KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận chung

Một phần của tài liệu Điển hình nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (Trang 63 - 68)

- Cơ sở thực nghiệm Do giới hạn của đề tài và thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên lớp 5B và 5C trường tiểu học Phú

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận chung

1. Kết luận chung

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: Việc xây dựng hệ thống bài tập toán có lời văn điển hình có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học sinh giỏi.

Nếu giáo viên có kiến thức toán học chắc chắn, sử dụng tốt các dạng toán, sử dụng phương pháp dạy phù hợp phát huy tính tích cực của học sinh thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học giải hoán và bồi dưỡng đội tuyển. Nếu học sinh nắm được các dạng toán và khai thác tốt các bài toán thì các em dễ dàng đưa bài toán về dạng cơ bản. Từ đó kích thích tư duy sáng tạo của các em, các em yêu thích học toán và có hứng thú học toán.

Trên khuôn khổ của đề tài nghiên cứu khoa học chúng tôi đề cập đến một số vấn đề:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận cách tổ chức hướng dẫn về dạy học toán có lời văn.

- Bước đầu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có lời văn điển hình nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5.

2. Kiến nghị

Tăng thời gian học ngoại khóa cho học sinh, cung cấp nhiều dạng bài toán khác nhau để phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Nhà trường cần mở nhiều hơn những buổi hội đàm, sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên có khả năng tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nói chung và có thể vận dụng hệ thống bài tập vào quá trình dạy và học ,giúp học sinh có điều kiện thuận lợi trong quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo biến chi thức nhân loại thành tri thức của mình.

Để có thể rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh cũng cần phải có sự tham gia của các nhà quản lý giáo dục.

Ngoài ra, bản thân học sinh và phụ huynh các em cũng ý thức được quyền và trách nhiệm của mình trong việc học và bồi dưỡng kỹ năng giải toán cho học sinh. Không chỉ học tập trên lớp, hệ thống bài tập có thể đem lại kết

quả tốt hơn khi nó được áp dụng cho bài tập về nhà. Cha mẹ học sinh có thể đưa ra cho các em những bài tập trong hệ thống bài tập, tạo điều kiện để các em để vận dụng năng lực của mình.

Giáo dục là một quá trình lâu dài, vì vậy để công tác giáo dục của nước ta có thể phát triển hơn nữa trong tương lai, việc đào tạo đội ngũ giáo viên cần được coi trọng. Những sinh viên sư phạm nói chung và sinh viên ngành sư phạm tiểu học nói riêng cần hiểu rõ trách nhiệm của mình, không ngừng trau dồi tri thức, kỹ năng để có đủ khả năng và trình độ nhằm đào tạo những thế hệ trẻ trong tương lai, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển và văn minh.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Áng ( chủ biên), Dương Quốc Ân (2013), Toán bồi dưỡng học sinh lớp 5, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

2. Hoàng Chúng (1964), Rèn luyện khả năng sáng tạo toán học ở trường phổ thông. Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

3. Hoàng Chúng ,(1978), Phương pháp dạy học toán . Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

4. Phạm Gia Đức , Phạm Văn Hoàn (1967), Rèn luyện kỹ năng công tác độc lập cho học sinh qua môn toán, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Đình Hoan ( chủ biên),(2013), Toán 5, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội. 6. Đỗ đình Hoan ( chủ biên),(2013), Sách giáo viên toán 5, nhà xuất bản Giáo

Dục, Hà Nội.

7. Đỗ Trung Hiệu , Đỗ Đình Hoan, Vũ Dương Thụy ,Vũ Quốc Chung (1995),

Phương phâp dạy học môn Toán ở Tiểu học, nhà xuất bản sư phạm, Hà Nội. 8. Đỗ Đình Hoan (2002), Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học

mới, nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội

9. Phạm Văn Hoàn , Trần Thúc Trình , Nguyễn Gia Cốc (1981), Giáo dục học môn toán , Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

10. Hà Sĩ Hồ , Đỗ Trung Hiệu ,Đỗ Đình Hoan ( 1997, 2000 ), Phương Pháp dạy học toán ( giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học ) , Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

11.Trần Diên Hiển, ( 2011), Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi toán tiểu học, nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.

12.Trần Diên Hiển, (2008), Giáo trình Rèn kĩ năng giải toán tiểu học, nhà xuất bản đại học Sư phạm, Hà Nội.

13.Trần Diên Hiển (2004), Thực hành giải toán tiểu học, tập 1, tập 2, Nhà xuất bản đại học sư phạm, Hà Nội.

14.Trần Diên Hiển (2007 ), Phát triển kĩ năng giải toán ở tiểu học, Dự án phát triển giáo viên tiểu học, tài liệu đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, nhà xuất bản Đại học sư phạm, Hà Nội.

15.Nguyễn Bá Kim (CB ), Bùi Huy Ngọc (2007), Phương pháp dạy học đại cương môn Toán. NXB Đại học Sư phạm,

16.Nguyễn Cảnh Toàn , Phương pháp duy vật biện chứng với việc học , dạy và nghiên cứu toán học , nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội

17.Nguyễn Cảnh Toàn (1997), Tập cho học sinh giỏi làm quen dần với việc nghiên cứu toán học , nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

18.Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Kế Hào, Phan Thị Hạnh Mai,(2014), Tâm lí học đại cương, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

19.Vũ Dương Thụy, Đỗ Trung Hiệu, Nguyễn Danh Ninh (2008), Toán nâng cao lớp 5, nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

20.Tô Hoài Phong, Huỳnh Minh Chiến, Trần Huỳnh Thống (2006), Tuyển chọn 400 bài tập toán tiểu học 5, nhà xuất bản đại học Sư phạm

21.G.Pôlia (1969), Giải một bài toán như thế nào ? ( Người dịch : Hồ Thuần, Bùi Tường) . Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội

22.G.Pôlia (1976 ) , Sáng tạo toán học ( Người dịch : Phạm tất Đắc , Nguyễn Giản , Đỗ Thuần ) . Nhà xuất bản Giáo Dục, Hà Nội.

23.V.A Krutecxki (1973), Tâm lí năng lực toán học của học sinh , NXBGD. HN

Một phần của tài liệu Điển hình nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)