6. Các phương pháp nghiên cứu
2.3. Các biện pháp rèn luyện kỹ năng năng giải các bài toán về
2.3.4. Tập luyện cho học sinh tự lập đề bài toán về số và chữ số
Việc yêu cầu HS tự lập đề toán rất thường gặp ở tiểu học. Việc đó không những giúp các em phát triển tư duy độc lập, mà còn giúp phát triển tính linh hoạt, sáng tạo của tư duy, phát triển ngôn ngữ. Hơn nữa, cho các em tự lập đề toán còn gây hứng thú học tập, làm cho các em nắm vững hơn cấu trúc, cách giải của bài toán. Những GV có kinh nghiệm đều coi việc HS có thể tự lập được đề bài toán (theo các yêu cầu) hay không là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xem học sinh đã thực sự nắm được “dạng toán mới” chưa?
Việc cho học sinh tự lập đề toán có thể tiến hành từ thấp đến cao, với những hình thức sau:
Đưa ra đề toán thiếu số liệu, HS tự tìm số liệu, điền vào rồi giải. Đưa ra đề toán thiếu câu hỏi, HS tự đặt câu hỏi rồi giải.
Cho tự lập đề toán dựa theo tóm tắt bằng sơ đồ, hình vẽ. Tự lập đề toán theo một cách giải đã cho sẵn.
Cho tự lập đề toán tương tự với bài vừa làm. Cho tự lập đề toán theo tên của dạng toán.
Cho tự lập đề toán theo yêu cầu của giáo viên, dựa vào những điều quan sát được, những số liệu tự thu thập được.
Trong tự lập đề bài toán giáo viên cần hướng dẫn học sinh: Đề bài toán phải đầy đủ dữ kiện, nghĩa là không thừa, không thiếu, không chứa mâu thuẫn. Câu hỏi phải rõ ràng, số liệu phải phù hợp với thực tế. Ngôn ngữ của đề toán phải ngắn gọn, mạch lạc, nội dung của đề toán phải tương thích với yêu cầu của tiết học, chương trình. Nội dung của các đề toán phải đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
Ví dụ 2.44. Điền chữ còn thiếu vào chỗ chấm
a) Cho số 1450. Xóa bỏ chữ số 0 ở số 1450 được số ... so với số đã cho: b) Cho số 1450. Viết thêm một chữ số 3 vào bên phải số đó được số ... so với số đã cho:
c) Cho số 1450. Đổi chỗ hai chữ số 4 và 5 cho nhau thì được số... so với số ban đầu
Bài giải
a) Cho số 1450. Xóa bỏ chữ số 0 ở số 1450 được số mới giảm đi 10 lần so với số đã cho.
b) Cho số 1450. Viết thêm một chữ số 3 vào bên phải số đó được số mới tăng lên bao nhiêu đơn vị so với số đã cho:
c) Cho số 1450. Đổi chỗ hai chữ số 4 và 5 cho nhau thì được số tăng lên hay giảm đi bao nhiêu đơn vị so với số đã cho.
Ví dụ 2.45. Đặt câu hỏi để hoàn chỉnh bài toán, rồi giải: Cho số có 3 chữ số. Nếu xóa chữ số hàng trăm của một số có 3 chữ số đi thì được số mới giảm đi 7 lần so với số ban đầu...
Đề bài: Cho số có 3 chữ số. Nếu xóa chữ số hàng trăm của một số có 3 chữ số đi thì được số mới giảm đi 7 lần so với số ban đầu. Tìm số có 3 chữ số.
Ví dụ 2.46. Lập đề bài toán có cách giải sau:
Gọi số tự nhiên có 4 chữ số là abcd a( 0, 0a b c d, , , 10) - Khi viết thêm chữ số 5 vào bên trái số abcd có số 5abcd
- Ta có: 5abcd5000abcd từ đó 5abcd5000abcd 5abcdabcd 50000
Vậy số mới tăng thêm 50000 so với số đó.
Quan sát bài toán học sinh thấy số mới tăng thêm 50000, số ban đầu là số có 4 chữ số, viết thêm chữ số 5. Từ đây học sinh có thể đặt đề bài toán :
Khi viết thêm chữ số 5 vào bên trái một số có 4 chữ số thì được số mới lớn hơn số đó bao nhiêu đơn vị?
Ví dụ 2.47. Cho tự lập đề toán tương tự với bài vừa làm.
Từ bài vừa làm: Khi viết thêm chữ số 5 vào bên trái một số có 4 chữ số thì được số mới lớn hơn số đó bao nhiêu đơn vị?
GV có thể hướng dẫn học sinh ra bài toán sau, song cần cho học sinh giải để kiểm tra xem bài toán có đáp số hay không
Chẳng hạn: Khi viết thêm chữ số 6 vào bên trái một số có 4 chữ số thì được số mới lớn hơn số đó bao nhiêu đơn vị?
Ví dụ 2.48. Sau khi giải bài toán: Khi viết thêm chữ số 2 vào bên phải một số tự nhiên có ba chữ số thì số đó tăng thêm 4106 đơn vị. Tìm số có ba chữ số đó.
Bài giải
Gọi số cần tìm là , ta có =
Từ bài toán trên có thể hướng dẫn HS thiết kế các bài toán tương tự:
- Tìm số có ba chữ số biết rằng nếu viết thêm chữ số 2 vào bên phải số đó được số mới lớn hơn số phải tìm 1793 đơn vị.
- Tìm số có ba chữ số biết rằng nếu viết thêm số 94 vào bên phải số đó được
số mới lớn hơn số phải tìm 1975 đơn vị.
Ví dụ 2.49. Cho tự lập đề toán dựa theo tóm tắt bằng sơ đồ 1 phần
ab :
12ab:
26 phần
Dựa vào sơ đồ : số 12ab gấp bao nhiêu lần số ab, số 12ab có được từ số ab
bằng cách nào? 12ab ? ab. Từ đó yêu cầu HS đặt đề toán :
Khi viết thêm số 12 vào bên trái một số tự nhiên có hai chữ số thì số đó tăng gấp 26 lần.
Ví dụ 2.50. Hãy lập đề toán theo dạng viết số tự nhiên từ các chữ số.
Khi lập đề toán dạng này cần lưu ý HS: Chữ số là các kí hiệu dùng để biểu thị, ghi lại các chữ số. Có 10 chữ số là 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Khi ghép các chữ số theo các cách khác nhau ta có vô số các số. Chữ số hàng cao nhất phải khác 0.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, chúng tôi đã nghiên cứu, tổng hợp được một số kết quả sau:
1. Cơ sở của việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.
2. Đề xuất nguyên tắc xây dựng các biện pháp rèn luyện kỹ rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.
3. Xây dựng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số :
- Củng cố, đào sâu các kiến thức về số và chữ số trong quá trình dạy học toán ở tiểu học.
- Tổ chức hướng dẫn học sinh phát hiện và sửa chữa các sai lầm trong dạy học về số và chữ số.
- Tổ chức phân dạng các bài toán về số và chữ số.
- Tập luyện cho học sinh tự lập đề bài toán về số và chữ số.
4. Tổng hợp và thiết kế 50 bài toán làm ví dụ minh họa cho các biện pháp rèn luyện kỹ rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.