Giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

3.2 Giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả tài chính

3.2.1 Dự đoán sơ bộ những nhân tố ảnh hƣởng đến công ty trong năm tới

Hoạt động xây dựng ngày càng phát triển, nhu cầu về mặt hàng gạch men và trang trí nội thất ngày càng nhiều.

Chính sách hội nhập tạo điều kiện cho nhiều đối thủ mạnh tham gia thị trường, tình hình kinh doanh sẽ có sự cạnh tranh gay gắt hơn trong thời gian tới.

Giá các mặt hàng thiết yếu như điện, nước sẽ tăng do nhu cầu ngày càng cao nhưng nguồn cung cấp thì không đáp ứng đủ.

3.2.2 Điều chỉnh lại cơ cấu tài chính

3.2.2.1 Xây dựng cấu trúc vốn mục tiêu

Trước tiên, công ty cần dựa vào tình hình tài chính của mình và thiết lập nên một cấu trúc vốn mục tiêu (hay cấu trúc vốn tối ưu) để đạt được lợi ích kinh tế cao nhất và có chi phí sử dụng vốn thấp nhất có thể.

Lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng có một cơ cấu vốn tối ưu ở đó quản lý công ty có thể gia tăng giá trị của công ty bằng cách sử dụng tỷ số đòn bẩy phù hợp. Theo cách tiếp cận này, công ty trước tiên có thể hạ thấp chi phí sử dụng vốn thông qua việc gia tăng sử dụng nợ bởi vì chi phí sử dụng nợ thấp hơn do có khoản tiết kiệm thuế. Bời vì lãi vay là chi phí được khấu trừ thuế, cho nên sử dụng nợ giúp công ty tiết kiệm được thuế.

3.2.2.2 Đối với tài sản – nguồn vốn

Tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán nhanh, làm giảm bớt rủi ro thanh toán.

Tăng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, để mở rộng hơn chính sách thu tiền bán hàng nhằm thúc đẩy doanh thu tiêu thụ. Và tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá nhiều trong khi công ty không có đủ số vốn nhu cầu.

Giảm tỷ trọng hàng tồn kho đến mức thấp nhất có thể nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, giải phóng lượng vốn tồn đọng.

Giảm tỷ trọng vay để chủ động hơn về mặt tài chính và giảm chi phí đi vay, góp phần làm tăng lợi nhuận.

3.2.3 Nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh Nâng cao doanh thu Nâng cao doanh thu

Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng khách hàng công ty nên mở rộng chính sách thu tiền bán hàng một cách linh hoạt hơn. Kết hợp áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.

Khai thác thị trường bán lẻ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh công ty cũng như chất lượng sản phẩm mà công ty kinh doanh đến khách hàng.

Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá đối với khách hàng mua số lượng lớn.

Thực hiện tốt dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nơi cho khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ lâu bền với khách hàng.

Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng khách hàng, đối với khách hàng mới có tiềm năng nên bán giá mềm dẻo để tạo ấn tượng tốt ban đầu.

Xây dựng đội ngũ nhân viên kinh doanh ngày càng chuyên môn, am hiểu sản phẩm, có khả năng tư vấn cho khách hàng, có khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường.

Kiểm soát chi phí

Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời tình hình thị trường tiêu thụ, so sánh về giá cả hàng hóa công ty đang kinh doanh với giá cả của đối

thủ cạnh tranh để xác định giá bán đầu ra hợp lý, sao cho tỷ lệ giá vốn hàng bán giảm đến mức thấp nhất đồng thời doanh thu đạt ở mức cao nhất có thể.

Hạn chế đến mức thấp nhất nguồn vốn vay ngân hàng để giảm bớt chi phí tài chính trong hoạt động kinh doanh. Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể, dự báo doanh thu, lượng vốn đầu tư tăng thêm, xác định lượng hàng tồn kho hợp lý và tránh tình trạng mở rộng hàng tồn kho quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng không cần thiết.

3.2.4 Hạn chế rủi ro trong thanh toán

Trong thời gian tới công ty cần bổ sung dần lượng vốn bằng tiền đến một mức độ thích hợp hơn để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh tốt hơn. Tốt nhất công ty nên lập quy trình luân chuyển tiền mặt để xác định mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý sao cho đảm bảo thanh toán nhưng không bị ứ đọng vốn quá mức.

Khi đầu tư vào tài sản cố định thì nên sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc vay vốn dài hạn để tránh tình trạng mất cân đối như năm 2012 và 2013, gây ra gánh nặng thanh toán nợ ngắn hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)