Các tỷ số về kết cấu tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 66 - 68)

TỶ SỐ ĐVT 2012 2013 2014

Tỷ số nợ trên vốn tự có (D/E) Lần 2,48 2,72 2,42

Tỷ số nợ trên tài sản có % 71,24 73,10 70,74

Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,31 1,25 1,30

(Nguồn: Xử lý số liệu từ Bảng cân đối kế toán công ty Nga Kim Phát)

2.5.1.1.1 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho chúng ta biết được công ty đang sử dụng bao nhiêu đồng tiền nợ trên một đồng tiền vốn của mình trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy, năm 2012 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,48 đồng nợ tham gia hoạt động kinh doanh. Sang năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên 2,72 có nghĩa là có đến 2,72 đồng nợ cho mỗi đồng vốn trong hoạt động kinh doanh, cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ lên trong năm 2013. Năm 2014 khoản nợ có phần giảm xuống so với vốn chủ sở hữu, lúc này 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,42 đồng nợ, do công ty đã giảm khoản mục vay ngắn hạn.

Ta thấy công ty đã lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán, các khoản nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hóa là chủ yếu, và sẽ được thanh toán sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này tăng cao trong năm 2013, sau đó giảm trở lại trong năm 2014, cho thấy tình hình nợ trong năm 2014 là khả quan nhất trong 3 năm, do trong năm 2014 hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và hàng tồn kho có giảm xuống nên đã thanh toán bớt khoản nợ vay ngân hàng. Mặc khác các tỷ số trên cũng cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là chiếm dụng của nhà cung cấp và vay ngân hàng.

2.5.1.1.2 Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Qua bảng phân tích 2.23 ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản các năm như sau:

Năm 2012: 71,24%. Năm 2013: 73,10%. Năm 2014: 70,74%.

Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu là khá thấp. Tỷ lệ này tăng trong năm 2013, cho thấy nợ phải trả trong năm này có xu hướng tăng. Sang năm 2014 tỷ lệ này đã giảm trở lại và thấp nhất trong ba năm qua.

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm 2014 có giảm so với hai năm qua cho thấy công ty đã bắt đầu hạn chế nợ phải trả, chủ yếu là giảm nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ trên tài sản có của công ty vẫn còn khá cao, chứng tỏ công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, mức độ độc lập về tài chính của công ty là rất thấp.

2.5.1.1.3 Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong ba năm qua như sau: Năm 2012 = 1,31 lần.

Năm 2013 = 1,25 lần. Năm 2016 = 1,30 lần.

Ta thấy trong năm 2012 khả năng thanh toán lãi vay là 1,31. Trong năm 2013 giảm chỉ còn 1,25 tức là 1 đồng chi phí lãi vay thì chỉ có 1,25 đồng thu thập để thanh toán. Sang năm 2014 tỷ số này có tăng trở lại 1,30 lần nhưng vẫn không bằng năm 2012.

Ta thấy tỷ số thu nhập lãi vay của các năm đều lớn hơn 1, cho thấy công ty có khả năng thanh toán lãi vay. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ số này qua các năm là quá thấp, do công ty đi vay một lượng vốn khá lớn cho hoạt động kinh của mình, làm cho chi phí lãi vay chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh, tất yếu sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận còn lại của công ty.

2.5.1.2 Nhóm các tỷ số hiệu suất sử dụng vốn

Nhóm các tỷ số này sẽ cho chúng ta biết hiệu quả quản trị tài sản của công ty như thế nào. Trên cơ sở tính toán các tỷ số này, chúng ra có thể đánh giá các số liệu về các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán là cao hay thấp so với hiện tại cũng như mức độ hoạt động trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ sản xuất nga kim phát​ (Trang 66 - 68)