Stt Loại chi phí Chi phí trung bình 1 năm (1000đ)
1 Chí phí nhân công 168.000
2 Chi phí quản lý 60.000
3 Điện nước 210.000
4 Lãi vay ngân hàng 288.000
5 Khấu hao tài sản 208.165,4
6 Chi phí khác 70.000
7 Tổng 1.004.165,4
(Nguồn: Số liệu điều tra tại trang trại năm 2017)
Theo số liệu điều tra năm 2017, trung bình một năm tổng chi phí trang trại phải bỏ ra là 1.004.165.400 đồng. Trong đó chi phí trung bình cho một công nhân một tháng là 3.500 nghìn đồng, trang trại có tất cả là 4 công nhân như vậy chi phí cho công nhân vệ sinh chuồng trại, chăm sóc trong vòng một năm là 168.000 nghìn đồng, chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng từ 19.000- 23.000 nghìn đồng, như vậy ước tính chi phí tiền điện là 210.000 nghìn đồng mỗi năm. Chi phí khấu hao được xác định theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định: Về đầu tư xây dựng tổng chi phí trang trại bỏ ra là 4.384.410 nghìn đồng khấu hao 25 năm như vậy mỗi năm trang trại phải
bỏ ra chi phí sửa chữa là 175.376,4 nghìn đồng, về chi phí máy móc trang thiết bị tổng chi phí bỏ ra là 327.890 nghìn đồng khấu hao 10 năm như vậy mỗi năm trang trại phải bỏ ra chi phí bảo dưỡng là 32.789 nghìn đồng, như vậy chi phí khấu hao tài sản mà trang trại phải bỏ ra trong một năm là 208.165,4 nghìn đồng. Chi phí lãi vay ngân hàng với lãi suất vay 7,2% một năm với tổng vốn vay là 4 tỷ vậy một năm trang trại phải trả cho ngân hàng là 288.000 nghìn đồng
* Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại Trần Đăng Phẩm
Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản ánh được năng lực của chủ trang trại, khả năng đầu tư cũng như việc áp dụng khoa học vào sản xuất… Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua:
* Hiệu quả về mặt kinh tế.
Trang trại có 4 chuồng, mỗi chuồng nuôi được hơn 500 con, bình quân mỗi chuồng đạt 2 lứa/năm, mỗi lứa xuất chuồng khoảng 2.200 con lợn thịt. Hàng năm trang trại cung cấp được trung bình 4.400 lợn thịt cho thị trường tiêu thụ. Mỗi con lợn khi xuất chuồng đạt trọng lượng trung bình 103kg- 110kg/con. Mỗi một năm trang trại cung cấp cho thị trường khoảng 466.400 kg lợn thịt hơi có chất lượng cao.
Bảng 3.9: Kết quả sản xuất của trang trại trong 2 năm (2016-2017)
Năm Loại vật nuôi Lứa Số con Hao hụt/lứa
(%) Trọng lƣợng TB (kg) 2016 Lợn thịt 1 2200 3,4 108 2 2150 3 106 2017 Lợn thịt 1 2000 5 107 2 2230 4,5 105
(Nguồn: Số liệu thống kê của trang trại năm 2017)
Nhìn vào bảng số liệu cho chúng ta thấy trang trại Trần Đăng Phẩm là trang trại chăn nuôi với quy mô lớn, luôn duy trì số lượng trên 2000 con mỗi
lứa tuy nhiên tỷ lệ hao hụt trong 2 năm 2016 và 2017 của trang trại vẫn còn cao, mỗi lứa trang trại chết hơn 70 con có lứa chết đến 100 con. Mặc dù vậy chất lượng cũng như trọng lượng của heo thì vẫn rất cao, trọng lượng TB vẫn đạt từ 105-108kg/con.
* Doanh thu của trang trại:
Dựa vào kết quả sản xuất qua từng năm của trang trại ta có thể tính được doanh thu mà trang trại đem về qua hoạt động sản xuất của mình. Doanh thu mà trang trại nhận được sẽ được tính bằng số kg tăng trọng của heo từ lúc nhập chuồng tới lúc xuất chuồng, mỗi lần heo được cty cung cấp để chăn nuôi tại trang trại có trọng lượng TB là 6kg. Với mỗi kg tăng trọng của heo trang trại nhận được số tiền theo thỏa thuận đã kí kết trong hợp đồng với công ty(3.400 đồng/1kg tăng trọng).
Doanh thu TB hàng năm của trang trại được tính theo công thức như sau:
Số heo TB/lứa x Số lứa/năm x số kg tăng trọng TB/con x 3400đ/kg
=> Dựa vào bảng kết quả sản xuất của trang trại và công thức tính ta có thể tính được doanh thu của trang trại Trần Đăng Phẩm năm 2017 như sau:
2115 * 2 * 100 * 3400
(Số heo TB/lứa) (Số lứa/năm) (Số Kg tăng trọng TB)
= 1.438.200.000 đ (Doanh thu)
Như vậy trong năm 2017 trang trại đã sản xuất và thu về 1.438.200.000 đ. Tuy nhiên khoản tiền trên chưa trừ đi những khoản chi phí mà trang trại phải chi trả cho hoạt động sản xuất của mình trong năm. Để biết được hiệu quả kinh tế năm 2017 của trang trại ta phân tích qua bảng sau: