Phân tích kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 66 - 75)

- Bước 1: lập kế hoạch tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ.

3.9.3. Phân tích kết quả thử nghiệm

3.9.3.1. Phân tích kết quả trước thử nghiệm

Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ ở cả 2 nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng trong đề tài “Một số tính chất của đất”. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1

Để thể hiện tổng quan về mức độ tích cực nhận thức của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN trước thực nghiệm, chúng tôi có bảng 3.1 và biểu đồ

Bảng 3.1 Mức độ tích cực nhận thức của trẻ trước TN

Mức độ

Nhóm

Cao Tương đối cao TB Thấp

SL % SL % SL % SL %

ĐC 0 0 5 20 4 16 16 64

0 10 20 30 40 50 60 70 cao tương đối cao TB Thấp ĐC TN

Biểu đồ 3.1 So sánh mức độ tích cực nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm trước TN (tính theo %)

Mức độ tích cực nhận thức của trẻ ở cả 2 nhóm là khá thấp. Số trẻ có mức độ tích cực nhận thức thấp và trung bình chiếm đến 80% ở nhóm ĐC và 80% ở nhóm TN. Những trẻ có mức độ hứng thú thấp và hứng thú trung bình là những trẻ chưa có kỹ năng hoạt động, dễ bị ngoại cảnh chi phối… Ví dụ như các cháu: Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Phương Thúy, Lê Thùy Trang, Nguyễn Thu Thảo, Phạm Thanh Bình, Phí Hà Linh, Lê Đặng Hà Phương… Số trẻ có mức độ hứng thú cao và rất cao chiếm tỷ lệ rất thấp (18% ở nhóm ĐC và 16% ở nhóm TN). Những trẻ này thường có kỹ năng hoạt động tốt lại tích cực hoạt động và cố gắng thực hiện nhiệm vụ được giao. Ví dụ như các cháu:Nguyễn Thái Dương, Nguyễn Huyền Trang, Trần Phương Uyên, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Đỗ Nhật Minh, Đỗ Văn Tiến… Số trẻ có mức độ tích cực nhận thức tương đối cao và tích cực nhận thức thấp ở nhóm ĐC cao hơn so với nhóm TN. Trong khi đó, số trẻ có mức hứng thú cao và trung bình ở nhóm ĐC lại thấp hơn so với nhóm TN. Điểm trung bình về mức độ tích cực nhận thức của trẻ nhóm ĐC lớn hơn so với nhóm TN.

Nguyên nhân mức độ hứng thú của trẻ ở hai nhóm thấp như vậy là do: Chủ đề “Thiên nhiên vô sinh” không được các cô giáo quan tâm, chú ý. Chủ đề này thường được các cô tổ chức một cách bị động và đối phó khi có kiểm tra. Cụ thể:

- Đối với hoạt động chung có mục đích học tập: Giáo viên thường không chú ý đến việc lựa chọn các nội dung hoạt động cho trẻ sao cho phù hợp với nhu cầu và hứng thú nhận thức của trẻ mà thường dựa vào các giáo án có sẵn từ các năm trước hoặc sao chép của người khác, không có tính sáng tạo và chủ động trong hoạt động dạy học của mình. Trong tiết học, các giáo viên chưa tạo điều kiện cho trẻ tự khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh mà thường áp đặt trẻ theo các hoạt động có sẵn của cô. Các trò chơi còn thiếu hấp dẫn hoặc không sát với nội dung khám phá thiên nhiên vô sinh, có những giáo viên còn kết thúc tiết học mà không có trò chơi củng cố cho trẻ (chỉ bằng một bài hát hoặc vài lời nhận xét). Do đó, tính tích cực nhận thức của trẻ chưa được phát triển và phát huy là điều dễ hiểu.

- Đối với hoạt động góc (ở góc Khám phá - thử nghiệm): Hoạt động góc có lẽ là hoạt động các giáo viên ít chú ý tới nhất. Các hoạt động vô cùng nhàm chán, không có sử đổi mới. Thường thì các giáo viên chỉ chia chia góc cho trẻ, phát cho trẻ đồ chơi rồi thực hiện các công việc cá nhân.

- Đối với hoạt động ngoài trời: Câu đố, bài thơ, bài hát ít được dùng khi bắt đầu và kết thúc hoạt động. Các trò chơi và thí nghiệm được giáo viên sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong các hoạt động gay cho trẻ sự nhàm chán và thiếu tích cực khi tham gia hoạt động. Có những cháu rất tích cực trong các hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh nhưng do các hoạt động của giáo viên chưa tạo điều kiện cho trẻ được phát huy hết khả năng của mình nên mức độ nhận thức của trẻ còn hạn chế.

Ngoài ra, các học liệu, đồ dùng, đồ chơi dành cho chủ đề cũng rất nghèo nàn, sơ sài; các trò chơi lặp đi lặp lại nên làm cho trẻ nhàm chán, giáo viên không có những biện pháp để kích thích trẻ tích cực hoạt động. Về phía

cha mẹ trẻ, hầu hết các phụ huynh không cho con “chơi” với thiên nhiên vô sinh vì sợ bẩn…

3.9.3.2. Phân tích kết quả sau thử nghiệm

Để thấy rõ hiệu quả của quá trình TN, chúng tôi có bảng 3.2 và biểu đồ 3.2

Bảng 3.2 Mức độ tích cực nhận thứccủa trẻ sau TN

Mức độ

Nhóm

Cao Tương đối cao TB Thấp

SL % SL % SL % SL % ĐC 1 4 5 20 10 40 9 36 TN 3 12 8 32 14 56 0 0 0 10 20 30 40 50 60 cao tương đối cao TB Thấp ĐC TN

Biểu đồ 3.2 So sánh mức độ tích cực nhận thức của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm sau TN (tính theo %)

Mức độ tích cực nhận thức của trẻ nhóm ĐC và nhóm TN sau TN đều tăng, nhưng ở các mức độ khác nhau. Sau TN, số trẻ có mức độ tích cực nhận thức cao, tương đối cao và trung bình của nhóm TN tăng mạnh, số trẻ ở nhóm thấp giảm xuống còn 0 %. Ở nhóm ĐC, số trẻ có mức độ tích cực

nhận thức thấp sau TN giảm đi 28%; còn ở nhóm TN, số trẻ ở mức này giảm đến 60%. Những trẻ này trước TN thường thiếu tập trung vào hoạt động, không kiên trì với nhiệm vụ được giao nhưng sau khi có sự động viên, khuyến khích của cô và được tham gia vào các trò chơi, thí nghiệm hấp dẫn đã tích cực hoạt động hơn hẳn. Ví dụ như các cháu: Lê Tuấn Anh, Lê Minh Châu, Trần Ánh Hồng, Hoàng Công Vinh…

Trong khi đó, số trẻ có mức độ hứng thú tương đối cao của nhóm TN sau TN tăng đến 16%, còn ở nhóm ĐC lại vẫn giữ nguyên ở mức 20%. Do các trò chơi lặp đi lặp lại, đồ dùng thiếu và cũ, các thí nghiệm không được các cô tổ chức nhiều nên dần dần gây cho trẻ sự lơ là, nhàm chán, không còn tập trung lâu dài vào hoạt động được nữa. Còn ở nhóm TN, cô giáo đã biết tổ chức các thí nghiệm theo các nhóm nhỏ để cho mỗi nhóm tự thực hiện nhiệm vụ riêng của nhóm mình và sau đó trình bày cho các bạn khác cùng biết kết quả hoạt động của nhóm mình; đồng thời bổ sung thêm các trò chơi mới, tăng cường cơ sở vật chất, thường xuyên động viên, sử dụng các câu hỏi gợi mở… nên trẻ háo hức, tích cực hoạt động hơn.

Như vậy, sau TN, mức độ tích cực nhận thức của trẻ ở nhóm TN tăng mạnh hơn và đồng đều hơn. Điều này cũng được thể hiện ở mức độ chênh lệnh về điểm trung bình của hai nhóm sau TN (nhóm ĐC: 8.18 và nhóm TN: 10.02). Có được kết quả khả quan này là do: có sự đầu tư công sức của giáo viên về lựa chọn các biện pháp kích thích hứng thú cho trẻ, có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, dụng cụ, đồ dùng, đồ chơi để khám phá thiên nhiên vô sinh. Mặc khác, việc sử dụng các trò chơi mang tính khám phá, thử nghiệm và các thí nghiệm đơn giản được trẻ rất hào hứng tham gia. Cụ thể:

- Đối với hoạt động chung có mục đích học tập: Chúng tôi lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lí và phù hợp với nhu cầu, hứng thú nhận thức của trẻ. Sử dụng câu đố, chuyện kể, thơ ca… vào lúc bắt đầu hoạt động để tạo không khí hào hứng, gây tò mò, chú ý và lúc kết thúc hoạt động để tạo tâm lí thoải mái, muốn được tiếp tục khám phá chủ đề vào

các lần sau. Còn lời động viên, khuyến khích thì dùng trong suốt quá trình khám phá (đúng lúc). Sau đó, trò chuyện về chủ đề hoặc thực hiện các thí nghiệm (hoặc cả hai) để cho trẻ khám phá cụ thể các đặc điểm, tính chất của đối tượng. Cuối cùng, các trò chơi sẽ được tổ chức nhằm mục đích cho trẻ được vận động, vui chơi sau thời gian tập trung, chú ý cao độ.

- Đối với hoạt động góc (ở góc Khám phá - thử nghiệm): Bắt đầu bằng các câu đố hoặc bài thơ, bài hát và kết thúc bằng bài hát. Hoạt động chính chủ yếu là thực hiện các thí nghiệm đơn giản để trẻ tự mình hoạt động tìm hiểu rõ hơn về đối tượng, tùy trường hợp cô sẽ đưa ra tình huống để trẻ giải quyết. Lời động viên, khuyến khích được dùng trong lúc trẻ hoạt động để thêm quyết tâm, kiên trì thực hiện hoạt động đến cùng.

- Đối với hoạt động ngoài trời: Câu đố, bài thơ, bài hát vẫn được dùng khi bắt đầu và kết thúc hoạt động. Các trò chơi và thí nghiệm được sử dụng trong suốt thời gian hoạt động chính.

Đối với các hoạt động trên, cô sẽ thiết kế, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các thí nghiệm và có huy động sự tham gia của trẻ với những công việc vừa sức.

Nhóm thử nghiệm rất thích thú khi được xem xét, tìm hiểu, khám phá các đối tượng. Mỗi khi đối tượng xuất hiện, trẻ luôn chăm chú theo dõi, lắng nghe cô hướng dẫn, tập trung suy nghĩ, nêu lên những thắc mắc của mình và có biểu hiện mong muốn được giải đáp những thắc mắc đó. Những câu hỏi của trẻ không chỉ thể hiện trí tò mò, ham hiểu biết mà còn phản ánh những nhận xét, đánh giá của trẻ về các đối tượng. Khi khám phá về gió, cháu Hải Anh hỏi: Tại sao gió lại làm rung được cái cây to như vậy? Tại sao gió lại sinh ra từ không khí?...

Trẻ luôn đặt ra các câu hỏi không chỉ cho cô mà còn cả cho các bạn, trẻ tích cực và tỏ ra rất thích thú khi tự giải thích được cho nhau hoặc tự mình suy nghĩ và tìm ra lời đáp. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động tìm hiểu khám phá mức độ duy trì hứng thú của trẻ khá cao. Có rất nhiều trẻ say sưa

hoạt động trong suốt quá trình, rất ít khi sao nhãng, mức độ tập trung chú ý cao, thời gian chú ý lâu như cháu Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyễn Đỗ Nhật Minh, Đặng Kiều Trang… Khi tham gia vào hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh, đa số trẻ rất tự giác, tích cực và tỏ thái độ mong muốn được tiếp tục tìm hiểu, khám phá với những đối tượng mà trẻ đang tiếp xúc, mỗi khi có dấu hiệu báo kết thúc hoạt động là trẻ tỏ ra nuối tiếc không muốn kết thúc ngay. Trong quá trình hoạt động, trẻ rất chủ động trong việc giải quyết nhiệm vụ cũng như tìm kiếm phương thức để gải quyết nhiệm vụ.

Những biểu hiện về khả năng nhận thức của trẻ bộc lộ rõ nhất trong hoạt động. Trẻ biết huy động, sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy khi xem xét tìm kiếm, khám phá các đối tượng. Trẻ tích cực sử dụng chúng trong các hoạt động quan sát, so sánh, dự đoán, suy luận… Trong thí nghiệm “nước đổi màu”, cháu Tiến đã suy luận do vật thả vào nước có màu nên nước mới đổi màu. Hay khi tiến hành thí nghiệm “vật chìm, vật nổi”, cháu Mai Linh và cháu phương chi đã biết nhặt 2 vật đó lên và so sánh vật chìm do nặng hơn nên không nổi được trên mặt nước…

- Tiêu chí đánh giá biểu hiện về khả năng nhận thức của trẻ:

Khả năng sử dụng các giác quan, các thao tác tư duy, khả năng biểu đạt và khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của trẻ sau thử nghiệm có sự chuyển biến khá rõ so với trước thử nghiệm. Sau thử nghiệm, trẻ dùng các giác quan, các thao tác tư duy vào quá trình tìm hiểu, khám phá các đối tượng nhanh nhạy và chính xác hơn, trẻ tích cực sử dụng chúng vào trong các hoạt động so sánh, phân loại, khái quát, suy luận, dự đoán… Trẻ tích cực biểu đạt những suy nghĩ, những hiểu biết của mình bằng nhiều cách khác nhau; tích cực, chủ động vận dụng những hiểu biết của mình vào việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức trong quá trình khám phá các đối tượng của thiên nhiên vô sinh.

- Tiêu chí đánh giá biểu hiện về ý chí sáng tạo:

So với trước thử nghiệm, sau khi tiến hành thử nghiệm các tiêu chí về sự tập trung chú ý trong giải quyết nhiệm vụ, sự nỗ lực, kiên trì thực hiện nhiệm vụ

và sự sáng tạo của trẻ đều có sự chênh lệch khá cao. Độ chênh lệch của 3 tiêu chí so với trước thử nghiệm lần lượt là 0,37; 0,33; 0,30. Qua quá trình quan sát, tôi nhận thấy, sở dĩ sự tập trung chú ý của trẻ được tăng lên là do sau thử nghiệm trẻ đã thể hiện được hứng thú, nhu cầu nhận thức của mình trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh, tự nguyện tham gia vào các hoạt động nhận thức một cách say sưa. Trẻ thể hiện sự kiên trì, nỗ lực cố gắng rất cao, quyết tâm đến cùng để hoàn thành nhiệm vụ. Trẻ biết giải quyết nhiệm vụ bằng nhiều cách và đưa ra những sáng kiến của mình mà không cần giáo viên hướng dẫn, gợi ý.

Như vậy, từ những ghi nhận trên không những cho thấy sự chuyển biến rõ rệt về mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ sau thử nghiệm mà còn khẳng định những tiến bộ của trẻ trong nhóm thử nghiệm ở tất cả các tiêu chí. Có thể khẳng định rằng, nếu được tác động bởi những biện pháp giáo dục phù hợp thì tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn trong các hoạt động nói chúng và đặc biệt là hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh nói riêng sẽ được nâng cao hơn đáng kể.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Quá trình thử nghiệm được soạn thảo và tổ chức nhằm kiểm chứng hiệu quả của một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh:

- Trước TN, mức độ biểu hiện tính tích cực nhận thức của trẻ ở cả 2 nhóm TN và ĐC là tương đương nhau, tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình và mức độ thấp. Độ phân tán còn lớn, chứng tỏ mức độ biểu hiện hứng thú của trẻ không đồng đều.

- Trong quá trình TN, mức độ biểu hiện theo các tiêu chí đánh giá của trẻ nhóm TN cao hơn so với trẻ nhóm ĐC. Điều đó cho thấy các biện pháp đề xuất đã phát huy tác dụng nên trẻ ở nhóm TN thể hiện tính tích cực nhận thức cao hơn trẻ ở nhóm ĐC.

- Sau TN, kết quả biểu hiện tính tích cực nhận thức trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh của trẻ nhóm TN cao hơn trẻ nhóm ĐC và cũng đồng đều hơn. Số trẻ có mức độ nhận thức cao ở nhóm TN tăng đáng kể. Chứng tỏ các biện pháp đề xuất có tác động tích cực đến tính tích cực nhận thức của trẻ.

- Qua TN, biện pháp “Thường xuyên cho trẻ tập làm các thí nghiệm đơn giản” mang lại hiệu quả cao nhất. Hầu hết các trẻ đều rất thích tự mình được làm thí nghiệm.

Như vậy với kết quả thu được sau quá trình thử nghiệm, có thể kết luận rằng những biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ mẫu giá`o 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh tôi đã đưa ra là có tính khả thi.

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)