Bài tập theo tuần

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 trường tiểu học tứ mỹ tam nông – phú thọ (Trang 38 - 42)

2.4.2.4. Dạng bài tập tái hiện nội dung bài đọc

2.4.4. Các dạng bài tập đọc – hiểu 40.

2.4.4.1. Bài tập theo tuần

Bài tập 1:

NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC

Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ âu yếm nắm tay tôi đẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học.

Cũng như tôi, mấy học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi tưng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng, e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Theo THANH TỊNH

Chọn câu trả lời đúng:

1, Điều gì làm tác giả nhớ lại những kỉ niệm của buổi tựu trường? A. Trời thu trong biếc, những đóa hoa tươi nở rộ.

B. Vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều.

C. Từng đàn chim én bay lượn trên bầu trời quang đãng.

2. Trong ngày tựu trường vì sao tác giả thấy cảnh vật trở nên khác lạ? A. Vì cảnh vật trên con đường hôm ấy rất đẹp

B. Vì mùa thu đến làm cho cảnh vật thay đổi.

C. Vì lần đầu tiên đi học, tác giả rất xúc động nên cảm thấy cảnh vật quen thuộc hàng ngày bỗng thay đổi.

3. Đám học trò mới như bạn nhỏ có tâm trạng như thế nào trong buổi tựu trường?

A. Bỡ ngỡ, rụt rè, vui sướng. B. Mạnh dạn, tự tin.

C. Các ý trên đều sai.

4. Dòng nào gồm các từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái? A. Nảy nở, con đường, rụt rè.

B. Âu yếm, học trò, mơn man. C. Nao nức, mơn man.

Bài 2: Cậu bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước, vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, nếu không thì cả làng phải chịu tội.

Được lệnh vua, cả vùng lo sợ. Chỉ có một cậu bé bình tĩnh thưa với cha:

- Cha đưa con lên kinh đô gặp Đức Vua con sẽ lo được việc này.

Người cha thấy làm lạ, nói với làng. Làng không biết làm thế nào, đành cấp tiền cho hai cha con lên đường.

Đến trước cung vua, cậu bé kêu khóc om sòm. Vua liền cho gọi vào, hỏi:

- Cậu bé kia, sao dám vào đây làm ầm ĩ?

- Muôn tâu Đức Vua – cậu bé đáp – bố con mới đẻ em bé, bắt con đi xin sữa cho em. Con không xin được, liền bị đuổi đi.

Vua quát:

- Thằng bé này láo, dám đùa với trẫm! Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được! Cậu bé liền đáp:

- Muôn tâu, vậy sao người lại ra lệnh cho làng con phải nộp gà trống

biết đẻtrứng ạ?

- Vua bật cười, thầm khen cậu bé, nhưng vua muốn thử cậu bé một lần nữa.

Hôm sau, nhà vua cho người đem đến cho cậu bé một con chim sẻ nhỏ, bảo

cậulàm ba mâm cỗ. Cậu bé đưa cho sứ giả chiếc kim khâu, nói:

- Xin ông về tâu với Đức Vua rèn cho tôi chiếc kim này thành con dao thật sắc để sẻ thịt chim.

Vua biết là đã tìm được người giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

Chọn câu trả ời đúng.

1. Khi vua hạ lệnh, nhân dân trong làng có thái độ như thế nào? A. Lo sợ vì không thể tìm được gà trống biết đẻ trứng.

B. Bình tĩnh, tự tin. C. Phấn khởi, vui mừng

2. Nghe lệnh vua ban, cậu bé có thái độ ra sao? A. Qúa sợ sệt.

B. Bình tĩnh, nhận việc lên kinh đô. C. các ý trên đều sai.

3. Qua hai lần thử tài cậu bé, Đức Vua đã quyết định điều gì? A. Trọng thưởng cho cậu bé.

B. Gửi vào trường học để luyện thành tài. C. Cả hai đáp án A và B đều đúng.

4. Câu nào dưới đây thuộc mẫu câu Ai là gì? A. Cậu bé là một nhân tài.

B. Vua biết là đã tìm được người tài giỏi, bèn trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài.

C. Cả hai đáp án trên.

Bài tập 3: Bài tập tìm từ để giải nghĩa và bài tập giải nghĩa từ.

Những bài tập làm rõ nghĩa của từ giúp học sinh tìm được giá trị và vẻ đẹp của từ, cảm thụ cái hay cái đẹp của từ trong văn bản. Để có thể hiểu rõ nghĩa của từ học sinh phải vận dụng các kiến thức về biện pháp tu từ về ngữ âm, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn cuả từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Làm rõ nghĩa của từ trong các văn bản nghệ thuật giúp cho học sinh bước đầu nắm được nội dung, tư tưởng, tình cảm, thái độ mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua tác phẩm.

Từ ngữ trong các bài tập đọc là những từ ngữ trong một văn cảnh cụ thể, có nét nghĩa cụ thể mang tính biểu cảm cao. Học sinh không thể chỉ dựa vào các từ ngữ đã hiểu để luận ra nghĩa của từ chưa hiểu.

*Bài tập tìm từ để giải nghĩa.

Dạng bài tập này ở khối lớp 2, 3 được giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu và khai thác trong quá trình luyện đọc đúng, cũng như có thể đan xen bài tập tìm từ để giải nghĩa trong phần tìm hiểu bài.

Hình thức của bài tập này có thể là gạch dưới hoặc ghi lại những từ ngữ không hiểu, khó hiểu có trong bài, đây là dạng bài tập thường xuất hiện ở lớp 2, 3 là dạng bài tập quan trọng bởi nó cũng chính là thao tác thường làm của

người đọc văn bản. Kĩ năng phát hiện từ mới mà mình không hiểu là một kĩ năng quan trọng để hiểu và làm việc với văn bản.

Lời giải của bài tập trên rất khác nhau phụ thuộc vào học sinh ở địa phương nào, thuộc dân tộc nào, môi trường sống của các em,… Vì vậy khi giải nghĩa giáo viên phải có sự hiểu biết về tiếng địa phương cũng như vốn từ của tiếng dân tộc vùng mình dạy học, để giải đáp học sinh.

Ví dụ như từ “gùi” trong bài Buôn Chư – Lênh đón cô giáo đối với các em dân tộc thiểu số thì dễ hiểu, nhưng với học sinh vùng xuôi, vùng thành thị thì giáo viên có thể giải nghĩa bằng trực quan như tranh, hình ảnh về chiếc gùi. Hoặc từ “cái chữ”, đây là từ mà học sinh vùng xuôi, vùng thành thị sẽ khó hiểu, giáo viên cần gợi ý giúp các em hiểu đây là cách gọi các chữ cái, chữ viết… nói riêng và bao gồm cả việc học chữ, học tập, làm người nói chung. Ví dụ từ “ lán” trong bài ở lại với chiến khu (TV3 –T2), lán ở đây là nhà dựng tạm, sơ sài, thường làm bằng tre nứa.

Trong cái cầu (TV3 – T2) học sinh tìm được từ “chum” có thể giải nghiã cho học sinh bằng tranh ảnh giúp các em hiểu “chum” là đồ vật bằng đất nung loại to, miệng tròn, giữa phình ra dùng để đựng nước hoặc các loại hạt. Hoặc từ “ngòi”, có nghĩa là dòng nước chảy tự nhiên thông với sông hoặc đầm, hồ.

Ví dụ từ “doi đất” trong bài Con cò (TV3 – T2) có nghĩa là dải đất nhô ra hay nổi lên ở ven sông, hồ, biển.

Trong bài Người đi săn và con vượn học sinh tìm được từ “Bùi nhùi”, giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu: “bùi nhùi” là mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ… để rối.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 trường tiểu học tứ mỹ tam nông – phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)