Tình hình các doanh nghiệp chế biến tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thị trường đầu ra

2.2.3.1. Tình hình các doanh nghiệp chế biến tại Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố ven biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế đặc biệt là các nghành chế biến và xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Hiên nay trên địa bàn thành phố có nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực này.

Bảng 2.6. Một số doanh nghiếp chế biến XK tại thành phố Đà NẵngTên doanh nghiệp L.hình Tên doanh nghiệp L.hình

doanh nghiệp

Sản phẩm

Thị trườn chính

Công ty TS thương mại Thuận Phước DNNN Đông lạnh Mỹ, EU, Châu Á X.N chế biến thủy sản Thọ Quang DNNN Đông lạnh Mỹ, Châu Á Công ty cổ phần thủy sản DNTN Đông lạnh Mỹ, EU, Châu Á

Công ty TNHH Danifood DNVĐTNN Đông lạnh Châu Á

DN tư nhân chế biến TS Hòa Phát DNTN Đông lạnh Châu Á

Công ty TNHH Hải Thanh DNTN Đông lạnh Châu Á

Công ty TNHH Đại Thuận DNTN Đông lạnh Châu Á

Công ty TNHH Phước Tiến DNTN Hàng khô Châu Á

Công ty TNHH Vinh Quý DNTN Hàng khô Châu Á

Công ty Bắc Đẩu DNTN Đông lạnh, khô Châu Á

XN chê biến TS Nam Ô DNNN Đông lạnh Châu Á

XN chê biến TS số 10 DNNN Đông lạnh Châu Á

Doanh nghiệp Hải Vy DNTN Khô Châu Á

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đà Nẵng

Nhìn chung năng lực chế biến thủy sản của Thành phố Đà Nẵng khá mạnh so với các tỉnh trong khu vực, Song quy mô các doanh nghiệp không đồng đều , chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, sản xuất ổn định như: Công thủy sản thương mại Thuận Phước, XN chế biến thủy sản Thọ Quang…Các doanh nghiệp tư nhân mức độ đầu tư thiết bị không đồng đều và mang tính quy mô nhỏ lẻ, công nghệ còn hạn chế và chấp vá như: Công ty TNHH Đại Thuận, Nhật Hoàng, Hòa phát…, riêng công ty TNHH phước Tiến sản xuất ổn định, chiếm lĩnh thị trường sản phẩm hải sản khô, Ngoài ra còn có một Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là công ty Danifood hoạt động rất hiệu quả, ưu thế lớn của doanh nghiệp này là rất cơ động trên thị trường thu mua nguyên liệu. Tuy nhiên phần các doanh nghiệp có công nghệ chế biến còn lạc hậu nên khó có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

Đã từ lâu sản phẩm thủy sản Đà Nẵng đã có mặt trên thị trường quốc tế nhưng chỉ thực sự phát triển mẫu mã, quy cách, chất lượng trong những năm gần đây. Hiện nay nhu cầu về hàng thủy sản nói chung và tôm nói riêng trên thị trường quốc tế ngày càng tăng và yêu cầu chất lượng ngày càng nghiêm ngặt.

Đa số sản phẩm xuất khẩu của Thành Phố ở dạng thô là nhiều, chất lượng chưa đồng bộ, chưa đảm bảo mức độ VSATTP cần thiết mà các thị trường có yêu cầu cao đòi hỏi. Riêng chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước đáp ứng đủ yêu cầu tiêu chuẩn HACCP như công ty thủy sản thương mại Thuận Phước, X.N chế biến thủy sản Thọ Quang, X.N chế biến thủy sản số 10 đã đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại như tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc. Nhờ vậy mà chất lượng thủy sản của thành phố ngày càng tăng và dần dần có chổ đứng trên thị trường quốc tế.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của các doanh nghiệp Đà Nẵng chính là Nhật Bản, Đài Loan, Hông Kông, Singapor, Hàn Quốc…, và thị trường Mỹ (chủ yếu là tôm và cá da trơn), EU (tôm và mực các loại)… Cho thấy các doanh nghiệp thành phố đang dân có chỗ đứng trên những thị trường khó tính như EU, Mỹ.

2.2.3.2. Quá trình thu mua nguyên liệu của các Doanh nghiệp chế biến (điều tra từ XN chế biến thủy sản Thọ Quang)

* Hình thức thu mua tôm nguyên liệu

Các công ty trên địa bàn thành phố thu mua tôm nguyên liệu chủ yêu theo hình thức gián tiếp: Thứ nhất là từ các đại lý lớn ở các tỉnh lân cận. Thứ hai là từ các bán buôn lớn trên địa bàn chỉ có một số ít là thu mua tận hồ.

Hình 2.3. Các nguồn cung tôm nguyên liệu cho các công ty

Vào đầu năm nhân viên chịu trách nhiệm mua tôm ở phòng kinh doanh chịu trách nhiệm mua nguyên liệu tôm của phòng kinh doanh sẽ liên hệ với các đại lý có quan hệ làm ăn lâu năm với công ty để ký hợp đồng kỹ thuật thu mua và thỏa thuận giá cả. Các đại lý sẽ cung cấp tôm cho công ty cả năm. Theo điều tra thì các đại lý thu mua tôm tập trung nhiều ở tỉnh Quảng Nam. Từ đây tôm sẽ được phân phối đi các nơi.

Theo thỏa thuận thì các đại lý này phải cung cấp phải cung cấp tôm cho công ty khi công ty yêu cầu. Với số lượng tối thiểu và tối đa hàng năm là do công ty và đại lý thỏa thuận với nhau trong mỗi hợp đồng. Và giá của mỗi lô hàng sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau dựa vào giá thị trường tại thời điểm mua khi mua bán mỗi lô tôm nguyên liệu 2 bên sẽ sẽ kí hợp đồng mua bán cho từng lô.

Khi các đại lý không cung cấp đủ nguồn tôm nguyên liệu cho các công ty thì phòng kinh doanh sẽ tìm đến các chủ “ nậu” để thỏa thuận và thu mua lượng tôm cần thiết. Giữa công ty và các chủ “nậu” sẽ ký hợp đồng mua bán trong thời gian ngắn hạn. Giá bán sẽ được bán theo giá thị trường.

Hiện nay các công ty chế biến thủy sản chỉ hoạt động khoảng 70 – 75% năng suất hoạt động. Nguyên nhân chính là do thiếu nguồn nguyên liệu. Trong những tháng gần đây tình trạng các thương lái nước ngoài thu mua tôm nguyên liệu số lượng lớn không rõ nguyên nhân đã đẩy giá tôm nguyên liệu lên rất cao. Cụ thể tại cảng cá âu thuyền Thọ Quang vào tháng 12 năm 2013 giá tôm sú loại 20 con/kg có giá 290.000 – 300.000/kg, tôm sú loại 40 con/kg có giá 210.000. tăng 10 – 15% so với tháng 11 năm 2013. Chính điều này đã gây khó khăn rất lớn cho các công ty chế biến trên địa bàn vì với giá mua này thì các doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ.

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

CÁC HỘ NUÔI TÔM BÁN BUÔN LỚN ĐẠI LÝ THU MUA

55% 15%

30%

Khi tôm thu hoạch đem về đại lý nhân viên thu mua của công ty sẽ đến kiểm tra tôm nguyên liệu từ các nhà máy. Nếu đạt chất lượng thì 2 bên sẽ ký thỏa thuận mua bán lô hàng này.

Khi tôm nguyên liệu được các đại lý đưa về công ty, tôm nguyên liệu đã vận chuyển tới công ty, phòng kinh doanh phòng kinh doanh sẽ lập phiếu yêu cầu gởi cho phòng KCS, bộ phận KCS sẽ kiểm tra màu sắc, độ tươi, kháng sinh, vi sinh, tạp chất… Sau khi kiểm hàng xong sẽ lập biên bản kết quả kiểm tra cho phòng kinh doanh. Nếu nguyên liệu đạt thì sẽ đưa vào chế biến ngày con nếu không đạt sẽ hạ loại hoặc trả lại nhà cung ứng.

* Phương pháp thu mua tôm nguyên liệu

Việc thu mua được tiến hành theo phương thức thỏa thuận giữa người mua và người bán. Giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mùa vụ, sự khan hiếm của nguyên liệu, yêu cầu sản xuất, kích cỡ và chất lượng nguyên liệu. Cần đảm bảo đủ lượng nguyên liệu, giá mua thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu công nghệ chế biến.

Tại các công ty, việc thu mua sẽ việc thu mua được tiến hành theo kích cỡ và chất lượng. Bộ phận thu mua sẽ đánh giá sẽ đánh giá dựa vào những tiêu chuẩn sau:

+ Mỗi lô tôm nguyên liệu được đưa về bộ phận kiểm nghiệm của công ty lấy mẫu kiểm tra xem có đạt yêu cầu về dư lượng hóa chất kháng sinh cấm theo quy định hiện hành của bộ thủy sản. Lô tôm bị biến đen bởi melanin, biến đỏ bởi astaxin, dư lượng kháng sinh… mà không đủ chất lượng sẽ được trả về.

+ Lô nguyên liệu khi đến nhà máy, không có dấu hiệu bị bệnh, đảm bảo chất lượng được đổ lên bàn phân loại, tiến hành loại bỏ các con tôm sữa, tôm bị ươn, tôm mất đầu đuôi,… Sau đó phân cỡ lại lần nữa, con nào khác kích cỡ theo hợp đồng sẽ được để riêng ra và có thể mua với kích cỡ khác hoặc được trả lại đại lý theo thỏa thuận của 2 bên.

Với phương pháp thu mua này sẽ giúp các công ty biết được chính xác về kích cỡ, chất lượng của tôm, giúp việc thu mua được định giá đúng. Người bán phải có trách nhiệm cao trong quá trình vận chuyển. Nhưng nếu nhân viên phân loại không đúng đắn sẽ dẫn tới tình trạng nhầm cỡ, kiểm tra chất lượng không đúng từ đó dẫn tới việc thu mua và định giá không chính xác lúc đó công ty sẽ bị thiệt hại.

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)