2.1.2 .Đối tượng khảo sát
3.5. Tiến hành thử nghiệm
3.5.1. Chọn mẫu thử nghiệm
Việc lựa chọn mẫu TN được tiến hành ở 2 lớp MGB của trường MN Phong Châu theo nguyên tắc ngẫu nhiên.
Trường mầm non Phong Châu đóng trên địa bàn phường Phong Châu - Thị xã phú Thọ, tiếp nhận trẻ có độ tuổi từ 3 - 4tuổi. Chương trình CS và GD được thực hiện bởi các giáo viên có trình độ chuyên môn về GD MN theo Chương trình đổi mới nhất của Bộ GD & Đào tạo và Vụ GD MN. Trường MN Phong Châu chú trọng đến việc tập trung phát triển các kĩ năng, mang lại sự phát triển hài hòa giữa thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn, đồ dùng đồ chơi còn hạn chế, khuôn viên trường còn manh mún, đội ngũ giáo viên trẻ nên kinh nghiệm chưa cao, tuy nhiên trong những năm qua trường luôn tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo học các lớp Cao đẳng, Đại học, tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của Phòng, của Sở và đầu tư trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc nuôi dạy trẻ em
Nhìn chung, trình độ giáo viên ở cả 2 nhóm TN - ĐC là tương đương nhau, đều tốt nghiệp từ trung cấp sư phạm MN trở lên, thâm niên công tác 4 – 5 năm liên tục.
- Trẻ ở 2 nhóm TN và ĐC đều đang được GD theo chương trình MN 2009 do Bộ GD và đào tạo ban hành. Trẻ ở 2 nhóm có trình độ phát triển về nhận thức, thể lục tương đương nhau.
- Cơ sở vật chất của 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau.
Trong đó: Chúng tôi TN trên mẫu là 40 trẻ 3 – 4 tuổi lớp 3 Tuổi C1 và 40 trẻ lớp 4 Tuổi C2 trường Mầm non Phong Châu - Thị xã Phú Thọ - Tỉnh Phú Thọ
3.5.2. Đo đầu trước thử nghiệm
Đo đầu vào ở cả 2 nhóm TN và ĐC nhằm tìm hiểu mức độ KNVĐCB của trẻ trong HĐNT khi chưa thực hiện các biện pháp GD đã nêu ở Chương 2.
Chúng tôi dự giờ ở mỗi nhóm TN và ĐC 4 buổi HĐNT trong 2 chủ điểm: “Thế giới động vật”, “Giao thông” Có như vậy mới có thể quan sát hết được mức độ KNVĐCB của trẻ. Vì trong mỗi buổi chơi ngoài trời, ngoài trò chơi VĐ có sự tham gia của cả lớp thì nhiều khu vực mà không phải tất cả trẻ được chọn làm TN và ĐC đều tham gia chơi cùng 1 khu vực chơi, có trẻ còn thay đổi các khu vực chơi trong các buổi khác.
Chúng tôi ghi lại kết quả của cả 2 nhóm TN và ĐC, sau đó đánh giá mức độ KNVĐCB của trẻ trong HĐNT và tìm ra chỗ mạnh, yếu của giáo viên làm TN để có biện pháp bồi dưỡng thích hợp.
3.5.3. Tổ chức thử nghiệm
Sau khi đo đầu trước TN, chúng tôi chia trẻ làm hai nhóm và tiến hành TN tại một nhóm và sử dụng một nhóm làm ĐC.
3.5.3.1. Nhóm thử nghiệm
Áp dụng các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT, các biện pháp được TN đó là:
- Biện pháp 1: Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp với hoạt động rèn luyện KNVĐCB
Trong chương trình GDMN dành cho lứa tuổi 3 - 4 tuổi, cáctài liệu tham khảo, tuyển tập TCVĐ chúng tôi đã sưu tầm, lựa chọn được trên 50 TCVĐ phù hợp với mục đích rèn luyện các KNVĐCB. Ví dụ trò chơi “Mèo đuổi chuột” rèn luyện KNVĐ chạy, khả năng thăng bằng trong không không gian, sự phối hợp của các
nhóm cơ… Trò chơi “Bánh xe quay’ rèn luyện sự phối hợp của các kĩ năng chạy, đi, thăng bằng cho trẻ. Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm hoặc đi theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
-Biện pháp 2: Lập kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết của rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT.
Nhằm cụ thể hóa nội dung và hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ thông qua HĐNT nên chúng tôi tiến hành lập kế hoạch tổng thể theo từng năm học, lập kế hoạch chi tiết cho từng tháng hoặc từng chủ đề, lập kế hoạch cho từng tuần, ngày. Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi tiến hành thử nghiệm trong 4 tuần theo 4 chủ đề nhỏ là:
- Một số con vật trong rừng - Phương tiện giao thông. - Luật lệ giao thông. - Bé tham gia giao thông
Chúng tôi đã tiến hành lập kế hoạch tổng thể cho các chủ đề lớn, chủ đề nhánh và dựa trên cơ sở đó mới lập kế hoạch chi tiết cho hoạt động rèn luyện KNVĐCB cho trẻ 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT. Kế hoạch chi tiết được xây dựng trên cơ sở xác định chủ đề, mục tiêu, thời gian thực hiện và dự kiến số lượng cũng như nội dung. về rèn luyện KNVĐCB cho trẻ một cách cụ thể, để từ đó xác định cách thức tiến hành tổ chức HĐNT cho trẻ sao cho đạt được mục tiêu đó.
Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện thực tế chúng tôi có thể điều chỉnh kế hoạch phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá thể trẻ, nội dụng, thời lượng cho phù hợp và kịp thời.
- Biện pháp 3: Xây dựng không gian các khu vực chơi ngoài trời đa dạng, phong phú
Các trang thiết bị ngoài trời có tác dụng kích thích các VĐ khác nhau của trẻ bằng màu sắc, hình dạng, kích thước và chức năng sử dụng của chúng. Do đó ở các khu vục chơi ngoài trời, chúng tôi đã phân chia các khu vực chơi, lựa chọn các vật liệu, dụng cụ chơi với mục đích rèn luyện các KNVĐCB, phù hợp với chủ đề,
đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi... nhằm kích thích được hứng thú rèn luyện KNVĐCB của trẻ trong HĐNT đồng thời tăng độ chính xác của trẻ khi tập luyện.
Ví dụ: Trong chủ đề “Giao thông” chúng tôi đã tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ VĐ, đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và vật liệu tái sử dụng như: ống nước làm “vô – lăng xe ôtô”, cây tre làm cầu trong trò chơi “Bé đi qua cầu”
Ví dụ: Trong chủ điểm “Thế giới động vật” chúng tôi kết hợp với gia đình để huy động phụ huynh đóng góp, tận dụng các nguồn nguyên vật liệu, phế liệu khác như xốp mút, giấy màu, đề - can … để làm đồ dùng, đồ chơi, mũ các con vật cho các khu vực chơi hay đồ chơi mang từ lớp ra như bóng, vòng, phấn…
- Biện pháp 4: Sử dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều VĐ khác nhau.
Trên cơ sơ kế hoạch chi tiết của hoạt động rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT, chúng tôi tiến hành tổ chức hoạt động rèn luyện cho trẻ. Trong mỗi buổi rèn luyện chúng tôi đã tận dụng các điều kiện sẵn có ở trong sân trường để làm nảy sinh ý tưởng chơi ở trẻ, làm tăng thêm hứng thú, khích thích trẻ VĐ tích cực hơn để rèn luyện KNVĐCB mà trẻ đã đươc học. Cải tạo hoặc sắp xếp, bố trí lại môi trường hoạt động phù hợp với mục đích và nội dung HĐNT
Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Bánh xe quay”, chúng tôi đã căn cứ vào bóng mát của tán cây, thời tiết... để tổ chức chơi dưới nhiều hình thức khác nhau như: nhóm, cá nhân, tổ...
- Biện pháp 5: Cung cấp các biểu tượng về vận động cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời.
Khi tham gia chơi trong HĐNT trẻ phải vận dụng kinh nghiệm của mình để giải quyết nhiệm vụ chơi vì vậy chúng tôi tiến hành cung cấp cho trẻ những biểu tượng về vận động thông qua HĐNT. Tiến hành cung cấp biểu tượng về vận động cho trẻ mỗi tuần từ 1 - 2 buổi, cô trò chuyện, trao đổi để trẻ hiểu và biết nhận ra các biểu tượng vận động trên cơ sở cô tổ chức cuộc trò chuyện với trẻ theo chủ đề và chủ điểm và sử dụng trực quan như: làm mẫu, cho trẻ xem băng hình, hình ảnh, phim có liên quan đến các KNVĐCB.
- Biện pháp 6: Đánh giá và tạo điều kiện cho trẻ tự đánh giá quá trình rèn luyện KNVĐCB thông qua HĐNT
Sau mỗi buổi tập HĐNT của trẻ chúng tôi đánh giá trẻ và cho trẻ tự đánh giá đánh giá lại toàn bộ hoạt động rèn luyện KNVĐCB của mình để từ đó tìm ra những hạn chế mà trẻ gặp phải, có cách thức điều chỉnh kịp thời trong các giờ tập sau.
3.5.3.2. Nhóm đối chứng
Chúng tôi không áp dụng một biện pháp GD riêng biệt nào. Việc tổ chức cho trẻ HĐNT do giáo viên phụ trách lớp đó giảng dạy, không làm thay đổi thực trạng của lớp.
3.5.4. Tiến hành đo cuối thử nghiệm
Sau thời gian TN áp dụng các biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ, chúng tôi tiến hành đo đầu ra của cả 2 nhóm TN và ĐC trong chủ điểm “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Tổng kết số liệu, đánh giá và so sánh kết quả của 2 nhóm TN và ĐC để kiểm nghiệm hiệu quả tác động của các biện pháp GD đã vận dụng.