CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.6. Kết quả thực nghiệm
3.6.1. Kết quả trước khi thực nghiệm đầu vào của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng nhóm đối chứng
Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra đầu vào của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Mức độ Số lượng % Số lượng %
Hoàn thành tốt 10 35,71 9 32,14
Hoàn thành 13 46,44 14 50,01
Chưa hoàn thành 5 17,85 5 17,85
Tổng 28 100 28 100
Biểu đồ 3.1. Kết quả kiểm tra đầu vào của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Sau khi sử dụng hệ thống các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các toán về số và chữ số cho học sinh nhóm thực nghiệm (lớp 4A). Còn với nhóm đối chứng (lớp 4C) không sử dụng hệ thống các biện pháp rèn kỹ năng giải các toán về số và chữ số tại trường Tiểu học Trung Nghĩa - huyện Thanh Thủy - tỉnh Phú Thọ. Chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả đầu ra bằng 1 bài kiểm tra và thu được kết quả như sau:
3.6.2. Kết quả sau khi thực nghiệm
a) Đánh giá định tính
Sau quá trình tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận định tính:
Qua 2 tiết giảng dạy thực nghiệm, sử dụng phiếu thăm dò ý kiến các giáo viên dự giờ. Trong tiết học thực nghiệm có sử dụng biện pháp rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số: Học sinh tích cực, chủ động, sôi nổi hưởng ứng và khám phá phương pháp giải toán này, giờ học sôi nổi bởi những ý kiến tranh luận của của học sinh khi tham gia đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hứng thú, đặc biệt là khả năng lôi cuốn học sinh tích cực hoạt động, tự học cao hơn. Nhiều học sinh có năng khiếu toán đã chủ động khám phá tìm tòi, khai thác các bài toán.
b) Đánh giá định lượng
Bảng 3.2. Bảng kết quả kiểm tra đầu ra
Đối tượng Mức độ
Nhóm thực nghiệm (4A) Nhóm đối chứng (4C)
Số lượng % Số lượng %
Hoàn thành tốt 12 42.58 8 28.57
Hoàn thành 15 53.85 13 46.43
Chưa hoàn thành 1 3.57 7 25
Biểu đồ 3.2. Kết quả kiểm tra đầu ra của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
Quá số liệu thống kê trong bảng và biểu đồ thấy được sự thay đổi rõ rệt về mức độ hoàn thành sau quá trình thực nghiệm các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các toán về số và chữ số. Với mức độ yêu cầu của bài kiểm tra số 2 nâng cao hơn so với bài kiểm tra số 1, học sinh ở nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn so với nhóm đối chứng, hầu hết học sinh của nhóm thực nghiệm biết cách làm bài toán, biết phân loại dạng các bài toán về số và chữ số thành những dạng toán nhỏ, biết thực hiện các bước và trình bày lời giải theo đúng qui định.
Nhóm thực nghiệm:
- Tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tăng rõ rệt. Kết quả kiểm tra đầu vào (trước khi tiến hành thực nghiệm) mức hoàn thành đạt 82,15%; kết quả kiểm tra đầu ra (sau khi thực nghiệm), mức hoàn thành đạt 96,43%, tăng lên 14,28%. Mức chưa hoàn thành giảm từ 17,85% xuống 3,57%, giảm xuống 14,28%.
Nhóm đối chứng:
Trước thực nghiệm mức độ hoàn thành là 82,15%, sau khi thực nghiệm, mức độ hoàn thành là 75%, mức chưa hoàn thành tăng từ 17,85% lên 25%.
3.6.3. Đánh giá kết quả sau thực nghiệm
Qua việc vận dụng các biện pháprèn luyện kỹ năng giải các toán về số và chữ số, chúng tôi nhận thấy kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số của học sinh được nâng lên, giúp học sinh có thái độ hứng thú, tích cực trong học tập.
Khi tiếp cận với các dạng toán về số và chữ số học sinh không còn bỡ ngỡ, lúng túng, ít mắc sai lầm, biết cách nhận dạng bài toán, lựa chọn cách giải.
Thông qua kết quả kiểm tra đầu vào, đầu ra đối với hai nhóm đối chứng và thực nghiệm thể hiện qua bảng tần suất, biêu đồ cho thấy mức độ hoàn thành của nhóm thực nghiệm cao hơn nhiều hơn so với nhóm đối chứng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thực nghiệm sư phạm bao gồm các nội kiểm tra đầu vào, thực nghiệm giảng dạy một số tiết, kiểm tra đầu ra thu thập các số liệu thể hiện dưới dạng bảng tần số và biểu diễn hình học các mẫu thông qua biểu đồ cột. Đồng thời phân tích và xử lý một số số liệu. Từ đó chúng tôi rút ra một số kết luận bước đầu về hiệu quả của biện pháp rèn các kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học: Sau thực nghiệm mức độ hoàn thành của nhóm thực nghiệm cao hơn so với nhóm đối chứng, tỉ lệ học sinh ở mức chưa hoàn thành ở thực nghiệm này thấp hơn so với nhóm đối chứng. Đồng thời so sánh kết quả trong nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm mức độ hoàn thành tăng lên đáng kể (từ 82,15 % lên 96,43%).
Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu cho phép chúng tôi việc tác động các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh có tính khả thi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đặt ra trong khóa luận, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu được các vấn đề sau:
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học.
2. Đề ra các nguyên tắc xây dựng hệ thống các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học.
3. Xây dựng được một số biện pháp rèn luyện và phát triển các kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh tiểu học.
4. Thực nghiệm sư phạm.
Kết quả thực nghiệm sự phạm cho phép khẳng định tính đúng đắn của việc sử dụng các biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số.
2. Kiến nghị
Qua việc nghiên cứu và triển khai thực nghiệm sư phạm một số nội dung của khóa luận chúng tôixin nêu một số kiến nghị đối với các trường tiểu học trong việc rèn luyện các kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh:
- Việc rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số là một quá trình tiến hành trong suốt bậc học tiểu học, bên cạnh rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số theo chuẩn kiến thức kỹ năng mà bộ đã qui định, cần đào sâu, mở rộng các kiến thức trong các giờ lên lớp cũng như trong các tiết học buổi hai, trong các tiết học bồi dưỡng học sinh có năng khiếu toán trong đó có sử dụng các biện pháp rèn luyện các kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số một cách hợp lý.
- GV cần thường xuyên sử dụng hệ các biện pháp rèn luyện các kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh trong suốt quá trình dạy học các nội dung về số và chữ số trong chương trình môn toán ở tiểu học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình Tiểu học mới, Nxb Giáo dục.
[2]. Vũ Quốc Chung, Đỗ Tiến Đạt, Đỗ Trung Hiệu (2006), Toán nâng cao tiểu học 4, Nxb Đại học sư phạm.
[3]. Trần Diên Hiển (2011), Giáo trình chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học , Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[4]. Trần Diên Hiển (2008), Thực hành giải toán tiểu học, Nxb ĐHSP, Hà Nội [5]. Trần Diên Hiển, (2008), Giáo trình chuyên đề rèn kĩ năng, giải toán tiểu học, Nxb Đại học sư phạm.
[6]. Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Hùng Quang, Kiều Đức Thành (2001), Phương pháp dạy học toán, phần Thực hành giải toán, Nxb Giáo dục
[7]. Đỗ Trung Hiệu, Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy, Vũ Quốc Chung (1995),
Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, Trường đại học sư phạm I, Hà Nội [8]. Đỗ Đình Hoan (Chủ biên) ( 2012), Sách giáo viên, sách bài tập toán tiểu
học, Nxb Giáo dục.
[9]. Nguyễn Bá Kim (2003), Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
[10]. Đào Thái Lai và nhóm tác giả (2006), Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, NXB Giáo Dục.
[11]. Bùi Minh Nhật, (2013), Những bài toán nâng cao 2,3,4,5, Nxb Bách Khoa, Hà Nội.
[12]. Phạm Đình Thực (2003), Phương pháp dạy học toán ở bậc Tiểu học, Nxb Giáo dục .
[13]. Phạm Viết Vượng, Lí luận dạy học ở tiểu học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[14]. Kurecxki V.A. (1973), Những cơ sở của tâm lý học sư phạm, tập 1, NXB Giáo dục.
[15]. Kurecxki V.A. (1981), Tâm lý năng lực toán của học sinh, tập 1, NXB Giáo dục.
[16]. Pôlia G. (1976), Sáng tạo toán học, người dịch: Phan Tất Đắc, Nguyễn Giản, Hồ Thuần, NXB Giáo dục, Hà Nội.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG
Đề tài: Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số cho học sinh Tiểu học.
1. Thông tin chung
- Họ và tên người cung cấp thông tin:
- Trường tiểu học Trung Nghĩa – huyện Thanh Thủy – tỉnh Phú Thọ - Họ tên người điều tra: Trần Hương Giang
2. Nội dung điều tra
Để nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh tiểu học nói chung, các bài toán về số và chữ số nói riêng kính mong quý thầy cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dầu (×) ô trống hoặc trả lời vào chỗ chấm sau câu hỏi.
Câu 1. Theo thầy (cô) vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng các biện pháp rèn luyện kĩ năng giải các bài toán về số (tự nhiên) và chữ số trong dạy học toán ở tiểu học như thế nào?
Rất quan trọng
Quan trọng Bình thường Câu 2. Theo thầy (cô) thường sử dụng các biện pháp nào trong rèn luyện kĩ năng giải các bài toán về số (tự nhiên) và chữ số trong dạy học toán ở tiểu học? ...
...
...
Câu 3. Theo các thầy (cô) học sinh thường mắc các sai lầm nào trong giải các bài toán về số và chữ số?
...
...
...
...
...
Câu 4. Khó khăn trong rèn luyện kĩ năng giải các bài toán về số (tự nhiên) và chữ số trong dạy học toán ở tiểu học? ...
...
...
...
...
Câu 5. Mục đích của việc rèn kỹ năng giải các bài toán về số và chữ số là: ... ... ... ... ...
Câu 6. Nguyên nhân của các khó khăn của học sinh khi giải các bài toán về số và chữ số là: ... ... ... ... ... .
PHỤ LỤC 2
GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM MÔN TOÁN
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Giúp học sinh nhận biết dạng và biết cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
2. Kỹ năng
- Học sinh thực hành giải toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
3. Thái độ
- Học sinh yêu thích môn học, vận dụng bài học vào cuộc sống, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
1. Ổn định lớp: Cả lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ: “Giới thiệu tỉ số” - Tiết toán trước các em học bài gì? - Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện. Viết tỉ số của m và n, biết
a) m = 5; n = 4 b) m = 1; n = 3 c) m = 2; n = 5 d) m = 4; n = 7 - Giáo viên nhận xét - HS hát -HS trả lời -HS thực hiện: a) 4 5 b) 3 1 c) 5 2 d) 7 4
3. Bài mới: a.Giới thiệu bài:
- Trong chương 5 các em sẽ được học tỉ số - một số bài toán liên quan đến tỉ số và tỉ lệ bản đồ.
- Vậy bạn nào cho cô biết tiết trước các em đã được học bài gì? Sau khi học bài tỉ số, cô có 1 bài toán muốn đố các em : Số học sinh nam lớp 4/2 ít hơn số học sinh nữa 5 người, trong đó số bạn nam bằng
4 3
số bạn nữ. Hỏi lớp 4/2 có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ?
Muốn tìm được 2 số đó thì hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu 1 dạng toán mới
“Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
b.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
*Bài toán 1:
- Nêu bài toán : Hiệu của 2 số là 24. Tỉ số của 2 số đó là
5 3
. Tìm 2 số đó.
- GV hướng dẫn học sinh phân tích đề: + Bài toán cho biết gì?
-HS trả lời
-HS lắng nghe
-HS đọc bài toán 1.
+ Bài toán cho biết hiệu 2 số là 24, tỉ số của 2 số là
5 3 .
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Bạn nào cho cô biết ở đây đề bài cho hiệu thì chúng ta sẽ thực hiện phép tính gì?
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tóm tắt: + Dựa vào tỉ số của 2 số, bạn nào cho cô biết số bé là bao nhiêu phần? số lớn bao nhiêu phần? + Tóm tắt sơ đồ đúng: ? Số bé: Số lớn: ?
- Hướng dẫn học sinh giải bài toán:
+Nhìn sơ đồ tóm tắt, cho biết hiệu của hai số là 24 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau?
+ Em làm thế nào để được 2 phần bằng nhau?
+ Để biết 24 tương ứng với bao nhiêu phần bằng nhau, chúng ta tính hiệu số phần của số bé và số lớn: 5 – 3 = 2 (phần). Ta nói, hiệu của hai số tương ứng với hiệu số phần bằng nhau.
+ Vậy, để tính được giá trị một phần, ta thực hiện như thế nào?
+ Yêu cầu tìm 2 số đó. -HS trả lời phép trừ - Ta biểu diễn số bé thành 3 phần bằng nhau và số lớn bằng 5 phần như thế. - 1 học sinh lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp. + 24 tương ứng với 2 phần bằng nhau + Đếm hoặc lấy 5 – 3 = 2 phần + Tính giá trị 1 phần, ta lấy 24 : 2 24
+ Theo sơ đồ, ta có số bé mấy phần? + Số bé có 3 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 12, vậy số bé bằng bao nhiêu?
+ Tương tự như vậy, chúng ta sẽ tìm số lớn. Số lớn bằng bao nhiêu? Bạn nào có cách tính khác để tính số lớn nữa không?
- Vậy muốn làm được bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó ta sẽ thực hiện các bước sau:
- Vẽ sơ đồ tóm tắt
- Tìm hiệu số phần bằng nhau.
- Tìm số bé
- Tìm số lớn.
- Đáp số
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài
*Bài toán 2: Viết hoặc dán giấy viết sẵn bài toán 2 lên bảng
- Nêu đề toán: Một hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 12m. Tìm chiều dàu, chiều rộng của hình đó, biết rằng chiều dài bằng chiều rộng.
- Gọi học sinh phân tích đề
- Hỏi học sinh bài toán thuộc dạng gì? Vì sao em biết? = 12 (phần) + Số bé có 3 phần bằng nhau + Số bé là: 12 3 = 36 + Số lớn: 12 x 5 = 60 hoặc 36 + 12 = 60. Bài giải Tổng số phần bằng nhau 5 – 3 = 2 (phần) Số bé là 24 : 2 3 = 36 Số lớn là 36 + 24 = 60 Đáp số: Số lớn: 60 Số bé: 36 - Đọc bài toán
- Phân tích đề bài toán
-Chiều dài là mấy phần? Chiều rộng là mấy phần?
- Gọi học sinh lên vẽ sơ đồ tóm tắt. - Hướng dẫn học sinh giải bài toán:
+ Theo sơ đồ tóm tắt, hiệu chiều dài và chiều rộng tương ứng với mấy phần? + 1 phần tương ứng với bao nhiêu mét? + Chiều dài dài bao nhiêu mét?
+ Chiều rộng dài bao nhiêu mét?
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở nháp, 1 học sinh làm bảng phụ.
- Trước khi làm bài bạn nào có thể nhắc lại cho cô các bước giải 1 bài toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
c.Luyện tập - thực hành
Bài tập 1: Gọi học sinh đọc bài tập 1 - Yêu cầu học sinh phân tích đề và nhận dạng bài toán
khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó,