Cách thức tổ chức của các dạng bài tập đọc hiểu

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 trường tiểu học tứ mỹ tam nông – phú thọ (Trang 37 - 38)

2.4.2.4. Dạng bài tập tái hiện nội dung bài đọc

2.4.3. Cách thức tổ chức của các dạng bài tập đọc hiểu

Cách thức tổ chức các dạng bài tập đọc – hiểu dựa trên hai căn cứ vào yêu cầu đọc và hiểu văn bản và nhận thức của học sinh. Tuy nhiên việc tổ chức các dạng bài tập phải đảm bảo yêu cầu là:

Các bài tập đọc hiểu phải đảm báo tính vừa sức được thể hiện là những ngữ liệu được đưa ra trong bài tập gần gũi với các em, đây là một yêu cầu cần thiết nếu không chú ý đến yêu cầu này thì bài tập sẽ không mang tính khả thi. Học sinh tiểu học vốn không có tính kiên trì nên các em sẽ mau chán nản, không muốn làm khi gặp những bài tập quá khó. Tuy nhiên những bài tập dễ quá cũng không làm cho các em thích thú. Tính vừa sức còn thể hiện ở chỗ bài tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trong một lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, mỗi đối tượng có khả năng đọc hiểu và cảm thụ văn học riêng, vì vậy bài tập cần có tính vừa sức với các em để các em phát huy năng lực học tập của mình.

Bài tập đọc hiểu phải đảm bảo tính giáo dục, phân môn tập đọc với mục tiêu quan trọng đó là “Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” cho học sinh. Mỗi bài tập ngoài mục đích hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo còn hướng đến một mục đích giáo dục nào đó như: giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, tình yêu đồng bào, giáo dục tình cảm thẩm mĩ, hướng đến cái thiện, lên án cái ác… Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy rõ được vai trò chỉ đạo, định hướng của giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập đọc hiểu văn bản góp phần làm cho giờ học đạt hiệu quả cao, kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Đề xuất để nâng cao hệ thống bài tập

Để nâng cao hiệu quả của hệ thống các dạng bài tập rèn kĩ năng đọc hiểu cho học sinh, điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố

con người - giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng. Những câu hỏi bài tập của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh. Học sinh có sự hứng thú, tò mò hay không? Học sinh có tìm được câu trả lời hay không? những điều này phụ thuộc vào chính những câu hỏi bài tập của giáo viên. Có những bài tập tạo ra sự tích cực, và cũng có những câu hỏi bài tập không gây nên phản ứng gì cho học sinh.

Hiệu quả của bài tập phụ thuộc vào những kĩ năng đặt câu hỏi sau đây: + Câu hỏi bài tập đặt ra học sinh có làm được không?

+ Bạn có khen ngợi hay ghi nhận bài làm đúng của học sinh không? + Bạn có tránh làm cho học sinh ngại ngùng với câu trả lời của mình không?

+ Nếu không có ai trả lời, bạn có thể đặt một câu hỏi khác đơn giản hơn để gợi mở cách trả lời câu hỏi ban đầu không?

+ Câu hỏi của bạn có ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu không? + Bạn có thể phân phối bài tập đều cả lớp không?

Hơn nữa sự linh hoạt của giáo viên trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, ứng xử sư phạm để thích ứng với sự thay đổi của đối tượng và hoàn cảnh là yếu tố quan trọng cho sự thành công của mỗi bài dạy.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh lớp 2, 3 trường tiểu học tứ mỹ tam nông – phú thọ (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)