạy học các bài toán về số và chữ số, nhất là các bài toán nâng cao.

Học sinh còn mắc sai lầm trong kỹ năng đọc, viết các số, phân tích số và khả năng huy động kiến thức để giải các bài toán về cấu tạo số.

Đa số GV cho rằng mục đích của việc rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số là củng cố các kiến thức, rèn luyện tư duy và suy luận logic cho học sinh.

Nguyên nhân của các khó khăn

Qua tìm hiểu chúng tôi biết được các hạn chế, khó khăn của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.

- HS chưa nắm vững kiến thức, các quy định đọc viết số.

- Khi hướng dẫn HS giải các bài toán về số và chữ số giáo viên chưa đi sâu hướng dẫn HS tìm ra cách giải phù hợp.

- Một số em chưa hứng thú, thiếu sự chú ý, chưa tích cực tham gia vào giờ học nên chưa hiểu bài, dẫn đến không làm được bài.

- Tư duy của các em còn cụ thể, việc tiếp thu các con số trừu tượng gặp nhiều trở ngại, lúng túng thiếu tự tin.

- Thời gian giảng dạy trên lớp ít, khối lượng kiến thức nhiều, ít có thời gian rèn luyện lại các kiến thức đã học.

- Việc tìm ra các biện pháp hợp lý để hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học về số và chữ số cũng chưa được chú trọng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học, chúng tôi xin rút ra một số kết luận:

1. Phần lớn giáo viên nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học.

2. Học sinh còn mắc sai lầm trong việc giải các bài toán về số và chữ số: như đọc viết số, kỹ năng biến đổi.

3. Mặc dù giáo viên đã sử dụng một số biện pháp trong rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số, song chưa đầy đủ và hệ thống.

4. Qua điều tra chúng tôi cũng thấy được những khó khăn của giáo viên, học sinh tiểu học trong việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.

Xuất phát từ các lý do trên việc tìm ra các biện pháp hợp lý để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học là hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIẢI CÁC BÀI TOÁN VỀ SỐ VÀ CHỮ SỐ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Cơ sở của các biện pháp

Để đạt được mục tiêu dạy học môn toán ở tiểu học nói chung, dạy học các nội dung về số tự nhiên và chữ số trong chương trình toán ở tiểu học. Việc tìm ra những con đường, cách thức để truyền tải nội dung kiến thức giúp cho HS trở thành con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng là một nhiệm vụ hết sức nặng nề và vinh quang của các nhà trường, các thầy cô giáo và là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy việc đề ra các biện pháp cách thức tổ chức rèn luyện kỹ năng giải toán xuất phát từ:

Về thực tiễn: Trong QTDH toán một số GV chưa có đầy đủ các biện pháp cụ thể để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số. Việc tìm ra các biện pháp hợp lý để hướng dẫn học sinh trong quá trình dạy học về số và chữ số cũng chưa được chú trọng. Thực trạng PPDH hiện nay ở trường tiểu học hiện nay vẫn còn ảnh hưởng nhiều bởi xu hướng DH truyền thống, không khuyến khích được tinh thần tích cực chủ động của HS trong DH nói chung dạy học giải toán nói riêng; Hơn nữa, GV chưa chú ý khai thác triệt để tác dụng của mỗi dạng toán nói chung, các bài toán về số và chữ số nói riêng cũng như phương pháp giải chúng, việc chú ý tới rèn luyện kĩ năng giải toán cho các đối tượng HS trong cùng lớp cũng còn những hạn chế. Hơn nữa tư duy của học sinh tiểu học nói riêng cũng như các kĩ năng muốn phát triển đòi hỏi phải có những biện pháp tác động hợp lý vào chính họ.

Mặt khác trong giai đoạn đoạn hiện nay trước những đổi mới của đất nước, đòi hỏi những con người có đầy đủ năng lực, năng động sáng tạo để đáp ứng được yêu cầu của Đảng và nhà nước cũng như toàn xã hội.

2.2. Những nguyên tắc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học

Đây là nguyên tắc không thể thiếu trong việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học. Nội dung các biện pháp cần định hướng tới mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói chung, dạy học về số và chữ số cho học sinh tiểu học nói riêng. Giúp cho học sinh giải các bài toán về số và chữ số một cách hiệu quả, có căn cứ khoa học.

Bên cạnh đó thông qua các biện pháp rèn luện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh, giải quyết các vấn đề liên quan về số và chữ số có căn cứ khoa học. Thông qua các biện pháp chú ý khả năng giáo dục, giáo dưỡng nhiều mặt của môn toán nói chung, những kiến thức kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số nói riêng.

2.2.2. Đảm bảo tính mục đích và giáo dục môn toán ở tiểu học nói chung, mục đích rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh mục đích rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học nói riêng

Các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học phải đảm bảo mục đích và nhiệm vụ giáo dục môn toán ở tiểu học:

Trang bị cho HS các kiến thức, kỹ năng về tính và giải toán. Đồng thời giúp HS phát triển tư duy logic, bồi dưỡng và phát triển các thao tác trí tuệ cần thiết để nhận thức thế giới hiện thực như trừu tượng hóa, khái quát hóa, phân tích và tổng hợp, so sánh dự đoán. Giúp HS rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, giáo dục ý chí và những đức tính tốt như cần cù nhẫn nại, ý thức vượt khó. Bên cạnh đó các biện pháp đề ra cũng định hướng giúp HS có những kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số như đọc, viết số, phân tích cấu tạo số, so sánh số, phương pháp giải các dạng toán về số và chữ số, khắc phục những sai lầm trong giải các bài toán về số và chữ số.

2.2.3. Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắctrong rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số giải các bài toán về số và chữ số

Môn toán là một trong những môn học có tính hệ thống chặt chẽ. Do đó các biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán cần đảm bảo tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong rèn luyện kiến thức kỹ năng giải toán cho học sinh góp phần giúp HS nắm chắc kiến thức, mối quan hệ giữa các kiến thức, kỹ năng trong tổng thể chương trình môn toán ở tiểu học nói chung, các kiến thức, kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số nói riêng, muốn vậy GV phải xác định rõ vị trí từng biện pháp trong rèn luyện các kỹ năng giải các bài toán cho học sinh. Đồng thời các biện pháp rèn kỹ năng cũng tạo điều kiện cho HS phát triển theo khả năng của mình. Sự vững chắc của kiến thức và kỹ năng của môn toán đòi hỏi phải củng cố, ôn tập, thực hành thường xuyên và phải học tập, tập trung vào những nội dung cơ bản, trọng tâm nhất của chương trình trên cơ sở đó từng bước khai thác sâu các kiến thức, kỹ năng môn toán nói chung, các kiến thức kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số nói riêng.

2.2.4. Đảm bảo tính khả thi trong dạy học rèn kỹ năng giải toán đối với học sinh tiểu học

Việc đề xuất các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cần đảm bảo định hướng mục tiêu hiệu quả của quá trình dạy học toán ở tiểu học, cũng như quá trình dạy học số và chữ số. Tuy nhiên không được làm thay đổi tới cấu trúc nội dung, yêu cầu về mức độ kiến thức, kỹ năng cần đạt của học sinh, kế hoạch dạy học hiện hành. Ngoài ra nội dung các biện pháp đề xuất rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học cũng có thể thực hiện đối với GV và đối với HS. Tuy nhiên để các các biện pháp có tính khả thi cũng phải tính đến các điều kiện hỗ trợ: Như các tài liệu tham khảo, phương tiện kỹ thuật, trình độ của đội ngũ giáo viên...Đây cũng là một yêu cầu quan trọng để có thể đảm bảo được tính khả thi và tính hiệu quả trong dạy học.

2.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học

2.3.1. Củng cố, đào sâu các kiến thức về số và chữ số trong quá trình dạy học toán ở tiểu học học toán ở tiểu học

Việc củng cố cho học sinh phương pháp, các bước giải toán về số và chữ số là một việc làm có tầm quan trọng đặc biệt trong việc củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh. Khi nắm vững được các kiến thức, phương pháp giải toán, HS sẽ dễ dàng trong việc phát hiện và giải quyết bài toán.

Để củng cố và khắc sâu kiến thức về số và chữ số biện pháp tối ưu nhất đó là thường xuyên thực hành luyện tập giải các bài toán sau khi học sinh được học các kiến thức liên quan về số và chữ số. Đồng thời cũng cần tăng cường ôn tập hệ thống hóa kiến thức về số và chữ số. Việc củng cố, đào sâu các kiến thức về số và chữ sốgiúp học sinh: Nắm vững các kiến thức về số và chữ số và những kiến thức liên quan. Góp phần phát triển năng lực tư duy cho HS, đặc biệt tư duy sáng tạo và logic...Kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức về số và chữ số.

Trong luyện tập, thực hành, các bài tập đi từ đơn giản đến phức tạp, cuối cùng nên có những bài tập mức độ nâng cao, tổng hợp kiến thức. GV nên ra bài mẫu và giải bài mẫu một cách rõ ràng cần thận, mẫu mực để HS bắt chước. Cần chú ý thay đổi hình thức luyện tập để gây hứng thú học tập cho các em. Trong thực hành, luyện tập cần chú ý:

- Giúp HS nhận ra kiến thức đã học hoặc một số kiến thức mới nếu có. - Giúp học sinh tự luyện tập, theo khả năng của từng HS.

- Tạo sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS.

- Tập cho HS có thói quen tự kiểm tra đánh giá kết quả thực hành, luyện tập. - Tập cho HS tìm nhiều phương án giải quyết và lựa chọn phương án hợp lý của bài tập, không nên thỏa mãn với kết quả đã đạt được.

Trước hết cần GV cần hướng dẫn học sinh hệ thống lại một số kiến thức quan trọng giúp cho việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về sô và chữ số đạt kết quả tốt:

a) Khi viết số tự nhiên người ta dùng 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)