TIỂU KẾT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 37 - 39)

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi tôi rút ra một số kết luận cần thiết với việc đề xuất các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh:

Tính tích cực gắn với hoạt động, trạng thái lao động của chủ thể. Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lý vô cùng quan trọng và cần thiết của con người nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Tính tích cực nhận thức được hình thành và phát triển trong điều kiện trẻ được tiếp xúc hoạt động một cách tối đa nhất.

Thiên nhiên vô sinh là môi trường hoạt động vô cùng phong phú, rất có sức quyến rũ đối với trẻ. Vì đến với thiên nhiên vô sinh là sở thích vốn có của trẻ, nhưng không phải cứ đến với thiên nhiên vô sinh là trẻ biết phát hiện và cảm thụ được tính chất riêng biệt cũng như tiếp nhận được tất cả những tri thức phong phú của nó. Do đó người lớn cần phải dạy trẻ biết ngắm nhìn, quan sát và hoạt động với thiên nhiên vô sinh với thái độ say mê, trân trọng, cần phải tạo điều kiện để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên vô sinh với những hình thức và phương pháp sáng tạo, thiết thực, đem lại hiệu quả giáo dục cao.

Thực tiễn giáo dục mầm non cho thấy vấn đề phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên kết quả kiểm tra thực trạng cho thấy việc phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh chưa cao. Nguyên nhân là do giáo viên chưa có những biện pháp hữu hiệu để phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ sao cho hiệu quả nhất.

Hình thức tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ còn đơn điệu, chủ yếu là bằng hình thức hoạt động theo tập thể, chưa chú trọng việc tổ chức hoạt động theo nhóm. Phương pháp tổ chức của cô còn thiếu sáng tạo, dập khuân máy móc theo kinh nghiệm cá nhân.

Điều kiện vật chất còn hạn chế, số lượng trẻ đông. Giáo viên chưa chú ý đến sự tích cực của cá nhân trẻ trong khi hoạt động. Mặc dù đã cố gắng tổ chức hoạt động theo đúng chương trình của bộ giáo dục và đào tạo quy định, nhưng nhìn chung việc tổ chức của giáo viên vẫn còn qua loa, chưa thực sự lôi cuốn trẻ tích cực tham gia. Bên cạnh đó cô thường cho trẻ tnham gia vào các hoạt động dễ, ít đưa vào những yếu tố mới lạ, những tình huống hấp dẫn nên chưa duy trì được hứng thú của trẻ do đó trẻ luôn thụ động, hạn chế sự tích cực.

Như vậy để phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo lớn, giúp trẻ phát triển toàn diện, các nhà giáo dục, giáo viên mầm non cần phải chú ý nhiều hơn nữa vào việc tìm ra những biện pháp phù hợp để đem lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Việc nghiên cứu các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức trong hoạt động cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh cần khắc phục các tồn tại trong thực tiễn nhằm góp phần về đổi mới hình thức và phương pháp tổ chức giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ THIÊN NHIÊN VÔ SINH

2.1. Cơ sở định hướng cho việc xây dựng một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)