2.4.2.4. Dạng bài tập tái hiện nội dung bài đọc
2.4.4. Các dạng bài tập đọc – hiểu 40.
2.4.4.2. Bài tập theo chủ đề 46.
Các bài tập đọc hiểu được xây dựng theo chủ đề yêu cầu giáo viên khi thực hiện cần hướng dẫn để học sinh có kỹ năng đọc to, đọc rõ ràng đọc với tốc độ nhanh. Dạy cho học sinh cách nhận biết các chủ đề ngay những bài đầu tiên của thể loại.
Chủ đề là vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được nêu lên, đặt ra trong các tác phẩm. Bài tập chủ đề là bài tập khái quát được nội dung của một chủ đề nào đó.
Chủ đề truyện: Truyện thường có cốt truyện, nhân vật trong truyện, người kể chuyện, kể theo ngôi một hay ngôi ba để học sinh tiến hành chuyển đổi ngôi kể. Ở thể loại truyện cần yêu cầu học sinh nêu được: truyện có mấy nhân vật? đó là những nhân vật nào? ngoại hình nhân vật ra sao? Hành động của nhân vật thế nào? lời nói của nhân vật, việc làm của nhân vật?
Đây là dạng bài tập cơ sở để học sinh tiến tới dạng bài tập có yêu cầu cao hơn đó là bài tập phân vai đọc lại truyện.
Ví dụ: Trong sách giáo khoa Tiếng Việt 2 với câu chuyện “Câu chuyện bó đũa”. Sau khi học sinh đọc xong văn bản truyện, giáo viên tiến hành hỏi học sinh cả lớp: Câu chuyện này có những nhân vật nào? (Câu chuyện bó đũa, TV2 – T1)
* Về ngoại hình nhân vật
Ví dụ: Em Nụ đáng yêu như thế nào? (Bé Hoa, TV2 – T1) Hình dáng của gấu Trắng như thế nào? (Gấu Trắng là chúa tò mò, TV2- T2)
* Về hành động nhân vật
Ví dụ: Anh chàng lười nằm dưới gốc sung để làm gì? (Há miệng chờ sung, TV2 – T1) Người cha bẻ gãy bó đũa bằng cách nào? (Câu chuyện bó đũa, TV2 – T1) Sói làm gì để lừa Ngựa? (Bác sĩ Sói, TV2 – T2) Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? (Bóp nát quả cam, TV2 – T2)
* Về lời nói của nhân vật
Tìm những câu nói cho thấy chồn coi thường Gà rừng? (Một trí khôn hơn trăm trí khôn, TV2 – T2.
Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? (Bông hoa niềm vui, TV2 – T1) Lừa khẩn khoản xin Ngựa điều gì? (Lừa và Ngựa, TV3 – T1)
* Việc làm của nhân vật:
Ví dụ: Kể lại việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió? (Ông Mạnh thắng Thần Gió, TV2 – T2) Kể lại việc Tôm Càng cứu cá con?
(Tôm Càng và Cá Con, TV2 –T2). Ví dụ lớp 2 ở chủ đề Thầy cô:
NGƯỜI MẸ HIỀN
1. Giờ ra chơi, Minh thầm thì với Nam : Ngoài phố có gánh xiếc. Bọn mình ra xem đi !
Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được. Minh bảo :
- Tớ biết có một chỗ tường thủng.
2. Hết giờ ra chơi, hai em đã ở bên bức tường. Minh chui đầu ra. Nam đẩy minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em : Cậu nào đây ? Trốn học hả ? Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam. Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
3. Bỗng có tiếng cô giáo :
- Bác nhẹ tay kẻo cháu đau. Cháu này là học sinh lớp tôi.
Cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi ra rồi đỡ em ngồi dậy. Cô phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa em về lớp.
4. Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi :
-Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không ? Hai em cùng đáp :
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
Theo NGUYỄN VĂN THỊNH Dựa vào nội dung bài học để trả lời câu hỏi :
1. Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu ? A. Minh rủ Nam đi đá banh. B. Minh rủ Nam đi xem phim. C. Minh rủ Nam đi xem xiếc. 2. Các bạn định ra phố bằng cách nào ?
B. Xin bác bảo vệ ra ngoài. C. Chui qua lỗ thủng ở tường.
3. Khi Nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì ? A. lôi Nam ra và mắng Nam.
B. Kéo Nam ra và không nói gì.
C. Kéo Nam lùi lại rồi đỡ em ngồi dậy, phủi đất cát lấm lem trên người Nam và đưa về lớp.
4. Cô giáo làm gì khi Nam khóc ?
A. Cô giáo mắng Nam vì đã bỏ học đi chơi. B. Cô giáo xoa đầu Nam.
C. Cô giáo không nói gì. 5. Người mẹ hiền trong bài là ai ?
A. Bác bảo vệ. B. Cô giáo.
C. Cả hai đáp án trên.
Hay ở lớp 3 với chủ đề măng non có thể xây dựng bài tập đọc hiểu qua các văn bản là :
AI CÓ LỖI ?
1. Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì Cô-rét-ti chạm khủy tay vào tôi, làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : «Mình không cố ý đâu !»
Cái cười của cậu càng làm tôi càng tức. Tôi nghĩ là cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
2. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận tôi đỏ mặt, giơ tay dọa đánh tôi, nói : «Cậu cố ý đấy nhé !»
Thấy thầy giáo nhìn, cậu ta hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : «Lát nữa ta gặp nhau cổng trường. »
3. Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu thấy hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn thấy cậu, thấy vai áo cậu sứt
chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên, tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
4. Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng !- Cô-rét-ti cười hiền hậu – Ta lại thân nhau như trước đi ! Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói : - Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ? - Không bao giờ ! không bao giờ !- Tôi trả lời.
5. Về nhà, tôi kể chuyện cho bố nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng : «Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn con vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước đánh bạn. »
Theo A-MI-XI Dựa vào nội dung bài đọc để trả lời các câ hỏi :
1.Vì sao En-ri-cô giận ?
A. Cô-rét-ti ngồi cạnh chạm khuỷu tay vào cậu ta làm chiếc bút nguệch ra một đường rất xấu.
B. Tưởng Cô-rét-ti cố ý chạm vào tay bạn làm hỏng trang giấy của mình.
C. Cô-rét-ti kiêu căng vì được nhận phần thưởng. 2. En-ri-cô đã làm gì có lỗi với Bạn ?
A. Đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết. B. Giơ thước dọa đánh bạn.
C. Cả hai ý A và B.
3. Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti ?
A.Vì En-ri-cô nhận ra không phải Cô-rét-ti cố ý làm hỏng chữ của mình. B. Vì En-ri-cô đã cố ý làm hỏng trang giấy tập viết của Cô-rét-ti.
C. Vì En-ri-cô nhìn thấy áo của Cô-rét-ti sờn chỉ vì vác củi giúp mẹ. D. Cả 3 đáp án trên.
4. Hai bạn đã làm lành ra sao ? A. Cô-rét-ti xin lỗi En-ri-cô.
B. En-ri-cô xin lỗi Cô-rét-ti. C. Cả hai bạn xin lỗi nhau. 5. Cô-rét-ti có điểm gì đáng khen ?
A. Biết giúp đỡ mẹ ở nhà
B. Biết nhường nhịn bạn, hòa nhã với bạn. C. Cả hai ý trên.