Biện pháp 2: Lựa chọn nội dung phù hợp với kinh nghiệm và hứng thú của trẻ

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 43 - 46)

thú của trẻ

2.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

+ Mục đích: Tạo cảm xúc tích cực ở trẻ, kích thích trẻ có nhu cầu, hứng thú nhận thức. Trên cơ sở đó kích thích trẻ tích cực khám phá, tìm tòi, thử nghiệm. Từ đó thuc đẩy hoạt động nhận thức phát triển.

+ Ỹ nghĩa: Hứng thú có ý nghĩa to lớn với mọi hoạt động của con người, trong đó có hoạt động nhận thức của trẻ mẫu giáo. Có những hứng thú trực tiếp nảy sinh từ nội dung hấp dẫn, có giá trị của đối tượng gây nên, nhưng cũng có những hứng thú gián tiếp phát sinh do đối tượng có giá trị đối với đối tượng khác đang được quan tâm.

Lựa chọn nội dung phù hợp cho trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh giúp cho quá trình nhận thức của trẻ diễn ra thuận tiện hơn, trẻ tiếp thu được nhiều tri thức hơn. Điều này thúc đẩy các quá trình tâm lý của trẻ phát triển theo đúng quy luật. Mặt khác sẽ tránh làm cho trẻ nhàm chán, những nội dung được lựa chọn sẽ gây cho trẻ sự thích thú, lòng ham muốn được khám phá. Chỉ khi nội dung giáo dục phù hợp với trẻ thì hiệu quả giáo dục mới thực sự được nâng cao.

2.2.2.2. Cách tiến hành

- Để thực hiện biện pháp này giáo viên cần phải nắm được khả năng, nhu cầu, nguyện vọng của từng trẻ bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ để nắm được vốn tri thức của trẻ trong các lĩnh vực của cuộc sống. Cũng như tìm hiểu xem trẻ hứng thú nhiều nhất với những sự vật, hiện tượng nào trong thế giới thiên nhiên vô sinh. Từ đó lựa chọn nội dung phù hợp để trẻ khám phá.

- Giáo viên cần nghiên cứu kỹ chương trình khám phá thiên nhiên vô sinh ở các độ tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ để trên cơ sở đó có sự kế thừa, phát triển, mở rộng nội dung cho phù hợp với trẻ. Bổ sung vào nội dung khám phá thiên nhiên vô sinh của trẻ những sự vật, hiện tượng gần gũi, quen thuộc với chính địa phương và bản thân trẻ.

- Sắp xếp các nội dung cho trẻ hoạt động theo các chủ đề từ đễ đến khó, từ những chủ đề quen thuộc đến những chủ đề ít quen thuộc hơn. Khi tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh theo các nội dung đã được xây dựng trong kế hoạch, giáo viên cần pải nắm được mức độ lĩnh hội cũng như

hứng thú của trẻ đối với các nội dung đó để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nhằm duy trì hứng thú, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ.

- Trong sinh hoạt hàng ngày, giáo viên cần hướng dẫn và khơi gợi cho trẻ quan sát các sự vật, hiện tượng ở xung quanh để trẻ tự khám phá, phát hiện ra những điều mới lạ. Cho trẻ tập trung sử dụng những đồ dùng, dụng cụ khác nhau trong hoạt động để giúp cho vốn hiểu biết của trẻ về thiên nhiên vô sinh, tạo cơ hội cho trẻ tích lũy thêm vốn kinh nghiệm của bản thân.

- Kích thích hứng thú của trẻ thông qua nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học như: sử dụng các thủ thuật và các biện pháp khác nhau để gây hứng thú, thay đổi địa điểm học (trong lớp, ngoài sân, góc khám phá…), sử dụng các phương tiện khác nhau cho trẻ khám phá như đồ chơi, vật thật, tranh ảnh…, tổ chức hoạt động thực tiễn thông qua quan sát, tiếp xúc trực tiếp với các sự vật hiện tượng của thiên nhiên vô sinh (đất, đá sỏi, nước, không khí…)

- Giáo viên luôn lựa chọn những nội dung có ý nghĩa với bản thân trẻ và tạo được hứng thú cũng như tính tích cực ở trẻ (vai trò của không khí với sự sống, vai trò của các nguồn nước, vai trò của đất…)

2.2.2.3. Điều kiện vận dụng

Để thực hiện tốt biện pháp này yêu cầu giáo viên phải là người có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phải nắm được đặc điểm và trình độ phát triển chung của lứa tuổi cũng như trình độ phát triển riêng của từng trẻ. Trên cơ sở đó giáo viên phải biết phân hóa về mức độ hoạt động của trẻ để phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, kích thích tạo cơ hội cho mọi trẻ em đều được hoạt động phù hợp với khả năng nhận thức của mình.

Giáo viên phải biết quan sát, đánh giá để trẻ lựa chọn được những nội dung phù hợp.

Tóm lại: Biện pháp lựa chọn nội dung phù hợp với kinh nghiệm và hứng thú của trẻ là quá trình giáo viên tìm ra những vấn đề dạy trẻ sao cho

kích thích được tính tích cực nhận thức của trẻ dựa trên vốn kinh nghiệm và hứng thú của chính bản thân trẻ.

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)