Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Điển hình nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (Trang 58 - 59)

- Cơ sở thực nghiệm Do giới hạn của đề tài và thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên lớp 5B và 5C trường tiểu học Phú

3.6. Tổ chức thực nghiệm

3.6.1. Chuẩn bị cho thực nghiệm

Để chuẩn bị cho thực nghiệm, chúng tôi trao đổi với giáo viên tham gia thực nghiệm, giúp giáo viên tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề sau:

- Mục đích, nội dung, cách tổ chức thực nghiệm theo hướng nghiên cứu đề ra. - Tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm. Trao đổi, thảo luận với giáo viên để thống nhất cách tiến hành. Cùng giáo viên chuẩn bị các điều kiện, phương tiện cần thiết cho quá trình thử nghiệm.

3.6.2. Cách tiến hành thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành cho học sinh luyện giải các bài tập toán có lời văn theo các chuyên đề. Còn đối với lớp đối chứng thì vẫn dạy bình thường.

Việc tổ chức thực nghiệm được tiến hành theo các bước sau:

-Cho học sinh làm bài kiểm tra số 1 (bài kiểm tra đầu vào): Nội dung bài kiểm tra (phụ lục). Nhằm kiểm tra các em về khả năng giải các bài tập toán có lời văn.

-Cho học sinh làm bài kiểm tra số 2 (bài kiểm tra đầu ra) để kiểm tra kết quả thực nghiệm. Nội dung bài kiểm tra (phụ lục).

Sau thời gian thực nghiệm, chúng tôi đồng thời kiểm tra cả 2 lớp: thử nghiệm và lớp đối chứng với cùng một yêu cầu.

Dựa vào kết quả kiểm tra, chúng tôi tiến hành xử lí số liệu, so sánh với kết quả đầu vào. Trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của việc xây dựng hệ thống bài tập toán có lời văn nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi cho học sinh lớp 5.

Một phần của tài liệu Điển hình nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 5 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)