Ngày 1 Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 Ngày 7
25% (cám mới) +75% (cám cũ) 25% (cám mới) +75% (cám cũ) 50% (cám mới) +50% (cám cũ) 50% (cám mới) +50% (cám cũ) 75% (cám mới) +25% (cám cũ) 75% (cám mới) +25% (cám cũ) Cho ăn 100% cám mới
(Nguồn: số liệu điều tra, khảo sát năm 2017) Lưu ý: Giữa cám cũ và cám mới phải trộn đều trước khi cho lợn ăn để đảm bảo tốt đường tiêu hóa của lợn.
3.2.2.3. Chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hàng năm, nguồn vốn và phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại.
* Chi phí xây dựng chuồng trại ban đầu của trang trại
Khi tham gia chăn nuôi lợn trang trại phải đảm bảo với phương thức chăn nuôi hiện đại hệ thống các công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại cần được đầu tư sao cho tương xứng với quy mô và điều kiện cho phép của gia đình, khai thác có hiệu quả tối đa các công trình phụ trợ trang trại cần là một thể thống nhất để cho công việc hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại đi vào hoạt động một cách có hiệu quả
Bảng 3.5: Chi phí đầu tƣ xây dựng của trang trại
(Nguồn: Số liệu điều tra tại trang trại năm 2017)
Qua số liệu điều tra cho thấy chi phí xây dựng cơ bản của trang trại Trần Đăng Phẩm phải bỏ ra là rất lớn, do quy mô trang trại phải đủ lớn để có thể đảm bảo yêu cầu của Công ty. Với quy mô hơn 2.000 con lợn thịt, tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu là 4.384.410.000 đồng trong đó chi phí xây dựng hệ thống chuồng nuôi là cao nhất đòi hỏi chủ trang trại tính toán làm sao để các công trình trong trang trại được xây dựng với số tiền đầu tư bỏ ra là ít nhất.
* Chi phí đầu tư trang thiết bị cho chăn nuôi của trang trại
STT Khoản mục ĐVT Số lƣợng Giá thành (1000đ/ĐVT) Thành tiền (1000đ) 1 Chi phí san lấp mặt bằng m2 6100 19.5 118.950 2
Xây dựng chuồng nuôi lợn
thịt m2 3150
1.000
3.150.000 3 Xây dựng nhà điều hành m2 46 1.700 78.200 4 Xây dựng nhà ở công nhân m2 112 1.500 168.000 5 Xây dựng kho cám m2 115 1.500 172.500 6 Xây dựng nhà sát trùng m2 25 1.500 37.500 7 Xây dựng bể nước m3 92 240 22.080 8 Xây dựng bể ngâm m2 32 400 12.800 9 Hệ thống Biogas bọc bạt m3 1000 90 90.000 10 Ao sinh học m2 170 70 11.900
11 Sân và đường giao thông
nội bộ m
2
1016 280 284.480
12 Cổng, tường rào bao quanh m2 1105 200 221.000
13 Giếng khoan Cái 2 8.500 17.000
Khoa học công nghệ ngày càng trở thành một yếu tố sản xuất trực tiếp thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là đối với ngành chăn nuôi, tiến bộ khoa học công nghệ là một nhân tố quyết định đến sự phát triển các ngành sản xuất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trang thiết bị là những phương tiện cần thiết, không thể thiếu khi trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của trang trại là sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao để thu được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của trang trại.
Bảng 3.6: Chi phí đầu tƣ trang thiết bị ban đầu của trang trại
STT Khoản mục ĐVT Số lƣợng Giá thành (1000đ/ĐVT) Thành tiền (1000đ)
1 Quạt thông gió cái 27 4.250 114.750
2 Núm uống tự động cái 504 20 11.907
3 Máng ăn cái 56 500 28.000
4 Máy phun khử trùng cái 2 2.500 5.000 5 Hệ thống giàn mát tấm 18 700 12.600
6 Máy bơm giàn mát cái 5 1.200 6.000
7 Xe đẩy cám cái 4 365 1.460
8 Cầu cân cái 1 60.000 60.000
9 Máy vi tính bộ 2 6.000 12.000
10 Máy phát điện máy 1 78.000 78.000
Tổng 327.890
(Nguồn: Số liệu điều tra tại trang trại năm 2017)
Nhìn vào bảng 3.6 cho ta thấy chi phí mua trang thiết bị của trang trại là 327.890.000 đồng trong đó mức chi trả cho quạt thông gió của 4 chuồng là 27 cái với giá 114.750.000 đồng là cao nhất các trang thiết bị khác cũng tốn khá nhiều chi phí, tất cả trang thiết bị của trang trại đều phải tự chi trả mà không được sự hỗ trợ của công ty. Trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất
kinh doanh được sắm đầy đủ theo yêu cầu trong thỏa thuận giữa trang trại và công ty cổ phần APPE để đáp ứng yêu cầu của chăn nuôi heo chất lượng. Trang thiết bị được tối ưu hóa theo nhu cầu sử dụng của trang trại, phù hợp với nhu cầu sinh lý và thói quen của lợn, như vậy sẽ góp phần nâng cao sản lượng cũng như chất lượng cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa của trang trại.
* Tình hình sử dụng vốn của trang trại Trần Đăng Phẩm
Vốn là một yếu tố quan trọng và quyết định đến quá trình sản xuất nói chung và sản xuất trong các trang trại nói riêng. Đặc biệt trong mô hình tổ chức sản xuất trang trại thì đòi hỏi vốn là phải rất lớn. Vốn được sử dụng để xây dựng chuồng trại, đầu tư cho chăn nuôi, thuê lao động, chi trả các khoàn chi phí vận hành máy móc trang thiết bị, mở rộng quy mô, phục vụ sản xuất kinh doanh vốn là nguồn kinh phí vô cùng quan trọng của mỗi trang trại.
Bảng 3.7: Tình hình nguồn vốn của trang trại Trần Đăng Phẩm
Chỉ tiêu Tổng số vốn của trang trại
(Tỷ đồng) Cơ cấu (%)
Tổng số vốn của trang trại 5,5 100
Vốn của trang trại 1.5 27,3
Vốn vay 4 72,7
(Nguồn: Số liệu điều tra tại trang trại năm 2017)
Qua số liệu cho thấy tổng vốn đầu tư mà trang trại có là 5,5 tỷ đồng, trong đó vốn của trang trại là 1,5 tỷ đồng chiếm 27,3% tổng số vốn đầu tư. Vốn vay là 4 tỷ chiếm 72,7%, nguồn vốn tự có của trang trại là ít so với tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn vay được vay từ ngân hàng Thương mại cổ phần. Nguồn vốn chủ yếu dùng để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của trang trại.
* Chi phí hàng năm của trang trại
Khác với các trang trại chăn nuôi tư nhân hoặc theo hình thức khác thì đối với trang trại chăn nuôi gia công khi tham gia chăn nuôi trang trại không phải bỏ ra chi phí về cám, thuốc thú y và con giống. Họ chỉ chi trả các chi phí sau: Chi phí thuê công nhân, quản lý, chi phí tiền điện, chi phí khấu hao tài sản và lãi vay ngân hàng.
Chi phí sản xuất:
Trong quá trình chăn nuôi hơn 2.000 con lợn từ 6kg đến khi xuất chuồng trang trại phải chi trả những khoản sau:
Bảng 3.8: Chi phí hàng năm của trang trại Trần Đăng Phẩm Stt Loại chi phí Chi phí trung bình 1 năm (1000đ) Stt Loại chi phí Chi phí trung bình 1 năm (1000đ)
1 Chí phí nhân công 168.000
2 Chi phí quản lý 60.000
3 Điện nước 210.000
4 Lãi vay ngân hàng 288.000
5 Khấu hao tài sản 208.165,4
6 Chi phí khác 70.000
7 Tổng 1.004.165,4
(Nguồn: Số liệu điều tra tại trang trại năm 2017)
Theo số liệu điều tra năm 2017, trung bình một năm tổng chi phí trang trại phải bỏ ra là 1.004.165.400 đồng. Trong đó chi phí trung bình cho một công nhân một tháng là 3.500 nghìn đồng, trang trại có tất cả là 4 công nhân như vậy chi phí cho công nhân vệ sinh chuồng trại, chăm sóc trong vòng một năm là 168.000 nghìn đồng, chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng từ 19.000- 23.000 nghìn đồng, như vậy ước tính chi phí tiền điện là 210.000 nghìn đồng mỗi năm. Chi phí khấu hao được xác định theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: Về đầu tư xây dựng tổng chi phí trang trại bỏ ra là 4.384.410 nghìn đồng khấu hao 25 năm như vậy mỗi năm trang trại phải
bỏ ra chi phí sửa chữa là 175.376,4 nghìn đồng, về chi phí máy móc trang thiết bị tổng chi phí bỏ ra là 327.890 nghìn đồng khấu hao 10 năm như vậy mỗi năm trang trại phải bỏ ra chi phí bảo dưỡng là 32.789 nghìn đồng, như vậy chi phí khấu hao tài sản mà trang trại phải bỏ ra trong một năm là 208.165,4 nghìn đồng. Chi phí lãi vay ngân hàng với lãi suất vay 7,2% một năm với tổng vốn vay là 4 tỷ vậy một năm trang trại phải trả cho ngân hàng là 288.000 nghìn đồng
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại Trần Đăng Phẩm
Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản ánh được năng lực của chủ trang trại, khả năng đầu tư cũng như việc áp dụng khoa học vào sản xuất… Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua:
* Hiệu quả về mặt kinh tế.
Trang trại có 4 chuồng, mỗi chuồng nuôi được hơn 500 con, bình quân mỗi chuồng đạt 2 lứa/năm, mỗi lứa xuất chuồng khoảng 2.200 con lợn thịt. Hàng năm trang trại cung cấp được trung bình 4.400 lợn thịt cho thị trường tiêu thụ. Mỗi con lợn khi xuất chuồng đạt trọng lượng trung bình 103kg- 110kg/con. Mỗi một năm trang trại cung cấp cho thị trường khoảng 466.400 kg lợn thịt hơi có chất lượng cao.
Bảng 3.9: Kết quả sản xuất của trang trại trong 2 năm (2016-2017)
Năm Loại vật nuôi Lứa Số con Hao hụt/lứa
(%) Trọng lƣợng TB (kg) 2016 Lợn thịt 1 2200 3,4 108 2 2150 3 106 2017 Lợn thịt 1 2000 5 107 2 2230 4,5 105
(Nguồn: Số liệu thống kê của trang trại năm 2017)
Nhìn vào bảng số liệu cho chúng ta thấy trang trại Trần Đăng Phẩm là trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, luôn duy trì số lượng trên 2000 con mỗi
lứa tuy nhiên tỷ lệ hao hụt trong 2 năm 2016 và 2017 của trang trại vẫn còn cao, mỗi lứa trang trại chết hơn 70 con có lứa chết đến 100 con. Mặc dù vậy chất lượng cũng như trọng lượng của heo thì vẫn rất cao, trọng lượng TB vẫn đạt từ 105-108kg/con.
* Doanh thu của trang trại:
Dựa vào kết quả sản xuất qua từng năm của trang trại ta có thể tính được doanh thu mà trang trại đem về qua hoạt động sản xuất của mình. Doanh thu mà trang trại nhận được sẽ được tính bằng số kg tăng trọng của heo từ lúc nhập chuồng tới lúc xuất chuồng, mỗi lần heo được cty cung cấp để chăn nuôi tại trang trại có trọng lượng TB là 6kg. Với mỗi kg tăng trọng của heo trang trại nhận được số tiền theo thỏa thuận đã kí kết trong hợp đồng với công ty(3.400 đồng/1kg tăng trọng).
Doanh thu TB hàng năm của trang trại được tính theo công thức như sau:
Số heo TB/lứa x Số lứa/năm x số kg tăng trọng TB/con x 3400đ/kg
=> Dựa vào bảng kết quả sản xuất của trang trại và công thức tính ta có thể tính được doanh thu của trang trại Trần Đăng Phẩm năm 2017 như sau:
2115 * 2 * 100 * 3400
(Số heo TB/lứa) (Số lứa/năm) (Số Kg tăng trọng TB)
= 1.438.200.000 đ (Doanh thu)
Như vậy trong năm 2017 trang trại đã sản xuất và thu về 1.438.200.000 đ. Tuy nhiên khoản tiền trên chưa trừ đi những khoản chi phí mà trang trại phải chi trả cho hoạt động sản xuất của mình trong năm. Để biết được hiệu quả kinh tế năm 2017 của trang trại ta phân tích qua bảng sau:
Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của trang trại năm 2017
STT Chỉ tiêu Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu (%)
Giá trị sản xuất (GO) 1.438.200 100
I Chi phí trung gian (IC) 508.000 35,3
Lương công nhân 168.000
Lương quản lý 60.000
Điện 210.000
Chi phí khác 70.000
II Giá trị gia tăng (VA) 930.200 64,7
Trả lãi tiền vay 288.000
Lãi gộp 642.200
Khấu hao tài sản cố định 208.165,4
Lãi ròng 434.034,6
III Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
GO/IC 2,83
VA/IC 1,83
VA/GO 0,65
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017) Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy hiệu quả về mặt kinh tế của trang trại trong năm 2017 như sau:
+ Chi phí trung gian mà trang trại phải bỏ ra là 508.000.000 đồng chiếm 35,3% tổng giá trị sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (VA) là 930.200.000 đồng chiếm 64,7% tổng giá trị sản xuất.
+ Lợi nhuận năm 2017 của trang trại là: 434.034.600 đồng.
Vậy hàng năm lợi nhuận thu được của trang trại là không đồng đều tùy thuộc vào mức giá bán trên thị trường và tỷ lệ lợn hao hụt mỗi năm. Năm 2017 do giá cả cuối năm không ổn định trang trại thu được lợi nhuận là 434.034.600 đồng từ việc chăn nuôi lợn ngoài ra tran g trại còn thu thêm từ việc trồng cây ăn quả là 100 triệu đồng. Với mức thu nhập 1 năm về chăn nuôi hơn 434.034.600 đồng đây thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nền nông nghiệp tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đóng vai trò to lớn trong cuộc CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:
+ GO/IC = 2,83 đơn vị: Cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được 2,83 đơn vị giá trị sản xuất.
+ VA/IC = 1,83 đơn vị: cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra thì trang trại thu được giá trị gia tăng là 1,83 đơn vị giá trị.
+ VA/GO = 0,65 đơn vị: trong một đơn vị giá trị sản xuất ta thu được 0,65 đơn vị giá trị gia tăng.
- Hiệu quả về mặt xã hội:
Sự phát triển kinh tế trang trại không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nhất là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Phổ Yên nhất là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trang trại đã giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, vì phần lớn ở nông thôn đều có lao động nhàn rỗi ngoài mùa vụ chính. Tuy
nhiên, phần lớn lao động đều chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm trong sản xuất nên vẫn có cơ hội làm việc, góp phần thay đôi bộ mặt xã hội nông thôn trong địa bàn xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên. Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển mạnh, có tác động mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn góp phần giữ vững an ninh thực phẩm cho địa bàn huyện Phổ Yên cũng như tỉnh Thái Nguyên và cả nước.
3.2.2.4. Quy trình chăn nuôi của trang trại và hệ thống đầu vào của trang trại * Quy trình chăn nuôi của trang trại
Hình 3.2: Quy trình chăn nuôi của trang trại
(Nguồn: Tài liệu điều tra, khảo sát năm 2017)
Qua hình 3.2 cho thấy: Trong quy trình chăn nuôi, Công ty cổ phần APPE cung cấp, toàn bộ giống lợn chất lượng cao, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và cử kỹ sư của Công ty về trang trại đảm nhiệm, phụ trách khâu kỹ thuật tại trang trại. Trang trại Trần Đăng Phẩm khi tham gia vào chăn nuôi cần phải có diện tích phù hợp với quy mô chăn nuôi đồng thời phải đảm bảo an toàn dịch bệnh, xa khu dân cư, có đầy đủ cơ sở hạ tầng khác để đáp ứng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại
* Hệ thống đầu vào của trang trại
Vì trang trại Trần Đăng Phẩm là trang trại chăn nuôi ký hợp đồng với Công ty cổ phần APPE nên toàn bộ giống đầu vào, thức ăn chăn nuôi, thuốc
Công ty cổ phần APPE cung cấp: - Giống - Thức ăn - Thuốc thú y. Tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật
Trang trại Trần Đăng Phẩm:
- Xây dựng trang trại và đầu tư trang thiết bị - Tự chủ về tất cả các chi phí -Duy trì hoạt động chăn nuôi Thị trường chế biến và tiêu thụ - Thị trường chế biến và tiêu thụ trong nước - Thị trường xuất khẩu (chủ yếu là Trung Quốc)
phòng chữa bệnh đều được cung cấp bởi Công ty. Lợn con giống được chuyển về trực tiếp từ Công ty cổ phần APPE và sẽ được chuyển vào chuồng