Biện pháp 6: Thường xuyên cho trẻ tập làm các thí nghiệm đơn giản

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 54 - 58)

giản

2.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa

- Mục đích: thường xuyên cho trẻ tập làm các thí nghiệm đơn giản với các đối tượng của thiên nhiên vô sinh giúp trẻ chủ động, tự giác hơn trong quá trình khám phá những tri thức về các đối tượng này. Qua đó giúp trẻ tự đưa ra những nhận xét đúng đắn về những tính chất đơn giản của sự vật, hiện tượng, tăng cường và phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ khi tham gia hoạt động.

- Ý nghĩa: Để khêu gợi hứng thú nhận thức của trẻ, thúc đẩy sự tập trung chú ý, làm cho nó vững chắc thì trong quá trình cho trẻ làm quen với thiên nhiên vô sinh cần tính đến vấn đề luôn cho trẻ làm quen với cái mới, cái chưa biết rõ, tìm hiểu những tính chất, những mối liên hệ của sự vật hiện tượng bằng cách cho trẻ làm những thí nghiệm đơn giản. Trong quá trình hoạt động với đối tượng, sự tập trung chú ý của trẻ trở nên vững chắc và lâu dài hơn, đứa trẻ tiếp nhận những thông tin đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng. Được làm các thí nghiệm đơn giản sẽ làm thỏa mãn tính tò mò tự nhiên của đứa trẻ, cung cấp cho trẻ những khả năng vận dụng một cách chủ động, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng trong hoạt động.

2.2.6.2. Cách tiến hành

- Dựa vào những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng, giáo viên đưa ra những thí nghiệm đơn giản để trẻ tự thực hiện.

- Cho trẻ trực tiếp tiếp cận đối tượng, hoạt động với đối tượng, tự tay làm những thí nghiệm đơn giản như: tự tay bỏ đất, cát vào chậu nước xem nó chìm hay nổi hoặc cuộn miệng túi ny lông lại xem nó như thế nào? Tại sao nó phồng lên?

Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen với đất sét, cô giáo cho trẻ được véo đất, vê đất, nặn đất và cho trẻ được làm thí nghiệm bằng cách bỏ cục đất sét vào nước xem nó chìm hay nổi, có thấm nước không?… Vừa làm cô vừa hỏi trẻ, quá trình đó sẽ giúp trẻ nhận thức tính đơn giản của sự vật một cách dễ dàng rằng: đất sét mềm, không tan trong nước, chìm trong nước, không thấm nước, có màu vàng… và cho trẻ hiểu đất sét dùng để làm chum, vại, bát đĩa…

- Quá trình hướng dẫn trẻ cô giáo phải dùng nhiều thủ thuật đưa ra những câu hỏi kích thích trẻ tập trung chú ý vào thí nghiệm, tạo cho trẻ niềm say mê, hứng thú tìm tòi, khám phá phát hiện những cái mới, cái chưa biết của sự vật, hiện tượng.

2.2.6.3. Điều kiện vận dụng

- Những thí nghiệm và những đối tượng đưa ra dạy trẻ phải phù hợp với đặc điểm tâm lý nhận thức của trẻ; tính trực quan, dễ nhận biết sự thay đổi.

- Để thực hiện tốt các thí nghiệm này đòi hỏi cô giáo phải có chuẩn bị kỹ lưỡng cả về đối tượng dạy, tính thử nghiệm, những thủ thuật, hệ thống câu hỏi định đưa ra trong tiết học.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện để trẻ tham gia thực hiện thí nghiệm. Tóm lại: Thiên nhiên vô sinh luôn là môi trường phong phú, hấp dẫn đối với trẻ, được hoạt động với thiên nhiên vô sinh và khám phá những điều mới lạ về thế giới ấy luôn là nhu cầu và mong muốn của trẻ. Cho trẻ tập làm các ths nghiệm đơn giản với các đối tượng của thiên nhiên vô sinh vừa giải quyết được nhu cầu và đáp ứng được sự say mê, hứng thú của trẻ, vừa là phương tiện để trẻ tự khám phá và tiếp nhận những tri thức về thiên nhiên vô sinh. Đặc biệt, việc để trẻ tự thực hiện các thí nghiệm đơn giản về thiên nhiên vô sinh còn là biện pháp quan trọng giúp phát huy ở trẻ tính tích cực

nhận thức thông qua hoạt động. Do đó, giáo viên cần sử dụng linh hoạt biện pháp này một cách đúng lúc, đúng chỗ để hiệu quả đạt được là tốt nhất.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Tính tích cực nhận thức là một phẩm chất tâm lí quan trọng trong hoạt động nhận thức của con người nói chung và của trẻ mầm non nói riêng, nhất là với trẻ mẫu giáo lớn, lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào trường phổ thông. Quá trình xây dựng các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh có ý nghĩa quan trọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn và thực trạng tổ chức hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh cho trẻ mầm non. Bao gồm các biện pháp sau:

- Xây dựng môi trường hoạt động phong phú, hấp dẫn để kích thích trẻ khám phá, tìm tòi, thử nghiệm.

- Lựa chọn nội dung phù hợp với kinh nghiệm và hứng thú của trẻ. - Sử dụng trò chơi và yếu tố chơi trong quá trình cho trẻ khám phá thiên nhiên vô sinh.

- Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được tự khám phá các yếu tố của thiên nhiên vô sinh.

- Tạo các tình huống có vấn đề hấp dẫn để kích thích trẻ suy nghĩ, tìm kiếm phương thức giải quyết.

- Thường xuyên cho trẻ tập làm các thí nghiệm đơn giản.

Các biện pháp đề xuất sẽ đạt được hiệu quả cao nếu giáo viên biết kết hợp sử dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo và giáo viên là người có năng lực sư phạm, thực sự tâm huyết với nghề và luôn cập nhật kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non.

Chương 3: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thử nghiệm

Tổ chức thử nghiệm nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu và đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp đã đề xuất trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn trong hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh.

Một phần của tài liệu biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá thiên nhiên vô sinh (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)