Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học (Trang 65 - 66)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5. Tổ chức thực nghiệm

3.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành soạn giáo án các bài trong nội dung dạy thực nghiệm theo các phương pháp đã chọn (Nội dung đề kiểm tra ở phần phụ lục).

3.5.2. Triển khai thực nghiệm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu một số đặc điểm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, kết quả như sau:

Theo kết quả điều tra ban đầu thì trình độ học sinh ở 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là tương đối đều.

Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm dạy 2 tiết và cho HS làm hai bài kiểm tra. Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của hai lớp 4A và 4C về kế hoạch cụ thể cho quá trình thực nghiệm.

Trong quá trình dạy thực nghiệm chúng tôi sử dụng các biện pháp một số biện pháp rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số, với một số bài toán cơ bản và nâng cao về số và chữ số trong sách giáo khoa hiện hành và sách bài tập nâng cao.

Trong quá trình dạy học, giải toán, chúng tôi đã lưu ý tạo tình huống gợi mở vấn đề cho học sinh, khi học sinh đã giải quyết được vấn đề đặt ra trong bài toán, chúng tôi củng cố các kỹ năng giải toán, khắc sâu kiến thức cho học sinh về việc giải các toán về số và chữ số.

Sau các tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 trong thời gian 40 phút.

Đối với nhóm đối chứng, giáo viên vẫn dạy những giờ dạy bình thường theo chương trình và thời khóa biểubcủa nhà trường quy định. Chúng tôi đã chuẩn bị bài kiểm tra và cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 giống với nhóm thực nghiệm.

3.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.3.1. Đánh giá định tính

Chúng tôi tham khảo những ý kiến nhận xét đánh giá thông qua việc quan sát, phỏng vấn, trao đổi với giáo viện chủ nhiệm lớp, các thầy cô giáo tham gia dự giờ, ý kiến của ban giám hiệu nhà trường. Ngoài ra, chúng tôi quan sát những biểu hiện của HS nhóm thực nghiệm trong thực hiện các yêu cầu giải toán của học sinh trong học tập.

3.5.3.2. Đánh giá định lượng

Các số liệu về điểm của bài kiểm tra được tập hợp và xử lý thông qua so sánh tỉ lệ.

Tiêu chí đánh giá:

Sau khi áp dụng một số biện pháp rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số, học sinh phát triển được năng lực giải toán, kỹ năng thực hành giải các bài toán. Chúng tôi đã xây dựng thang điểm đánh giá như sau:

- Hoàn thành tốt: Bài làm đạt 9 - 10 điểm. - Hoàn thành: Bài làm đạt 7 - 8 điểm. - Chưa hoàn thành: Bài làm dưới 5 điểm.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)