CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM
3.5. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Để có kết quả khách quan và chính xác, trước khi thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành dự giờ và trao đổi ý kiến với Ban giám hiệu nhà trường để chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Các lớp được lựa chọn ở trường tiểu học Tứ Mỹ là các lớp có chất lượng học tập môn Tiếng việt tương đương nhau.
Các nội dung thực nghiệm được áp dụng cho cả 4 lớp ở trường thực nghiệm. Qua việc tổng hợp các kết quả đo nghiệm chúng tôi tiến hành so sánh ở từng lớp, từng khối và đi đến nhận xét như sau:
Các lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn lớp đối chứng. Các lớp thực nghiệm có kết quả cao là do thiết kế bài giảng linh hoạt, vận dụng và phối hợp tới mức tối đa để học sinh được thực hành nhiều, tích cực thực hiện nhiệm vụ của bài tập, giờ học sôi nổi hiệu quả. Ngược lại, các lớp các lớp đối chứng có kết quả thấp là do sự vận dụng máy móc dập khuôn, chưa thực sự đổi mới về nội dung và phương pháp, chưa để cho mọi học sinh được tích cực tham gia vào hoạt động thực hiện bài tập.
Trong các tiết dạy thực nghiệm giáo viên chuẩn bị được đồ dùng dạy học như tranh ảnh phóng to từ sách giáo khoa, phiếu bài đọc, vật thật để giải thích về nội dung câu chuyện.
Về nội dung bài: Giáo viên truyền đạt đúng mục tiêu của bài học, đúng kiến thức, nội dung của bài, đảm bảo tính khoa học, làm rõ trọng tâm bài. Học
sinh được thực hành nhiều, kết thúc tiết học học sinh nêu được ý nghĩa của bài học, liên hệ được thực tế. Qua đó giáo dục cho học sinh về thái độ cũng như tư tưởng cho học sinh trong cuộc sống.
Về phương pháp: Giáo viên chủ động phối hợp các phương pháp trong một tiết dạy, đồng thời kết hợp nhiều hình thức dạy học, lớp học sinh động, học sinh thoải mái, tự nhiên, thực hiện tốt nhiệm vụ của tiết học.
Trong quá trình dạy học, nếu giáo viên biết sử dụng hệ thống bài tập một cách hợp lí thì hiệu quả của tiết dạy sẽ tăng lên một cách đáng kể, đồng thời giúp học sinh có điều kiện nâng cao kĩ năng đọc hiểu của mình. Trong khi đọc các em đã biết tìm những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết… quan trọng của bài, quan tâm đến ý nghĩa, bài học trong mỗi bài tập đọc.
Dạy đọc hiểu trong mỗi bài tập đọc đều có 3 nhóm bài tập. Mỗi nhóm tùy từng bài cụ thể mà lựa chọn những loại bài tập trong số 10 bài tập trong hệ thống. Điều đó giúp giáo viên dạy tập đọc hiểu rx các bài tập trong sách giáo khoa.
Các văn bản nghệ thuật chiếm số lượng lớn đáng kể trong chương trình phân môn tập đọc lớp 2, 3 vì vậy vấn đề đọc hiểu các văn bản này cần được quan tâm một cách đúng mức. Các văn bản bài đọc thường mang dấu ấn phong cách của nhà văn. Mục đích quan trọng của việc đọc hiểu các văn bản bài đọc là hiểu được nội dung tư tưởng ẩn chứa bên trong tác phẩm thông qua lớp ngôn ngữ và biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng.
Hệ thống bài tập đọc hiểu dành cho học sinh lớp 2, 3 mà chúng tôi xây dựng có tác dụng tích cực trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho các em. Những bài tập này giúp các em hiểu sâu hơn về nội dung văn bản bài đọc. Học sinh tỏ ra thích thú với bài tập từ đó nâng cao khả năng đọc hiểu đây cũng là yếu tố quan trọng giúp các em hình thành khả năng tự học cho bản thân.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Thực nghiệm sư phạm đã được tiến hành trong vòng 2 tháng với việc thiết kế các dạng bài tập đọc hiểu ở các tiết học tập đọc cho học sinh khối 2-3. Kết quả thực nghiệm đã xác nhận rằng: Thực nghiệm bước đầu thành công, phần nào khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học, giải quyết được nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu khoa học và đạt được mục đích nghiên cứu.
Tuy nhiên do điều kiện và thời gian còn hạn chế tôi chỉ tiến hành thử nghiệm một số bài học cụ thể mà chưa có điều kiện để thực nghiệm tất cả các bài dạy ở tất cả các lớp đối với chương trình tập đọc lớp 2-3. Do đó chưa thể có một kết quả như mong muốn. Tính khả thi và hiệu quả của đề tài sẽ được khẳng định trong quá trình dạy học sau này.
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đứng trước sự phát triển của xã hội, giáo dục cần có sự thay đổi nhằm phù hợp với xu thế chung của thời đại. Vấn đề thay đổi nội dung, phương pháp dạy học là yêu cầu không thể thiếu nhằm đạt được hiệu quả giáo dục cao, đáp ứng đòi hỏi của người học, đảm bảo được nhu cầu và lợi ích học tập của người học.
Trước đây người học chủ yếu thu nhận tri thức từ thầy giáo thì hiện nay người học có thể tự cập nhật tri thức cho mình bằng nhiều con đường khác nhau. Vì vậy người thầy chuyển từ nhiệm vụ truyền thụ kiến thức sang hướng dẫn cho người học cách thức, con đường tiếp thu tri thức. Qúa trình tích lũy kiến thức của người học chủ yếu thông qua hình thức đọc tài liệu, do vậy rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh tiểu học là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Và bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 mà chúng tôi đưa ra là thiết thực với các em.
Chúng ta có thể khẳng định rằng rằng Tập đọc là phân môn có lợi thế nhất trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học. Một trong những phương tiện hữu ích cho học sinh đọc hiểu các văn bản Tập đọc chính là hệ thống câu hỏi bài tập được xây dựng trong mỗi bài tập đọc.
2. Kiến nghị
2.1.Với ngành giáo dục
- Cần đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất, tài liệu tham khảo cho các nhà trường để phục vụ tốt nhất các hoạt động dạy học của giáo viên
- Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên và có chất lượng hơn nữa về mặt năng lực dạy học và phương pháp dạy học cho giáo viên tiểu học.
- Tổ chức các kỳ thi giáo viên giỏi có hiệu quả để tôn vinh những giáo viên có năng lực và đạo đức nghề nghiệp.
2.2. Với nhà trường
hơn nữa đến hoạt động dạy học đọc hiểu.
- Tổ chức các cuộc thi đọc sách cho học sinh tham gia.
- Mỗi giáo viên tiểu học cũng cần nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng kiến thức, năng lực để dạy học đạt kết quả cao nhất.
Trong quá trình xây dựng bài tập chúng tôi không chỉ chú trọng đến việc giúp học sinh hiểu sâu sắc nội dung các văn bản mà còn quan tâm đến việc giáo dục các giá trị đạo đức, tình cảm thẩm mĩ cho các em.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, mặc dù đã cố gắng nhưng chúng tôi vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện và mang tính thực tiễn hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Vụ Giáo dục Tiểu học (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học các môn học tập 1.
2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo – Vụ Giáo dục Tiểu học (2005), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy học các môn học tập 2.
3. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (2006), Tiếng Việt thực hành, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
4. Đỗ Đình Loan (1996), Hỏi – đáp về “Đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học”, Nhà xuất bản Hà Nội
5. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa ( 2004), Giáo trình giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội
6. Lê Phương Nga (2003), Dạy tập đọc ở Tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
14.Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1997), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểuhọc, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
7. Lê Phương Nga (1996), Xây dựng bài tập đọc hiểu cho học sinh Tiểu học, Tạp chí ngôn ngữ số 1
8. Lê Phương Nga (2004), Rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh Tiểu học, Tạp chí giáo dục số 10.
9. Lê A, Thành Thị Yên Mỹ, Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1994), Phương
phápdạy học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
10. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toản (1995), Phương pháp dạy học
Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
11. Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, 3 và sách
giáoviên lớp 2, 3; Chương trình sau năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
12. Nguyễn Thị Hạnh (2002), Dạy học đọc hiểu ở Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội
13. Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp cận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
14. Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn, Giang Khắc Bình (2004 vẻ đ), Tìm hiểu
vẻđẹp bài thơ ở Tiểu học, Nhà xuất bản giáo dục.
15. Phạm Khải (2004), Bình thơ cho học sinh Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
16. Phương Lựu, Nguyễn Trọng Nghĩa, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh ( 2002),
Lýluận văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội
17. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà
trường, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội
18. Phan Thiều (1990), Đọc và dạy đọc ở Tiểu học
19. Nguyễn Trí (2005), Dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội
20. Trần Mạnh (2001), Tiếng Việt lý thú, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội.
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 – GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Giáo án 1: Phân môn: Tập đọc Người soạn: Người dạy:
Tên bài dạy: Chim sơn ca và bông cúc trắng (TV2, tập 2, tuần 21, T 23)
TẬP ĐỌC
CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG (2 tiết) I. Mục tiêu
1. Đọc
- Đọc lưu loát được cả bài. Đọc đúng các từ ngữ mới, các từ khó, các từ ngữ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ. - Bước đầu làm quen với đọc diễn cảm.
2. Hiểu
- Hiểu nội dung: Câu chuyện khuyên các con phải yêu thương các loài chim. Chim chóc không sống được nếu chúng không được bay lượn trên bầu trời cao xanh, vì thế các con không nên bắt chim, không nên nhốt chúng vào lồng.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc
- Bảng ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động Dạy- Học chủ yếu 1. Ổn định: Sĩ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 hs lên bảng kiểm tra bài Mùa nước nổi - 3 HS lần lượt lên bảng
+ HS1 đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi: Thế nào là mùa nước nổi?
+ HS2 đọc đoạn 2,3 trả lời câu hỏi: Cảnh mùa nước nổi được tác giả miêu tả qua những hình ảnh nào?
+ HS3 đọc cả bài và nêu nội dung chính của bài. - Theo dõi HS đọc bài, trả lời và nhận xét.
3. Dạy học bài mới
3.1 Giới thiệu bài
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Bức tranh vẽ một chú Sơn Ca và một bông Cúc Trắng
- Con thấy chú chim và bông cúc thế nào? Có đẹp và vui vẻ không? - Bông Cúc và chim Sơn Ca rất đẹp.
- Vậy mà đã có chuyện không tốt xảy ra với chim Sơn Ca và Bông Cúc làm cả hai phải chết một cách rất đáng thương và buồn thảm. Muốn biết câu chuyện xảy ra như thế nào chúng ta cùng học bài hôm nay: Chim Sơn Ca và Bông Cúc Trắng.
3.2. Luyện đọc
* Đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần một. Chú ý phân biệt giọng của chim nói với bông cúc vui vẻ và ngưỡng mộ. Các phần còn lại đọc với giọng tha thiết, thương xót.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
* Luyện phát âm
- Đọc mẫu sau đó yêu cầu đọc các từ cần luyện phát âm đã ghi trên bảng phụ, tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm.
- 5 đến 7 HS đọc cá nhân, cả lớp đọc đồng thanh các từ: Sơn Ca, sung sướng, véo von, long trọng, lông, lìa đời, héo lả,...
- Yêu cầu HS đọc từng câu, nghe và bổ sung các từ cần luyện phát âm lên bảng ngoài các từ đã dự kiến.
- HS nối tiếp nhau đọc. Mỗi HS chỉ đọc 1 câu trong bài, đọc từ đầu cho đến hết bài
* Luyện đọc theo đoạn
- Gọi HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc cả lớp nghe theo dõi SGK - Hỏi bài tập đọc có mấy đoạn? - Bài tập đọc có 4 đoạn.
- Các đoạn phân chia như thế nào? + Đoạn 1: Bên bờ rào… xanh thẳm.
+ Đoạn 2: Nhưng sáng hôm sau… chẳng làm gì được.
+ Đoạn 3: Bỗng có hai cậu bé… héo lả đi vì thương xót.
+ Đoạn 4: Phần còn lại.
- Nêu yêu cầu luyện đọc đoạn, sau đó gọi một HS luyện đọc đoạn 1. - Trong đoạn văn có lời nói của ai?
(đoạn văn có lời nói của chim Sơn Ca với bông Cúc Trắng)
- Đó chính là lời khen ngợi của Sơn Ca với Bông Cúc. Khi đọc câu văn này, các con cần thể hiện được sự ngưỡng mộ của Sơn Ca.
- Giáo viên đọc mẫu câu nói của sơn ca và cho HS luyện đọc câu này. - Gọi HS khác đọc lại đoạn 1 , sau đó hướng dẫn HS đọc đoạn 2 - Gọi HS đọc đoạn 2.
- 1 HS khá đọc bài 1 HS đọc bài sau đó nêu cách ngắt giọng. Các HS khác nhận xét, thống nhất cách ngắt giọng: Bông cúc muốn cứu chim/ nhưng chẳng
làm gì được.
Cho HS luyện đọc câu văn trên, sau đó đọc cả đoạn văn thứ 2.
- Hướng dẫn khi đọc đoạn văn này, các con cần đọc với giọng thương cảm, xót xa và chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm, gợi tả như: cầm tù, khô
bỏng, ngào ngạt, an ủi, vẫn không đụng đến, chẳng, khốn khổ, lìa đời,héo lả.
- Gọi HS đọc lại đoạn 3. - Gọi HS đọc đoạn 4.
- Hướng dẫn HS ngắt giọng.
- Dùng bút chì vạch vào các chỗ cần ngắt giọng trong câu:
Tội nghiệp con chim!//Khi nó còn sống và ca hát,/ các cậu để mặc nó chết vì đói khát.// Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.//
Đọc cả bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn.
(Bốn HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 đoạn)
- Chia nhóm Hs, mỗi nhóm có 4 HS và yêu cầu đọc bài trong nhóm. - Theo dõi HS đọc bài theo nhóm.
(Lần lượt từng HS đọc bài trong nhóm của mình, các HS trong cùng nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.)
* Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân và đọc đồng thanh. - Tuyên dương các nhóm đọc bài.
- Các nhóm cử đại diện thi đọc cá nhân hoặc một HS bất kì đọc theo yêu cầu của GV, sau đó thi đọc đồng thanh đoạn 2.
* Đọc đồng thanh
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3,4
- Gọi một HS đọc đoạn 1 của bài. (1 HS khá đọc bài, cả lớp theo dõi đọc thầm theo), để làm các bài tập đọc hiểu.
Khoanh tròn vào đáp án đúng:
1. Chim Sơn Ca nói về Bông Cúc như thế nào?