Hợp chất 2,2-Dichloropropionate Sodium (2,2-DCPS)

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HỢP CHẤT CHỨA CLO TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)

Còn có tên là Dalapon, có công thức hóa học là C3H3Cl2NaO2. Dalopon là dạng muối hóa học của 2,2-DCP có 3 cacbon với 2 nguyên tử Clo gắn ở vị trí α-C. Đây là loại thuốc trừ cỏ được sử dụng sau khi hạt nảy mầm và có độ độc trung bình đối với người. Dalapon có dạng bột, rất dễ hòa tan trong nước và dung môi hữu cơ, do đó việc sử dụng rộng rãi Dalapon gây ra sự xâm nhập lớn loại thuốc trừ cỏ này vào nguồn nước, dẫn đến ô nhiễm môi trường.

Hình 4: Công thức hóa học của 2,2-DCPS

Hợp chất 2,2-DCPS thủy phân chậm trong nước tạo ra pyruvic acid và Cl-. Khả năng phân hủy càng tăng khi tăng nhiệt độ và nhanh hơn trong môi trường kiềm. Dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời, sự phân hủy 2,2-DCP cũng xảy ra chậm tạo thành pyruvate sau đó chuyển hóa thành cacbondioxide và acetandehyde [Fred S. Tanaka, Ronald G. W. (1973), “Hydrolysis of aqueous solutions of sodium 2,2- dichloropropionate under self- induced alkaline conditions”, Journal of Agriculture

and Food chemistry, 21(2), pp. 285-288.].

Ở Việt Nam, 2,2 DCPS thường được dùng để trừ cỏ một lá mầm và hai lá mầm kể cả lau sậy, cỏ tranh hay các loại cỏ có bộ rễ ăn sâu dưới đất. Thuốc có tác dụng nội hấp nên hấp thu vào lá cỏ rất nhanh, cũng có thể xâm nhập qua rễ cỏ, làm rối loạn sinh lý nên lá biến dạng, thân cong queo, giòn, dễ gẫy và cuối cùng bị chết. [http://thoisu.com/index.php]

Hàm lượng 2,2-DCP với mức vượt quá 2660 ppm trong môi trường đất sẽ gây ức chế, kìm hãm các vi sinh vật đồng hóa ni tơ trong đất. Với nồng độ lớn gây

Davies, H. A. and Marsh, J. A. (1981), “Effects of pesticides on soil microflora using dalapon as an example”, Arch Environ Contam Toxicol,10 (4), pp. 437-49.]

2,2-Dichloropropionate Sodium còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Khi tiếp xúc với nồng độ cao và trong thời gian dài có các triệu chứng như dị ứng da, bỏng da, có hại cho mắt, hệ hô hấp, mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, làm chậm xung thần kinh trung ương, có thể gây trầm cảm.

[http://nepis.epa.gov/Exe/ZyNET.exe]

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HỢP CHẤT CHỨA CLO TẠI VIỆT NAM (Trang 28 - 29)