Quá trình thu mua

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thị trường đầu ra

2.2.1.1. Quá trình thu mua

Đây là thành phần thứ 2 trong kênh tiêu thụ tôm. Phần lớn các đối tượng này là người địa phương. Họ có kinh nghiệm mua bán tôm lâu năm, là những người quyết định lớn đến giá bán tôm trong ngày hoặc trong một thời gian ngắn. Những người này thường được gọi là chủ “nậu”.

Từ các bán buôn lớn, tôm được tiêu thụ dưới 2 hình thức: Tôm tươi sống và tôm ướp đá. Các bán buôn lớn thu mua tôm từ các thương lái đến từ các tỉnh lân cận và tàu thuyền đánh bắt xa bờ của địa phương hoặc các tỉnh khác vào âu thuyền Thọ Quang để buôn bán.

Các chủ “nậu” này bán tôm tươi sống phần lớn là cho các nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận, còn lại phần nhỏ bán cho những người bán buôn nhỏ hoặc những người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với tôm tươi sống sau khi mua các bán buôn lớn thường bảo quản bằng các thùng có gắn máy oxy để tôm còn sống khỏe và chất lượng tôm không thay đổi khi di chuyển đến các nhà hàng hoặc đến địa điểm bán cho các bán buôn nhỏ. Vì giá bán tôm còn sống với khi tôm đã chết chênh lệch nhau rất nhiều. Tại âu thuyền Thọ Quang, Q. Sơn Trà là một địa điểm tiêu thụ tôm rất lớn, bình quân mỗi chủ nậu có thể tiêu thụ từ 500 – 700kg tôm mỗi ngày, đặc biệt là các mùa lễ, tết hoặc những thời điểm mà có dịch cúm gia cầm, gia súc xảy ra thì lượng tiêu thụ càng nhiều.

Đối với tôm ướp đá thì các bán buôn lớn thường bán cho nhà máy chế biến và xuất khẩu tôm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, lượng tôm bán theo hình thức này chiếm khoảng 30% tổng lượng tôm của các bán buôn lớn. Những bán buôn lớn cung cấp cho các nhà máy thường có điều kiện về vốn, phương tiện vận chuyển, bảo quản. Số tôm ướp đá còn lại được bán cho các bán lại cho các bán buôn nhỏ vì không đạt chất lượng mà nhà máy đặt ra. Số còn lại sẽ được cung cấp cho các đối tượng còn lại.

Bảng 2.2. Phân loại giá tôm thu mua của các bán buôn lớn

Loại tôm, kích cỡ Giá mua(đồng / kg) % so với sản lượng

Tôm sú (8-10 con/kg) 404800 2,29

Tôm sú (20 – 30 con/kg) 305000 5,86

Tôm thẻ (60 – 70con/kg) 128000 32,14

Tôm thẻ (80 – 100 con/kg) 111000 45,86

LOẠI KHÁC 14,85

Nguồn: Số liệu điều tra, 2014

Theo điều tra từ các chủ “nậu” thì giá mua tôm phụ thuộc vào thời điểm thu hoạch hay vào vụ mùa đánh bắt, hình thức thu mua (ướp đá, hay tươi sống) khả năng đàm phán hoặc là mối quan hệ giữa các chủ “nậu” với thương lái hoặc hộ nuôi tôm. Tôm sú cỡ lớn loại từ 8 – 10 con /kg thì giá rất cao nên sản lượng thu mua ít khoảng 4,29% trên tổng sản lượng và chất lượng tôm được xếp vào loại 1, tuy nhiên với giá cao như vậy thì sau khi thu mua các chủ “nậu” thường cung cấp loại này cho những nhà hàng cao cấp. Tôm loại này phải còn tươi sống nếu như bị chết và ướp đá thì giá bán ra sẽ giảm rất nhiều vì vậy đây là rủi ro lớn nhất khi thu mua loại tôm này.Tôm sú loại 20 – 30 con/kg thì có giá rẻ hơn nhưng vẫn còn rất cao so với các loại tôm thẻ khác.

Đối với tôm thẻ loại từ 60 – 70 con/kg có giá trung bình khoảng 128.000đ/kg nhưng đối với loại 80 – 100 con/kg thì giá lại giảm xuống 110.00đ/kg điều này cho thấy kích cỡ tôm càng lớn thì có giá càng cao và được xem là có chất lượng cao hơn. Qua đó ta thấy cỡ tôm đóng vai trò rất lớn về giá thu mua.

Ngoài ra còn có một số loại tôm như tôm thẻ loại dưới 50 con/kg thì giá bán giao động từ 150.000 – 200.000đ/kg, hoặc tôm sú loại trên 50 con chiếm 14,85% trên

còn sống sẻ được cung cấp cho các nhà hàng. Còn loại ướp đá sau khi được chọn lọc sẽ được cung cấp cho các nhà máy chế biến.

“Thực tế cho thấy công nghệ nuôi tôm hay đánh bắt của chúng ta con rất hạn chế, vì vậy lượng tôm trên 100con/kg do nuôi trồng hay đánh bắt vẫn đạt tỷ lệ cao, điều này không những làm giảm đi thu nhập của người nuôi tôm và còn giảm năng suất thu hoạch. Điều này xãy ra là vì đối với những hộ nuôi tôm việc nuôi tôm từ 100con trở lên thì chi phí thức ăn là khá thấp. Trong điều kiện nguồn vốn hạn chế, người dân vẫn lựa chọn việc thu hoạch tôm cỡ nhỏ được thị trường chấp nhận nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể xãy ra.” (Uông Thị Ngọc Mai,2011,trang 52) Ngoài ra trong những năm qua giá cả tôm rất bấp bênh, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh và thiên tai liên tiếp xãy ra nên các hộ nuôi không dám đầu tư nuôi tôm cỡ lớn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)