2.4.2.4. Dạng bài tập tái hiện nội dung bài đọc
2.4.4. Các dạng bài tập đọc – hiểu 40.
2.4.4.4. Bài tập nâng cao
Dạng bài tập này đối với học sinh lớp 2, 3 là tương đối khó đối với học sinh, vì đây không phải là dạng bài tập tái hiện có thể tìm thấy trong những câu chữ trực tiếp trong bài để trả lời mà yêu cầu học sinh phải khái quát, suy luận để đưa ra câu trả lời.
Dạng bài tập này yêu cầu học sinh phải tư duy cao để có thể làm được các bài tập mang tính tư duy trìu tượng.
MÙA XUÂN
Xiến tóc bay quanh quẩn mãi nhưng chịu không tìm ra đâu là nhà Bọ Ngựa. Nghĩ rằng Bọ Ngựa đánh lừa mình, Xiến Tóc tức lắm, hậm hực định quay về. Vừa lúc đó cô Cánh Cam vè vè bay ngang qua. Xiến Tóc liền xả ra một thôi một hồi những lời trách móc nặng nề, rồi lại lấy cả bức thư lá sồi để phân trần với Cánh Cam. Lá thư viết trên tấm lá sồi đỏ thắm. Trong thư, Bọ Ngựa viết : « Lúc nào rảnh rỗi, bác bớt chút thời gian sang nhà mới của chúng tôi. Nhà tôi ở lưng chừng cây cơm nguội to nhất. Mùa này, lá vàng rực một góc phố.Bác cứ tới ngã tư cây sấu, nhìn về phía tay phải, thế nào cũng nhận ra khu nhà của chúng tôi ngay !... »
Xem xong thư, cô Cánh Cam cười ngặt nghẽo rồi giải thích cho bác Xiến Tóc hiểu. Hóa ra Bọ Ngựa viết lá thư này từ độ cuối thu. Hồi ấy, cây cơm nguội lá đang vàng thật nhưng Xiến Tóc lại không sang. Giờ đang là đầu xuân, lá mới đẫ xanh mướt. Xiến Tóc ngượng quá, không kịp cảm ơn, vù bay
mất.
( Trần Hoài Dương)
Dựa vào nội dung bài đọc khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu :
1. Xiến Tóc bay quanh quẩn để làm gì ? A. Để tìm thức ăn.
B. Để tìm đường về nhà. C. Để tìm nhà Bọ Ngựa.
2. Xiến Tóc trách Bọ Ngựa vì lí do gì ?
B. Vì Xiến Tóc nghĩ Bọ Ngựa cố tình không chỉ đúng đường đến nhà mình.
C. Vì Bọ Ngựa không ra đón Xiến Tóc.
3. Ngôi nhà Bọ Ngựa được tả trong thư có đặc điểm gì ?
A. Nằm ở lưng chừng cây cơm nguội to nhất, mùa này lá cây vàng rực. B. Gần ngã tư cây sấu.
C. Cả hai ý trên đều đúng.
4. Vì sao Xiến Tóc không tìm thấy ngôi nhà có đặc điểm như trong thư Bọ Ngựa kể ?
A. Vì Bọ Ngựa đã cố tình chỉ nhầm nhà. B. Vì cây cơm nguội đã bị chặt.
C. Vì đang là mùa xuân nên lá cơm nguội đã chuyển sang màu xanh. 5. Bài văn trên có mấy loài động vật :
A. 2 loài đó là... B. 3 loài đó là... C. 4 loài đó là...
6. Bộ phận in đậm trong câu : « Mùa này, lá vàng rực một góc phố » trả lời cho câu hỏi nào ?
A. Khi nào ? B. Ở đâu ? C. Mùa nào ?
7. Bộ phận in đậm trong câu : «Lá thư viết trên tấm lá sồi đỏ thắm» trả lời cho câu hỏi nào ?
A. Ở đâu ? B. Cái gì ? C. Như thế nào ?
8. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? A.So sánh.
B. Nhân hóa.
9. Trong bài văn, những loài vật, loài cây nào được nhân hóa ? A. Bọ Ngựa, Cánh Cam, Xiến Tóc, cây cơm nguội. B. Cánh Cam, Xiến Tóc.
C. Bọ Ngựa, Cánh Cam, Xiến Tóc.
10.Những loài vật trên được phân hóa bằng những cách nào ?
A.Dùng những từ ngữ chỉ người, chỉ hoạt dộng, đặc điểm, tính cách của người để chỉ sự vật.
B. Trò chuyện với sự thân mật như người với người. C. Bằng cả hai cách trên.
CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy,loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị diệt,nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo :
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo :
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
(Theo truyện cổ dân tộc Chăm) Dựa vào nội dung bài đọc, khanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu :
1. Xưa kia loài kiến sống thế nào ? A. Sống riêng lẻ.
B. Sống thành đàn. C. Sống theo nhóm.
2. Vì sao loài kiến chết dần chết mòn ? A. Vì loài kiến yếu ớt.
B. Vì loài kiến sống lẻ một mình. C. Vì kiến yếu ớt lại sống lẻ một mình.
3. Khi thấy loài kiến sắp bị tiêu diệt, kiến đỏ đã làm gì ? A. Bò đi khắp nơi lánh nạn.
B. Rủ các con kiến còn sống sót ở chung. C. Đi khắp nơi học cách tự bảo vệ mình. 4. Kiến sống tập trung để làm gì ?
A. Vì ở đông sẽ vui hơn.
B. Vì ở đông sẽ không ai bắt nạt.
C. Vì sức kiến yếu, đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh. 5. Kiến đỏ khuyên các kiến sống ở đâu ?
A. Dưới lòng đất. B. Trên mặt đất. C. Trên cây.
6. Kiến đỏ khuyên đồng loại nên sử dụng thức ăn như thế nào ? A. Dự trữ thức ăn.
B. Kiếm được bao nhiêu ngày ăn hết bấy nhiêu. C. Mỗi con giũa một ít thức ăn.
7. Lời khuyên của kiến đỏ đã mang lại kết quả gì ? A. Loài kiến kiếm được nhiều thức ăn hơn. B. Loài kiến ngày càng đông đảo hơn. C. Loài kiến ngày càng khỏe hơn. 8. Theo em loài kiến có đức tính gì đáng quý ?
A. Đoàn kết, thông minh, chăm chỉ.
B. Đoàn kết, hiền lành, chăm chỉ, biết lo xa. C. Đoàn kết, hiền lành, chăm chỉ.
9. Chuyện của loài kiến muốn nói với em điều gì ? A. Phải chăm chỉ, cần cù lao động.
B. Không bắt nạt các loài vật nhỏ. C. Đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
10. Đặt một câu theo mẫu «Ai – là gì ?» để nói về loài kiến.
……… ……… 11. Cụm từ «Xưa kia. Loài kiến chưa sống thành đàn» trả lời cho câu hỏi nào dưới đây ?
A. Khi nào ? B. Ở đâu ? C. Cái gì ?
Hệ thống các bài tập được xây dựng theo mức độ học sinh, giúp cho học sinh yêu thích và hứng thú học môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2, 3 nói riêng. Mỗi dạng bài tập được triển khai và thực hiện ở một thời gian và mức độ khác nhau. Như ở lớp 2, hệ thống bài tập chỉ dừng lại ở mức độ là các bài tập trắc nghiệm, nhưng khi lên lớp 3 thì các dạng bài tập không chỉ dừng lại ở dạng bài tập trắc nghiệm, mà còn được xây dựng dưới dạng tự luận. Các dạng bài tập ứng với các bài kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh. Bài tập theo tuần dùng để đánhgiá kiến thức học sinh qua từng bài học. Bài tập theo chủ đề và bài tập ôn tập dùng để đánh giá kiến thức tổng hợp cuả học sinh.Còn dạng bài tập nâng cao dùng để đánh giá kiến thức của học sinh ở một mức độ cao hơn. Đó là phải tư duy để làm bài tập.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong dạy học đọc hiểu giáo viên phải là người hướng dẫn, dìu dắt, nêu vấn đề để HS trao đổi, thảo luận; là người dạy về phương pháp đọc chứ không phải đọc thay, biến HS thành thính giả thụ động của mình. Do đó, việc thiết kế các dạng bài tập khác nhau để giúp học sinh đọc hiểu là một khâu có ý nghĩa then chốt khi dạy tập đọc. Tuy nhiên, dù sử dụng phương pháp và phương tiện nào thì GV cũng cần thiết kế các hoạt động sao cho có thể giúp HS tự đọc VB và biết vận dụng các kỹ năng phân tích, suy luận để đưa ra được các dẫn chứng trong VB làm cơ sở cho các nhận định, phân tích của mình. Đồng thời có lúc phải để cho mỗi HS có quyền đọc hiểu theo kinh nghiệm cảm xúc của mình. Từ đó hình thành cho các em khả năng phân tích và tổng hợp VB. Ngoài ra, GV cũng nên tạo thật nhiều cơ hội cho HS nghiên cứu, thử sức mình qua các bài tập lớn về VB được đọc.
Thực tế hiện nay học sinh nói chung và học sinh Tiểu học nói riêng đang có xu hướng xa dần văn chương. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như các em có quá nhiều thứ phải học, các bậc phụ huynh không quan tâm đến việc đọc và viết văn của con em mình bằng các môn học khác như tin học, tiếng anh, toán, các môn năng khiếu… nhưng cũng có thể do giáo viên chưa lôi cuốn được học sinh, chưa giúp học sinh tìm ra được cái hay, cái đẹp của văn chương. Các văn bản nghệ thuật cũng được nhiều giáo viên dạy như một văn bản khoa học khô khan. Thêm vào đó, một số giáo viên tỏ ra cứng nhắc trong khi dạy học không chịu chấp nhận những suy nghĩ của hoc sinh khiến cho các em không còn hứng thú với công việc học văn nữa.
Để góp phần khắc phục những hạn chế đó, chúng tôi đã thiết kế xây dựng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 giúp các em đọc hiểu và chiếm lĩnh được văn bản, củng cố kiến thức về văn học. Qua quá trình làm bài, học sinh còn được rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản giúp các em phát triển khả năng học tập của mình.