Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy.

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HỢP CHẤT CHỨA CLO TẠI VIỆT NAM (Trang 57 - 59)

Tiến hành nuôi cấy lắc chủng NP2 trên môi trường MGB có bổ sung cơ chất 2,2-DCPS 20mM trong 4 ngày, đo mật độ quang học tại OD 620nm sau từng ngày nuôi cấy chúng tôi thu được kết quả như sau:

Hình 13: Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự sinh trưởng của chủng NP2 Đồ thị biểu hiện mức sinh trưởng của chủng NP2 mạnh nhất ở ngày nuôi cấy thứ 2.

Đối với chủng NA4, khi nuôi cấy trên muôi trường MGB có bổ sung 25mg/l cơ chất 3,4-DCA trong thời gian 12 ngày, qua giá trị OD 620nm nhận được sau từng ngày nuôi cấy (bảng 14), chúng tôi kết luận chủng NA4 sinh trưởng mạnh nhất sau 10 ngày nuôi cấy.

Nuôi cấy chủng DE1 trên môi trường MGB bổ sung 5mM cơ chất 1,2-DCE sau 0, 6, 12, 18, 24, 30 giờ nuôi cấy, kết quả biểu thị ở hình cho thấy thời gian sinh trưởng tốt nhất của chủng DE1 là sau 12 giờ.

Hình 15: Ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự sinh trưởng của chủng DE1 Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian nuôi cấy lên sự sinh trưởng của vi sinh vật là quan trọng để xác định thời điểm thu sinh khối. Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy 3 chủng NA4, NP2, DE1 có thời gian sinh trưởng tối ưu là khác nhau, điều này phụ thuộc vào đặc tính sinh trưởng riêng của từng chủng. Mặt khác, sự khác nhau về đặc tính hóa học của từng loại cơ chất khi bổ sung vào môi trường nuôi cấy cũng quyết định đến thời gian sinh trưởng của các chủng này. So với 2 cơ chất 2,2- DCPS và 1,2-DCE thì cơ chất 3,4-DCA được vi sinh vật khó sử dụng hơn cả.

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HỢP CHẤT CHỨA CLO TẠI VIỆT NAM (Trang 57 - 59)