Kỳ thu tiền bình quân (DSO)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 26)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

1.3 Phương pháp nghiên cứu

1.3.1.6.3 Kỳ thu tiền bình quân (DSO)

Kỳ thu tiền bình quân (DSO) =

Số nợ cần phải thu Doanh thu bình quân mỗi ngày

Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi được khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại.

1.3.1.6.4 Số vòng quay vốn lƣu động

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản lưu động nói chung mà không có sự phân biệt giữa hiệu quả hoạt động tồn kho hay hiệu quả hoạt động khoản phải thu. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản lưu động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay vốn lưu động =

Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

1.3.1.6.5 Số vòng quay vốn cố định

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Cũng như vòng quay vốn lưu động, tỷ số này được xác định riêng biệt nhằm đánh

giá hiệu quả hoạt động của riêng tài sản cố định. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản cố định của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay vốn cố định =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định, ta cần dựa thêm chỉ tiêu sau:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố

định = Lợi nhuận ròng Vốn cố định 1.3.1.6.6 Vòng quay tổng tài sản Số vòng quay toàn bộ vốn = Tổng doanh thu Tổng tài sản

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không có phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Tỷ số này cho biết mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

1.3.1.7 Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh, nếu chỉ thông qua tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để đánh giá doanh nghiệp hoạt động tốt hay xấu thì có thể đưa ra kết luận sai lầm, có thể phần lợi nhuận này không tương xứng với chi phí bỏ ra. Vì vậy, ta cần đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, với số vốn mà doanh nghiệp đã huy động vào kinh doanh.

1.3.1.7.1 Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

Mức lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, lợi nhuận ở đây là lợi nhuận sau thuế.

Tỷ số này cho biết lợi nhuận bằng bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.3.1.7.2 Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số ROE được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu. ROE cho biết bình quân mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Lợi nhuận trên vốn tự có =

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu

1.3.1.7.3 Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Lợi nhuận trên toàn bộ vốn =

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) được thiết kế để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. ROA cho biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

1.3.2 Phƣơng pháp DUPONT

Phân tích DuPont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính công ty bằng cách nào.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ DUPONT

1.4 Kết luận

Như vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của một công ty cụ thể để tiến hành các kỹ thuật phân tích như phân tích tỷ số, phân tích DuPont nhằm đánh giá tình hình tài chính của công ty để có những quyết định phù hợp. Quan tâm đến phân tích báo cào tài chính công ty thường gồm có ba nhóm chính: các nhà quản lý công ty, các chủ nợ và các nhà đầu tư. Mỗi người đều có mỗi quan tâm đến những khía cạnh khác nhau đối với tình hình tài chính công ty. Tuy nhiên, hầu hết đếu chú trọng đến phân tích tỷ số và thường sử dụng phân tích tỷ số để đánh giá các mặt sau: khả năng thanh toán, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý nợ, khả năng sinh lợi và kỳ vọng của thị trường vào giá trị công ty. Để có thể hiểu rõ hơn quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp, chúng ta sẽ bước sang chương 2 với nội dung phân tích tài chính của công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát giai đoạn 2012 – 2014.

CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ SẢN XUẤT NGA KIM PHÁT GIAI ĐOẠN 2012 – 2014 2.1 Giới thiệu chung về công ty

2.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát được thành lập giấy phép kinh doanh số 0312784582 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/06/2011.

Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát.

Trụ sở chính: 4/5B Chánh Hưng, Phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Điện thoại: (083) 8501762.

Hình thức sở hữu: Công ty TNHH Một Thành Viên. Vốn đăng ký điều lệ: 1.900.000.000 đồng.

Là công ty chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng và nội thất. Mặt hàng chủ lực của công ty là các mặt hàng phục vụ trong xây dựng như: Đá cắt, đá mài; ống nước, khóa nước; các công cụ hàn; các máy móc thiết bị điện;...

Đến nay, công ty chỉ mới được thành lập chưa được 4 năm và đang trong giai đoạn đầu phát triển.

2.1.2 Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH Thƣơng mại Dịch vụ và Sản xuất Nga Kim Phát

Qua sơ đồ 2.1 có thể thấy được công ty đã có sự thiết lập cơ cấu tổ chức một cách cơ bản và đầy đủ nhất, phù hợp cùng với quy mô hoạt động và sự phát triển của công ty. Các bộ phận, phòng ban được phân chia một cách cụ thể, chức năng riêng biệt nhưng vẫn liên kết được với nhau bởi người điều hành.

Ưu điểm của bộ máy này là có được sự rõ ràng trong cách thức quản lý, phân công rõ ràng chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban. Đáp ứng tốt những tiêu chuẩn cơ bản của một bộ máy công ty cho điều kiện hội nhập kinh tế.

Ban giám đốc: Gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc.

Giám đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh xảy ra của đơn vị.

Phó giám đốc phụ trách chung: Thay mặt cho giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của đơn vị khi được Giám đốc ủy quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

Phó giám đốc nội chính: Có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch kinh doanh cho phù hợp và giúp giám đốc phụ trách về vấn đề hành chính nhân sự.

Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc quản lý và xây dựng kế hoạch

kinh doanh đầu vào, đầu ra, điều chỉnh cân đối kế hoạch kinh doanh. Đồng thời phòng kinh doanh cũng thực hiện kiểm tra kế hoạch đang tiến hành nhằm thực hiện, điều chỉnh kịp thời sự mất cân đối nếu có xảy ra. Ngoài ra, đội tiếp thị có trách nhiệm nắm bắt nhu cầu thị trường, giới thiệu mẫu mã, giá cả, chủng loại cho khách hàng tham khảo.

Bộ phận kho: Gồm thủ kho đội vận tải.

Thủ kho: tổ chức giao nhận, bảo quản vật tư hàng hóa theo kế hoạch của công ty. Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ và đề ra biện pháp phòng ngừa, đề xuất xử lý vật tư hàng hóa hư tại công ty.

Đội vận tải chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về kho của công ty và chở hàng cho khách khi có yêu cầu.

Phòng quản lý: Gồm đội kế toán – tài chính và đội hành chính – nhân sự.

Kế toán – Tài chính: Là phòng chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan đến tài chính, ngân hàng, thu phí, thanh toán. Quản lý quỹ công ty, lo vốn và tạo nguồn tài chính cho sản xuất kinh. Theo dõi và giải quyết công nợ. Theo dõi các hợp đồng thương mại. Quản lý sổ sách tài sản. Báo cáo, phân tích và đánh giá hoạt động tài chính.

Hành chính – Nhân sự:

Quản lý nhân sự: Quản lý hồ sơ nhân sự, quản lý về các vấn đề chế độ, chính sách, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tổng hợp nhu cầu và lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, lao động trong công ty. Bố trí sắp xếp cán bộ nhân viên trong công ty, quản lý hồ sơ nhân viên, đề bạt tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, đề xuất lương cho công nhân viên, tập hợp các bảng chấm công, tính lương cho cán bộ công nhân viên.

Quản lý hành chính của công ty: Xây dựng các chính sách, điều lệ cho công ty. Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội quy, quy chế, chính sách của công ty.

Quản lý tài sản thuộc khối văn phòng như mua văn phòng phẩm, đồng phục, bảo hộ lao động, bàn ghế, máy móc văn phòng như vi tính, máy in, fax, điện thoại, lo bố trí họp hành, hội thảo, hội nghị, tiếp khách, lên lịch công tác của sếp và các phòng ban bộ phận điều xe,... phục vụ hậu cần của công ty.

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của công ty TNHH Thƣơng Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát

(Nguồn: Phòng Ban giám đốc công ty Nga Kim Phát)

Như vậy, qua sự phân bố cũng như các chức năng nhiệm vụ ở từng phòng ban, có thể thấy được quy mô chặt chẽ, hợp lý của việc phân bố nhân sự ở công ty. Mọi công việc điều có các nhân viên phụ trách chính. Điều này càng làm tăng lên sự phân bố cực kỳ rõ ràng trong việc tổ chức công ty. Tuy nhiên, số lượng nhân sự của công ty còn thấp, điều này sẽ dẫn đến lượng công việc của một nhân viên sẽ rất nhiều, việc xử lý công việc sẽ không được nhanh chóng kịp thời và hiệu quả thấp. Vì vậy, công ty cần có sự bổ sung thêm nhân sự nhằm đáp ứng được lượng công việc nhiều trong công ty, cũng như giảm bớt thời gian giải quyết lượng công việc và giúp công việc đạt được hiệu quả cao hơn.

2.1.3 Tình hình nhân sự

Qua bảng 2.1 ta có tổng số lượng lao động trong công ty là 15 người. Trong đó: Lao động có trình độ Đại học là 60%, chiếm ưu thế hơn so với trình độ Trung cấp – Cao đẳng. Có thể thấy công ty đang sử dụng một nguồn nhân lực có trình độ cao.

Giới tính lao động nam nữ trong công ty tương đối như nhau.

Độ tuổi lao động rơi nhiều vào tâm 20 đến 30 tuổi, chứng tỏ công ty đang có một nguồn lực lao động trẻ, khỏe, năng động và đầy sáng tạo, phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh thương mại của công ty.

Đội ngũ nhân sự trẻ, trình độ cao, năng động là những yếu tố không thể thiếu của một công ty thương mại hiện nay. Sự trẻ, khỏe và trình độ sẽ giúp công ty dễ dàng học hỏi, tiếp cận được với những cái mới, cái hay, cái đa dạng trong lĩnh vực thương mại và

Ban giám đốc Phòng kinh doanh Bộ phận kho

Đội tiếp thị

Đội vận tải Hành chính – nhân sự Kế toán – Tài chính Thủ kho

Đội kinh doanh

điều này là rất cần thiết cho một công ty đang phát triển. Có thể thấy cơ cấu nhân sự hiện tại của công ty đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của một công ty thương mại.

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự công ty Nga Kim Phát

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động 15 100

Phân theo trình độ

Đại học 9 60

Trung cấp - Cao đẳng 6 40

Phân theo giới tính

Nam 7 46,7

Nữ 8 53,3

Phân theo độ tuổi

Từ 20 đến 30 tuổi 12 80

Từ 31 đến 40 tuổi 1 6,7

Từ 41 trở lên 2 13.3

(Nguồn: Phòng Ban Giám đốc công ty Nga Kim Phát)

2.1.4 Doanh số

Tình hình doanh thu và lợi nhuận ở bảng 2.2 sẽ cho ta có cái nhìn sơ bộ về công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát trong ba năm qua. Đây là cơ sở cho những nguyên nhân và mục tiêu phân tích ở các phần sau.

Bảng 2.2: Tình hình doanh thu qua ba năm

ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 38.712 35.657 37.806 (3.055) (7,89) 2.149 6,03 Chi phí 38.504 35.482 37.570 (3.022) (7,85) 2.088 5,88 LNTT 208 175 236 (33) (15,87) 61 34,86 Thuế 52 44 59 (8) (15,38) 15 34,09 Lợi nhuận ròng 156 131 177 (25) (16,02) 46 35,11

Về doanh thu: Ta thấy có sự tăng giảm trong ba năm qua, cao nhất là năm 2012

với số tiền đạt được là hơn 38 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2013 doanh thu lại giảm với số tiền hơn 35 tỷ, giảm so với năm 2012 là hơn 3 tỷ đồng. Trong năm 2014, ta thấy có sự gia tăng trở lại của doanh thu với số tiền hơn 37 tỷ đồng nhưng vẫn thấp hơn năm 2012 với số tiền gần 1 tỷ. Mà doanh thu thì chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, đồng thời được tạo nên từ nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó nguồn thu quan trọng nhất chính là nguồn thu từ hoạt động kinh doanh. Chính vì thế để tìm ra nguyên nhân làm tăng giảm doanh thu chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở phần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận cũng có sự tăng giảm qua các năm, nhưng điều đáng lưu ý

ở đây là lợi nhuận của năm 2014 cao nhất với số tiền hơn 177 triệu. Như vậy, mặc dù doanh thu của năm 2014 thấp hơn so với năm 2012 nhưng do kiểm soát tốt khoản mục chi phí nên lợi nhuận năm 2014 vẫn cao hơn so với hai năm trước đó. Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty trong năm 2014, bởi lẽ mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh trong ba năm qua là tương đối tốt, tất cả các năm đều có lợi nhuận. Qua bảng phân tích trên, ta thấy được tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doanh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận của năm 2013. Bên cạnh đó là sự bứt phá trở lại của năm 2014, làm cho năm 2014 trở thành năm dẫn đầu về lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công ty đã dần có những bước đi thích hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.5 Địa bàn kinh doanh

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất Nga Kim Phát hoạt động trong lĩnh vực buôn bán vật liệu xây dựng, địa bàn kinh doanh chính của công ty là tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy hai năm 2012 – 2013 doanh thu theo thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng cao hơn so với các thị trường khác. Năm 2013 thị trường Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 62%, tương đương 22.064 triệu đồng, các thị trường khác chiếm tỷ lệ 38% tương đương 13.524 triệu đồng. Do đó thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường trọng điểm và có nhiều khách hàng quen của công ty.

Tại các thị trường khác công ty đang từng bước xây dựng thương hiệu nên doanh thu có phần thấp hơn.

Năm 2014 tổng doanh thu cao hơn so với năm 2013. Và tỷ trọng giữa các thị trường có sự chuyển dịch rõ rệt hơn so với năm 2013. Tỷ trọng tại thị trường Thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)