Cân đối (3) giữa Tài sản và Nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 43 - 44)

ĐVT: Triệu đồng

NĂM 2012 2013 2014

(7) 4.177 4.304 4.474

(8) 4.977 4.697 4.417

(9) (800) (393) 57

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Nga Kim Phát)

Ta thấy trong năm 2012 và 2013 nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, cụ thể:

Năm 2012 nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp thiếu một khoảng là 800 triệu, không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn.

Năm 2013 mặc dù vốn chủ sở hữu tăng lên và TSCĐ giảm xuống do có sự hao mòn lũy kế qua các năm nhưng vẫn còn thiếu một khoảng 393 triệu đồng, nguồn tài trợ thường xuyên tiếp tục không bù đắp đủ cho tài sản dài hạn.

Như vậy trong hai năm 2012 và 2013 doanh nghiệp phải dùng một phần nợ ngắn hạn để bù đắp cho tài sản dài hạn, làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, điều đó đặt doanh nghiệp vào tình trạng nặng nề về thanh toán nợ ngắn hạn.

Năm 2014 khả quan hơn, vốn hoạt động thuần là 57 triệu đồng > 0, tức nguồn tài trợ thường xuyên > số tài sản dài hạn, do nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng, đồng thời tài sản cố định giảm do khấu hao hằng năm. Trong trường hợp này nguồn tài trợ thường xuyên không những được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Cho thấy cân bằng tài chính trong năm 2014 là cân bằng tốt và an toàn hơn hai năm trước đó.

2.2.2 Phân tích cơ cấu tài sản

Trong phần phân tích cơ cấu tài sản này, bên cạnh việc so sánh sự biến động giữa giá trị đầu kỳ với cuối kỳ, chúng ta còn xem xét từng tỷ trọng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý của việc phân bố. Ta có bảng 2.10 kết quả phân bố tài sản tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 43 - 44)