Hợp chất 3,4-Dichloroaniline (3,4-DCA)

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HỢP CHẤT CHỨA CLO TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 32)

Hợp chất 3,4-Dichloroaniline có công thức hóa học là C6H5Cl2N. Dạng chất rắn màu nâu, không tan trong nước, không tương thích với các tác nhân oxy hóa, các axit, axit clorua và anhydit axit, rất dễ cháy.

[http://www.chemicalbook.com/ChemicalProductProperty_EN_CB5696598.ht m]

Hình 5: Công thức hóa học của 3,4-DCA

3,4-DCA được sử dụng như một trung gian trong công nghiệp hóa chất để tổng hợp 3,4-dichlorophenylisocyanate, các thuốc diệt cỏ propanil và thuốc nhuộm azo cho vải polyester. Thực tế không sử dụng được trực tiếp 3,4-DCA mà không biến đổi hóa học.3,4-dichlorophenylisocyanate được đưa ra thị trường và tiếp tục sử dụng để sản xuất thuốc diệt cỏ phenylurea (diuron, linuron) và chất diệt khuẩn trichlorocarbanilide 3,4-DCA giải phóng vào thủy quyển thông qua nước thải trong quá trình sản xuất. Nó cũng được thải vào môi trường trong suốt quá trình sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc từ 3,4-DCA như linuron, diuron, propanil. Thêm nữa, 3,4-DCA được giải phóng như một tạp chất của các thuốc BVTV này nên phần lớn chúng tồn dư trong đất nông nghiệp. [Institute for Health and

Consumer Protection (2006), Summary Risk Assessment Report of 3,4-

DICHLOROANILINE (3,4-DCA) , European Chemicals Bureau, Italy.]

Khi tiếp xúc với 3,4- DCA nồng độ cao, người bị ngộ độc cấp tính do hình thành methaemoglobin gây tím tái, mệt mỏi, khó thở đồng thời làm rối loạn hệ thần kinh và gây tê liệt [European Union Risk Assessment Report (2006), 3,4-

Dichloroaniline, 4, pp. 202-448].

Sự phân hủy sinh học hợp chất 3,4-DCA trong nước gần như không xảy ra. Một số nghiên cứu xác định sau 14 thậm chí 28 ngày hợp chất này không bị phân hủy Trước đây 3,4-DCA được coi là không có khả năng phân hủy trên bề mặt nước thải. Tuy nhiên, thí nghiệm phân hủy với mẫu trầm tích thích hợp, 3,4-DCA đã bị phân hủy 82% sau 28 ngày [Bayer A. G. (1987), “Unpublished test on biodegradation of 3,4-DCA”]. Thí nghiệm phân hủy ở tầng giữa cho thấy 3,4-DCA phân hủy 45% sau 30 ngày. Nghiên cứu sự phân hủy 3,4-DCA trong đất chỉ ra tỷ lệ khoáng giảm theo nồng độ ngày càng tăng của 3,4-DCA… [Lee, Fournier (1978), “A study on the evolution of 3,4D-DCA and TCAB in some selected soils, 2: degradation of 14C-3, 4-DCA and 14C-TCAB”, Journal. Korean Agricutural Chemical Society, 2, pp. 71- 80.]. Trong không khí, chu kỳ bán rã của 3,4-DCA là 9 giờ xảy ra nhờ quá trình quang hóa với các gốc OH. Sự phân hủy sinh học hợp chất 3,4-DCA xảy ra nhờ một số vi sinh vật như Bacillus, Pseudomonas, Achromobacter hay Myroides odoratimimus… [Tian Li, Xin- Ping Deng, Jin- Jun Wang, Hui Zhao. Lei Wang, Kun Qian (2012), “Biodegradation of 3,4-Dichloroaniline by a Novel Myroides

odoratimimus strain LWD09 with moderate salinity tolerance”, Water Air Soil Polluttion, 223, pp. 3271-3279.,// Xie-Feng Yao, Fazlurrahman K., Rinku P.,

Janmejay P., Roslyn G. M., Rakesh K. J., Jian-Hua Guo, Robyn J. R., John G. O., Gunjan P. (2011), “Degradation of dichloroaniline isomers by a newly isolated strain, Bacillus megaterium IMT21”, Microbiology, 157, pp. 721-726.,// Young M. K., Kunbawui P., Won C. K., Jae H. S, Jang E. K., Heui D. P., Koo R. (2007), “ Cloning and characterization of a catechol degrading gene cluster from 3,4-

dichloroaniline degrading bacterium Pseudomonas sp. KB35B”, Journal of

Một phần của tài liệu PHÂN LẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN HỦY HỢP CHẤT CHỨA CLO TẠI VIỆT NAM (Trang 29 - 32)