c- Biết vận tốc (v) và quãng đường (s), tìm thời gian (t).
2.1.1. Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏ
Lịch sử phát triển của loài người đã chứng tỏ rằng thế hệ trước muốn truyền lại kiến thức, kinh nghiệm về mọi mặt cho lớp người sau một cách tối ưu thì phải trải qua các hình thức giáo dục đào tạo thích hợp. Vì vậy đối với học sinh giỏi ở bậc Tiểu học cần phải có hình thức bồi dưỡng phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của các em, phù hợp với mục tiêu, nội dung, phương pháp ở Tiểu học.
Các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi rất đa dạng, phong phú song có thể phân thành ba dạng: bồi dưỡng theo nhóm, bồi dưỡng trong lớp học sinh bình thường và bồi dưỡng đặc biệt.
a) Bồi dưỡng theo nhóm:
Người ta phân loại, sắp xếp học sinh theo các nhóm, đặc biệt có sự tương đồng về năng lực, thành tích, nhăng khiếu, hứng thú hoặc động cơ học tập.
Ưu điểm:
Hình thức bồi dưỡng này giảm bớt sự khác biệt giữa các cá nhân trong nhóm, cho phép áp dụng thử nghiệm các nội dung ở mức độ cao hơn. Học sinh được phát huy hết khả năng nhận thức của mình. Tạo điều kiện để khích thích học sinh trau dồi những năng lực, thành tích, hứng thú và phán đoán.
Nhược điểm:
b) Tổ chức trong lớp học bình thường
Giáo viên phải chỉ đạo các giáo viên lựa chọn, điều chỉnh nội dung dạy học trên lớp để có sự phân hóa, phù hợp với nhu cầu nhận thức của học sinh giỏi.
Ưu điểm:
Việc cung cấp kiến thức để bồi dưỡng họ sinh giỏi ngay trên lớp học bình thường là trách nhiệm của mỗi giáo viên.
Sự phát triển nhân cách của học sinh luôn có sự thay đổi nên lớp học bình thường là chỗ dựa tốt nhất để tiếp nhận sự biến đổi đó và để bồi dưỡng sự phát triển toàn diện.
Tính toán nhanh nhẹn, sang tạo và tư duy linh hoạt của học sinh giỏi có tác dụng kích thích tốt đến chất lượng của học sinh toàn lớp.
Học sinh giỏi có nhận thức sâu sắc, sáng tạo hơn học sinh bình thường nên luôn làm phong phú hơn những tình huống diễn ra trên lớp, tạo không khí học tập và hứng thú cho thầy và trò.
Nhược điểm:
Giáo viên gặp khó khăn trong việc điều khiển lớp học nhiều trình độ, ở thời điểm này chú ý tới đối tượng học sinh yếu thì học sinh giỏi bị bỏ rơi và ngược lại.
Học sinh dễ bằng lòng với kết quả đạt được với những điểm số cao nhưng đánh giá ở mức thấp.
c) Hình thức bồi dưỡng đặc biệt.
Đối với những trẻ em có khả năng trí tuệ đặc biệt có thể cho học sinh nhảy lớp. Học nhảy lớp lên các đơn vị kiến thức kế tiếp rút ngắn thời gian học từ 5 năm xuống 4 năm… nhưng trong thực tế thì trường hợp này rất ít.
Ngoài ra có thể tổ chức cho học sinh học theo tài liệu: giáo viên hướng dẫn các em tham khảo tài liệu tự chọn và tự học ở nhà, nếu gặp khó khăn thì cá thầy cô giáo sẽ giúp đỡ các em.
Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Người ta thường sử dụng phối hợp hình thức bồi dưỡng theo nhóm và hình thức bồi dưỡng ngay tại lớp bình thường để hạn chế nhược điểm phát huy ưu điểm của mỗi hình thức.