2.1.2 .Đối tượng khảo sát
2. Kiến nghị sư phạm
2.2. Đối với giáo viên
Giúp giáo viên hiểu rõ nhiệm vụ phát triển thể chất nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng cho trẻ trong HĐNT, để từ đó bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức đúng bản chất của hoạt động vui chơi, tôn trọng tính tự do, tự nguyện và nhu cầu vui chơi ngoài trời của trẻ.
Chủ động sáng tạo giúp trẻ lĩnh hội và sử dụng các KNVĐCB một cách có hiệu quả vào trong mọi hoạt động của mình. Từ đó có những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ thể hiện và phát triển hết khả năng về VĐ của trẻ.
- Cần phối hợp giữa gia đình và trường MN trong việc tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đựơc VĐ nhằm tác động tới việc phát triển thể chất của trẻ nói chung và rèn luyện KNVĐCB nói riêng trong HĐNT
Ngoài việc đề xuất những biện pháp phù hợp để rèn luyện KNVĐCB cho trẻ trong HĐNT thì việc tạo ra môi trường, tạo điều kiện cho trẻ được khám phá, vui chơi cũng đóng góp vai trò không nhỏ. Hiện nay, số lượng trẻ trong các lớp quá đông, môi trường hoạt động ngoài lớp còn nhỏ hẹp, đồ dùng đồ chơi, phương tiện dạy học còn hạn chế nên ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của việc tổ chức HĐNT của trẻ. Do vậy, các cấp quản lý, lãnh đạo, các ban ngành có liên quan cần quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chât, trang thiết bị, nhằm giúp giáo viên MN tạo ra môi trường tích cực và phát triển cho các hoạt động của trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Tuyết Ánh,(2005) - Một số biện pháp tổ chức HĐNT nhằm phát triển thể lực cho trẻ 5 – 6 tuổi, Luận văn Thạc sĩ khoa học GD.
2. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, (2005) - GD học mầm non tập I, II, III, Nxb Đại học Sư phạm I – Hà Nội.
3. Bộ GD và Đào tạo, (2002) - Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức hoạt động GD trẻ MG 3 – 4 tuổi. Hà Nội.
4. Bộ GD đào tạo, (2007) - Giáo trình trò chơi, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao. 5. Phạm Thị Châu, (2002 )- GD học mầm non, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Chimôphaêva.E.A, (1986) - Trò chơi VĐ dành cho trẻ MG, Hồ Chí Minh. 7. Ecônhin.D.B, (1978) - Tâm lý học trò chơi, Liên Xô cũ.
8. Nguyễn Thị Hòa, (2010) - Giáo trình GD tích hợp ở bậc học mầm non. NXB Đại học Sư phạm.
9. Khai-li-sốp. I.K, (1980) - GD thể dục cho thiếu nhi trong gia đình, ở vườn trẻ, lớp MG.,Nhà xuất bản thể dục thể thao.
10. Lêonchiew A.V, (1980) - Sự phát triển tâm lý trẻ em, Trường Cao đẳng Sư phạm MG TW 3, TP.Hồ Chí Minh.
11. Patricia H. Miler, (2003) - Các thuyết về tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
12. Lê Thị Nhung, (2009) - Xây dựng một số trò chơi VĐ nhằm rèn luyện tính tích cực VĐ chạy cho trẻ MG 3 - 4 tuổi. Luận văn Thạc sĩ GD.
13. Lê Thị Hồng Nhung, (2009) - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thể dục sáng cho trẻ MG 4 – 5 tuổi ở trường mầm non. Luận văn Thạc sĩ GD.
14. Đặng Hồng Phương, (2005) - Đánh giá HĐNT của trẻ ở trường mầm non, Tạp chí GD trang 29, 34 số 115.
15. Đặng Hồng Phương, (2005) - Giáo trình lí luận và phương pháp GD thể chất cho trẻ mầm non. Nhà xuất bản GD Đại học Sư Phạm.
16. Đặng Hồng Phương, (2007) - Phát triển tính tích cực VĐ cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
17. Đặng Hồng Phương, (2006) - Phương pháp hình thành kĩ năng – kĩ xảo VĐ cho trẻ mầm non, Nhà xuất bản GD Đại học Sư Phạm.
18. Tôn Thất Sam, (2002) – Trò chơi ngoài trời, Nxb Trẻ.
19. Vũ Huyền Tâm, (2006) - Một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua trò chơi VĐ, Luận văn thạc sĩ khoa học GD.
20. Vũ Đức Thu, (2008) - Giáo trình lịch sử và quản lý học thể dục thể thao, Nxb Đại học Sư phạm.
21. Đồng Văn Triệu, (2000) - Lí luận và phương pháp GD thể chất trong trường học.,Nxb Thể dục Thể thao, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Thương Luyến, Hoàng Nguyên Cát, (1959) - Thể dục và trò chơi VĐ, Nhà xuất bản GD.
23. Nguyễn Ánh Tuyết, (2000 )- Trò chơi của trẻ em, Nhà xuất bản phụ nữ.
24. Phạm Viết Vượng, (2000) - Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
25. Trương Quốc Yên, (2005) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao. Nxb Thể dục thể thao.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
CÁC CÔNG THỨC THỐNG KÊ TOÁN HỌC
* Tính %
* Tính trung bình mẫu.
Trung bình mẫu là một tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu trong mẫu đó được ký hiệu là: X
X = n 1 n i i x 1 Trong đó: - X là trung bình mẫu - n là số trẻ tham gia TN - xi là điểm số (của trẻ) * Tính độ lệch chuẩn.
Độ lệch chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ dao động, phân tán của các số liệu xung quanh giá trị trung bình mẫu. Trong 2 nhóm, TN và ĐC, nhóm nào có độ chênh lệch chuẩn nhỏ hơn thì nhóm đó có kết quả cao hơn.
Độ chênh lệch chuẩn được ký hiệu là S và công thức tính có dạng:
S = 1 1 2 ) ( n i n i X X Trong đó:
- S là phương sai mẫu - X là trung bình mẫu - Xi là giá trị tại điểm i
- n là tổng số trẻ tham gia của mỗi nhóm * Phép thử T Student:
- So sánh sự khác biệt giữa kết quả nhóm TN và nhóm ĐC đồng thời kiểm định hiệu quả của việc đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.
Công thức tính có dạng: T=
x1 - x2
- So sánh sự khác biệt giữa kết quả nhóm TTN và nhóm STN đồng thời kiểm định hiệu quả của việc đề xuất một số biện pháp rèn luyện KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 4 tuổi thông qua HĐNT.
Công thức tính có dạng:
Trong đó: = :; Sd =
Sd : Độ lệch tiêu chuẩn của các di
di = Xi - Yi
Xi là kết quả TTN Yi là kết quả STN
Dùng bảng Student với = 0,05 để tìm T. Nếu T > T thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa, còn nếu T T thì sự khác nhau giữa hai nhóm không có ý nghĩa. 1 1 2 2 2 1 2 1 N s N s
PHỤ LỤC 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON
------
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Để góp phần rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời, xin chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau, bằng cách đánh dấu “” vào các ô trống phù hợp hoặc ghi bổ sung vào chỗ để trống những nội dung mà trong phần phiếu chưa có.
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG
Câu 1: Theo Chị, việc rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời có tầm quan trọng như thế nào trong công tác giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi?
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Câu 2: Theo Chị, trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời mức độ trẻ sử dụng của các vận động cơ bản nào là chủ yếu?
STT Vận động cơ bản Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng 1 Nhóm 1: Đi, chạy, thăng bằng
2 Nhóm 2: Nhảy, bật xa, bật sâu, 3 Nhóm 3: Ném, chuyền, bắt. 4 Nhóm 4: Bò, trườn, trèo,…
Câu 3: : Biện pháp nào chị thường sử dụng và mức độ sử dụng chúng trong quá trình rèn luyện kĩ năng VĐ cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời?
STT BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng 1 Sưu tầm, lựa chọn các TCVĐ phù hợp
với hoạt động rèn luyện KNVĐCB 2 Lập kế hoạch
3 Tận dụng tối đa điều kiện sẵn có ở sân trường để cho trẻ thực hiện nhiều vận động khác nhau
4 Sử dụng yếu tố chơi 5 Sử dụng yếu tố thi đua
6 Động viên, khích lệ trẻ kịp thời
7 Xây dựng các khu vực chơi đa dạng, phong phú
8 Tạo cho trẻ quyền tự quyết định khu vực rèn luyện KNVĐCB mà trẻ thích. 9 Bổ sung kinh nghiệm vận động cho trẻ 10 Mô phỏng bài tập vận động
11 Nhận xét, đánh giá
Câu 4: Những trò chơi vận động nào trong chương trình GDMN hiện nay được cô sử dụng nhằm rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời?
STT Chủ đề TCVĐ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng 1 Bản thân Bong bóng bay Trời nắng, trời mưa
2 Gia đình
Mèo đuổi chuột Về đúng nhà
3 Giao thông
Bánh xe quay Bé đi qua cầu
Chạy theo đèn tín hiệu Đoàn tàu nhỏ xíu Kéo xe ôtô Máy bay Ôtô và Chim sẻ Tàu về bến Thuyền vào bến 4 Thế giới thực vật Cây cao, cỏ thấp Gieo hạt Lá và gió
Nhảy qua cành cây
5
Thế giới động vật
Bắt chước dáng đi của các con vật
Cáo ơi, ngủ à?
Gấu dạo chơi trong rừng Đàn ong Chú thỏ khéo léo Thỏ đổi chuồng Các hiện tượng thiên nhiên Chuyền cát 6 Thả thuyền giấy Thổi bong bóng xà phòng
Câu 5: Những khu vực vui chơi nào mà trẻ ưa thích trong hoạt động ngoài trời và mức độ của nó
STT Khu vực vui chơi ngoài trời Thích Bình thường
Không thích 1 Khu vực bóng mát, góc thiên nhiên,
bãi cỏ;
2 Thiết bị đồ chơi ngoài trời
3 Khu vực chơi với cát, nước, sỏi và các vật liệu chơi với thiên nhiên..
Câu 6 Theo Chị, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời?
Nội dung
Phương pháp, biện pháp tổ chức Hình thức tổ chức
Phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học (giáo cụ trực quan)
Câu 7: Những khó khăn khi rèn luyện kĩ năng vận động cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời mà Chị thường gặp phải?
Số trẻ trong lớp quá đông.
Đồ dùng dụng cụ dạy học thiếu thốn.
Thiếu không gian hoạt động
Nhiều lớp tham gia hoạt động cùng 1 lúc.
Tài liệu tham khảo bị hạn chế
Các khó khăn khác:...
... ...
Phần 2: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên...Tuổi... Chức vụ... Thâm niên công tác... Trình độ văn hoá... Trình độ chuyên môn... Cơ quan công tác... Hiện đang dạy lớp...
PHỤ LỤC 3
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO TRẺ MG 3 – 4 TUỔI Giáo án số 1 Chủ đề: “Một số con vật sống trong rừng” Độ tuổi: 3 – 4 tuổi Thời gian: 30 – 40 phút 1. Mục đích – yêu cầu Kiến thức
Biết tên gọi và trả lời một số câu hỏi về các con vật sống trong rừng.
Biết tên và cách thức chơi TCVĐ: “Bắt chước dáng đi của một số con vật”, “Chú Thỏ khéo léo”.
Biết sử dụng các KNVĐCB đã học vào trong TCVĐ
Trẻ tự lựa chọn khu vực chơi và tham gia chơi tự do để rèn luyện KNVĐCB.
Kỹ năng
Kĩ năng quan sát, phân tích, đánh giá Tập trung chú ý, ghi nhớ có chủ định
Kĩ năng sử dụng và phối hợp các KNVĐCB (đi, chạy, thăng bằng)
Thái độ
Trẻ tham gia chơi tự nguyện, hứng thú, biết phản ứng nhanh theo luật của TCVĐ Giáo dục trẻ ý thức tinh thần tập thể, sự giúp đỡ lẫn nhau và tính kỉ luật khi chơi
Có thái độ hứng thú, tích cực trong HĐNT.
2- Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân tập rộng rãi, thoáng mát, bằng phẳng.
- Đồ dùng: + Mảng tường có trang trí về các con vật sống trong rừng để trẻ quan sát
+ Mũ của các con vật sống trong rừng, cây nấm
+ Các phương tiện, đồ chơi ngoài trời (cát, nước, gậy, vòng….) - Trang phục: cô và trẻ trang phục gọn gang
3- Tiến hành:
Các HĐ HĐ của cô HĐ của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
Cho trẻ hát bài “Chú Voi con ở bản Đôn” Đàm thoại về bài hát
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời câu hỏi 2.Hoạt động
có chủ đích
Giáo viên đưa trẻ đến các mảng tường có trang trí các con vật sống trong rừng. Giáo viên cùng trẻ tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm phân biệt, ích lợi của các con vật đó
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu nhận thức của giáo viên
3.Trò chơi VĐ
Trò chơi 1: Bắt chước dáng đi của một số con vật
Bước 1: Cô dạy trẻ học thuộc các bài hát có các con vật sống trong rừng như: “Đố bạn”, “Trời nắng, trời mưa”…
Bước 2: Tạo hứng thú cho trẻ đến trò chơi
Cô cho trẻ đứng quanh cô, cô nói: “Trong rừng xanh của chúng ta có rất nhiều con vật đáng yêu. Hôm nay, cô và các con sẽ cùng vào vai những bạn đó và tham gia một trò chơi hết sức thú vị, đó là trò chơi “Bắt chước dáng đi của một số con vật” Các con có thích không nào?”
Bước 3: Giới thiệu luật chơi
Trước khi chơi trò chơi này, các con hãy chọn một mũ con vật mà các con thích và đứng theo vòng tròn
Cô phổ biến cách chơi và luật chơi: “Các con ơi, để trò chơi diễn ra hấp dẫn các con hãy lắng nghe luật chơi nhé. Lớp mình sẽ bắt bài hát và các con hãy chú ý xem trong bài hát có con vật nào thì các con hãy thể hiện dáng đi của con vật đó và kết hợp với tiếng kêu của chúng. Bạn nào đội mũ con vật nào thì
Trẻ hát
Trẻ đội mũ con vật trẻ thích
thể hiện dáng đi của con vật ấy. Bạn nào thể hiện chưa đúng sẽ thua cuộc và phải nhảy lò cò.
Cô làm mẫu lần 1, sau khi trẻ biết chơi cô cho cả lớp cùng chơi. Thay đổi bài hát để tất cả các trẻ để được chơi. Giáo viên hướng dẫn trẻ đi nhanh như Khỉ, đi chậm như Voi, đi chậm và giậm chân mạnh như Gấu, chạy nhanh như Thỏ…
Bước 4:Theo dõi trẻ chơi
Giáo viên quan sát quá trình chơi của trẻ, kĩ năng thực hiện VĐ ra sao để có biện pháp sửa sai kịp thời. Bên cạnh đó cũng chú ý đến mối quan hệ, cách đối xử với nhau và tình trạng súc khỏe của trẻ
Bước 5:Nhận xét , đánh giá kết quả chơi:
Cô cho trẻ tự nhận xét. Cô dựa vào kết quả KNVĐ của trẻ mà đưa ra những nhận xét, đánh giá, luôn luôn động viên khuyến khích trẻ nhút nhát KNVĐ kém khi tham gia trò chơi
Trò chơi 2: “Chú Thỏ khéo léo”
Bước 1: Tạo hứng thú đến với trò chơi. Cô nói: “Các con ơi. Hôm nay các con sẽ làm các chú Thỏ chăm chỉ giúp đỡ bác Gấu mang những cây nấm về nhà bác. Đường về nhà bác gấu rất khó đi. Con hãy trở thành những “Chú Thỏ khéo léo” nhé”
Bước 2: Giới thiệu cách chơi và luật chơi
Giáo viên chia trẻ thành hai nhóm, đội mũ Thỏ xếp hàng dọc sau vạch xuất phát.
Khi nghe hiệu lệnh của cô, chú Thỏ đầu tiên
chạy nhanh lượn vòng qua các cây trước nhà Cáo. Sau đó, Thỏ phải đi thật khéo léo qua cầu và chạy về bỏ nấm vào rổ và xếp cuối hàng.
Cô làm mẫu lần 1. Sau khi trẻ biết chơi cô cho cả lớp cùng chơi.
Bước 3: Theo dõi trẻ chơi
Giáo viên quan sát quá trình chơi của trẻ, kĩ năng thực hiện VĐ ra sao để có biện pháp sửa sai kịp thời.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá kết quả chơi:
Cô cho trẻ tự nhận xét. Cô tổng hợp ý kiến và đưa ra lời nhận xét, đánh giá về KNVĐ mà trẻ vừa mới thực hiện, khen ngợi những trẻ chơi tốt và động viên những trẻ nhút nhát