2.1.2 .thành tích của trường
2.4. Hệ thống bài tập đọc hiểu
2.4.1. Mục đích của hệ thống bài tập đọc - hiểu
Hệ thống bài tập đọc hiểu trong sách giáo khoa đã xây dựng với mục đích chủ yếu là để hướng dẫn học sinh khai thác đầy đủ kiến thức Tiếng Việt trong bài tập đọc. Đồng thời giúp học sinh nâng cao khả năng tư duy logic, khả năng liên hệ giáo dục tình cảm, thẩm mỹ học sinh tiểu học. Đây là hệ thống bài tập xác lập hợp lý cả ba chức năng: Nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ. Hệ thống bài tập này có tác dụng giúp học sinh dẫn dắt học sinh hiểu bài để học sinh đọc tốt đó là tác dụng khi câu hỏi đưa ra trước khi học sinh đọc. Nếu các câu hỏi này được đưa ra sau khi học sinh đọc bài thì nó có tác dụng kiểm tra, điều chỉnh cách hiểu cho học sinh cho đúng, nâng cao năng lực cảm thụ văn bản vừa đọc, học sinh trả lời tốt câu hỏi là đảm bảo được yêu cầu đọc hiểu.
2.4.2. Cấu trúc của từng dạng bài tập
Cấu trúc của từng dạng bài tập được phân chia theo nhóm bài tập: + Nhóm bài tập tiếp cận nội dung văn bản như: Chủ đề, nghĩa từ, câu, đoạn, đại ý, phát biểu cảm nghĩ.
+ Nhóm bài tập tiếp cận hình thức văn bản: Dùng biện pháp nghệ thuật gì, câu, chữ có gì đặc biệt, loại văn bản nào.
+ Nhóm bài tập củng cố, nâng cao.
+ Nhóm bài tập kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì.
2.4.2.1. Dạng bài tập nhận diện ngôn ngữ văn bản, tái hiện nội dung văn bản văn bản
Đây là loại bài tập nhằm giúp học sinh tái hiện lại những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh, câu, đoạn quan trọng trong bài. Bài tập nhận diện có mục đích làm cầu nối để dẫn dắt học sinh tìm hiểu các vấn đề mang tính chất phát hiện. Bài tập này được dùng khi học sinh tham gia quá trình đọc giải mã, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ, tái hiện hình tượng, nhận diện nhân vật, nắm bắt tình tiết và hình dung bức tranh miêu tả trong văn bản nghệ thuật. Bài tập nhận diện được sử dụng trong quá trình giáo viên dẫn dắt học sinh tìm hiểu những từ ngữ,hình ảnh then chốt, những biện pháp nghệ thuật nhằm làm rõ ý và nghĩa của văn bản.
2.4.2.2. Dạng bài tập cắt nghĩa ngôn ngữ văn bản để hiểu được giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản
Nhóm bài tập này yêu cầu sự nỗ lực của người đọc ở mức độ cao hơn, yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa và cái hay của từ ngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết trong văn bản. Để làm được các bài tập này đầu tiên các em phải nhận ra các từ hay, các hình ảnh, chi tiết đắt giá có trong bài. Tuy nhiên đây không phải là một việc mà bất cứ em học sinh nào cũng có thể làm được. Tiếp đó các em phải có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hoá và suy ý để rút ra các ý nghĩa của các đơn vị trong văn bản.