Cân đối (1) giữa Tài sản và Nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 39 - 41)

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2012 2013 2014

(1) 4.177 4.304 4.474

(2) 13.296 15.413 14.768

(3) (9.119) (11.109) (10.294)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

(1) = B. Nguồn vốn chủ sở hữu.

(2) = A. Tài sản (I+II+IV+V(2,3)+VI) + B. Tài sản (I+II+III). (3) = (1) – (2): Phần chênh lệch.

Cân đối này sẽ cho chúng ta biết nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có đảm bảo trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp không? Từ cân đối trên ta có bảng 2.6.

Ta thấy:

Năm 2012: Nguồn vốn chủ sở hữu hơn 4 tỷ nhưng vẫn không đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp. Công ty thiếu một lượng vốn hơn 9 tỷ đồng, điều này bắt buộc công ty phải vay thêm vốn của ngân hàng hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, ta thấy:

Vay: Gần 8 tỷ đồng.

Vốn chiếm dụng: Hơn 2,4 tỷ đồng

Công ty thiếu một lượng vốn hơn 9 tỷ, nhưng vốn đi vay và chiếm dụng lại hơn 10 tỷ. Vì giữa năm 2012 công ty đã bắt đầu lên kế hoạch mở rộng quy mô phát triển công ty, và công ty đã vay thêm hơn nhu cầu 1 tỷ nhằm lấy vốn để thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô.

Năm 2013: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng, nhưng đồng thời quy mô hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên làm cho công ty thiếu một lượng vốn còn cao hơn năm 2012, với số tiền thiếu là khoảng 11 tỷ đồng. Do đó công ty tiếp tục vay ngân hàng và chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cụ thể:

Vay: Gần 8,5 tỷ đồng.

Vốn chiếm dụng: Hơn 3,2 tỷ đồng

Năm 2014: Nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên chút ít, và quy mô hoạt động có giảm nên nhu cầu vốn có giảm so với năm 2013. Tuy nhiên vẫn thiếu một lượng vốn rất lớn hơn 10 tỷ đồng, và công ty vẫn phải bù đắp bằng cách:

Vay: 7,5 tỷ đồng

Vốn chiếm dụng: Hơn 3,1 tỷ đồng

Qua phân tích trên ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ trang trải cho những hoạt động chủ yếu của công ty, nên doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng hoặc chiếm dụng vốn của các đơn vị khác, điều này là phổ biến đối với các công ty thương mại như công ty Nga Kim Phát. Thông qua bảng cân đối kế toán ta thấy công ty vay vốn ngắn hạn

để bù đắp cho khoản thiếu hụt tạm thời trong kinh doanh, đây là nguồn vốn hợp pháp và không có tình trạng quá hạn trong thanh toán nên công ty có được sự tín nhiệm khá cao của ngân hàng cho vay. Để thấy rõ hơn và xem xét số vốn vay có hợp lý không, có đáp ứng được như cầu vốn còn thiếu không ta tiếp tục xét mối quan hệ cân đối thứ 2.

2.2.1.3.2 Cân đối 2

B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [I(1)+II] = A. Tài sản [I+II+IV+V(2,3)] + B. Tài sản [I+II+III] Trong đó:

A. Nguồn vốn [I(1) + II] = Vay ngắn hạn + Nợ dài hạn. Từ cân đối này ta có bảng 2.7 (Phụ lục B).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 39 - 41)