Quy trình sau khi thu mua

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 34)

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thị trường đầu ra

2.2.1.2. Quy trình sau khi thu mua

Đối với tôm ướp đá cung cấp trực tiếp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu: sau khi mua tôm được bảo quản ướp đá và vận chuyển bằng xe lạnh về nhà máy. Sau đó báo lượng hàng cho nhà máy để nhà máy sắp xếp lịch nhận hàng. Giá bán là do 2 bên đã thỏa thuận với nhau trước. Tôm khi đưa vào nhà máy phải có chất lượng theo quy định của nhà máy nếu không sẽ bị trả lại. Còn đối với loại cung cấp cho thị trường tiêu dùng được tập kết đến các chợ đầu mối hải sản để bán cho những người bán lẻ hoặc là người tiêu dùng cuối cùng.

Đối với tôm tươi sống, phục vụ thị trường nội địa, sau khi thu gom xong tôm được bảo quản bằng các thùng có sục khí oxy sau đó vận chuyển đến những nhà hàng hay địa điểm tập kết để bán cho các bán buôn nhỏ. Đối với loại tôm này khâu bảo quản rất quan trọng vì giá bán tôm còn sống chênh lệch rất nhiều so với tôm khi đã chết và ướp đá. Vì vậy người bán buôn lớn phải năm rất rõ quy trình bảo quản sau khi thu mua tôm,và tôm phải được vận chuyển trong ngày.

45,4% 1,8% 32,5% 20,3%

Hình 2.1. Bán buôn lớn và các mối quan hệ trực tiếp

Trong sơ đồ này ta thấy mạng lưới chi phối của bán buôn lớn rất rộng, họ có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường vì họ là một mắc xích quan trọng trong kênh phân phối. Tôm sau khi thu mua được phân phối như sau:

Nhà máy chế biến: Lượng tôm bán cho đối tượng này chiếm tỷ trọng 32,5% tổng lượng tôm. Chủ yếu là tôm ướp đá, sản lượng và giá bán cho nhà máy được thỏa thuận trước 1 ngày và chất lượng tôm do nhà máy quy định. Tiến sẽ được thanh toán 1 ngày sau khi nhà máy nhận được tôm.

Bán buôn nhỏ: Lượng tiêu thụ qua đối tượng này chiếm 45,4%, đây là kênh tiêu thụ nhiều nhất với sản lượng mua nhiều nhất. Những người này thường tập trung tại âu thuyền Thọ Quang để thu mua các sản phẩm tôm từ các bán buôn lớn sau đó đem bán tại các chợ, nhà hàng. Giá bán cho những người này thường chênh lệch 15-20% so với giá mua do các chi phí bảo quản, nhân công, vận chuyển và lợi nhuận của những người bán buôn lớn. Chất lượng tôm tiêu thụ ở kênh này thường không cao vì đã được phân loại, chọn lọc các sản phẩm tốt cho các nhà hàng hay nhà máy chế biến. Các bán buôn

NGƯỜI TIÊU DÙNG CUỐI CÙNG

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN

BÁN BUÔN NHỎ NHÀ HÀNG

BÁN BUÔN lỚN

NGUỒN CUNG THU MUA

lớn thường tập trung các sản phẩm tại âu thuyền Thọ Quang sau đó được các bán buôn nhỏ trực tiếp đến để thu mua.

Nhà hàng: Đây là một trong nhưng đối tượng khó tính, thường thu mua những loại tôm tươi sống. Tuy chỉ chiếm 20,3% nhưng đây là một trong những nơi mà các buôn bán thích cung cấp nhất vì được giá cao và ổn định. Trung bình các bán buôn lớn cung cấp cho các nhà hàng từ 100kg – 150kg tôm mỗi ngày. Các loại tôm chủ yếu là tôm sú loại 20con/kg, 30 con/kg. Hoặc các loại tôm thẻ loại 40-50con/kg.Đối với đối tượng này thì chất lượng tôm cung cấp phải có chất lượng cao và lượng cung phải ổn định vì vậy giá bán cho các đối tượng này luôn cao hơn các đối tượng khác trên thị trường. Tôm được các bán buôn lớn vận chuyển trực tiếp đến nhà hàng sau khi chọn lọc những con đạt chất lượng sẽ được cân đo và thanh toán tiền ngay hoặc thanh toán sau 1,2 ngày.

Người tiêu dùng cuối cùng: Lượng tôm bán cho người tiêu dùng là không đáng kể chiểm 1,8% tổng sản lượng. Tiêu thụ dưới hình thức này chủ yếu người mua chủ yếu là những người ở gần khu vực có đối tượng bán buôn lớn tập trung hàng hóa. Họ mua với số lượng không nhiều chủ yếu là dùng trong gia đình. Những người tiêu dùng mua trực tiếp này thường phục vụ cho các việc lớn trong gia đình, cần số lượng nhiều hơn bữa cơm hàng ngày như liên hoan, cưới hỏi…

Một phần của tài liệu Luận văn Thực trạng và giải pháp cho thị trường đầu ra của tôm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)