Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng phẩm, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, thái nguyên (Trang 30)

Việc phát triển chăn nuôi lợn thịt ở các trang trại thực sự có ý nghĩa nếu nó tạo thêm được công ăn việc làm và mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Sau đây là một số kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn thịt của các trang trại ở nước ta:

Một là, cần thu hẹp diện tích phát triển lợn thịt, tập trung vào những

vùng thuận lợi cung cấp về thức ăn, nhất là thức ăn tinh, thô xanh, trình độ kỹ thuật tương đối tốt. Không phát triển chăn nuôi lợn thịt ở những vùng hàng năm bị lũ lụt cũng như các vùng bị hạn hán.

Hai là, thường xuyên tiến hành thống kê, đánh giá và chọn lọc lại đàn

lợn. Cần lựa chọn những con giống tốt, có khả năng chống chịu tốt và cho năng suất cao. Chú ý đầu tư đúng mức để nâng cao chất lượng đàn lợn và ưu tiên cho con giống.

Ba là, chính sách đầu tư và hỗ trợ của chính phủ có vai trò quyết định

cho sự phát triển của ngành. Điều đó thực hiện bằng các chương trình, dự án và cơ chế khả thi nhằm vào các mục tiêu kinh tế xã hội rõ ràng, trong đó đặc biệt vì lợi ích của người chăn nuôi.

Bốn là, chăn nuôi lợn thịt phải kết hợp với bảo vệ môi trường, phát

triển chăn nuôi trong hệ thống nông nghiệp bền vững. Đồng thời tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, bảo đảm phát

triển chăn nuôi hiệu quả. Tăng cường công tác vận động, tuyên truyền tới các hộ chăn nuôi, nhất là các trang trại lớn xây dựng hầm bi-ô-ga, sử dụng đệm lót chuồng sinh thái và các biện pháp kỹ thuật khác bảo đảm môi trường.

Năm là, cần phát triển nhiều hình thức chăn nuôi lợn thịt, trong đó

hình thức trang trại, hộ gia đình là phổ biến ở nhiều nước do đạt hiệu quả kinh tế cao.[15]

Phần 3

KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a.Vị trí địa lý

Phúc Thuận là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nằm trên tuyến tỉnh lộ 261 kết nối thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ đi qua địa bàn xã. Phúc Thuận cách trung tâm thị xã 13 km về phía tây.

+ Phía Đông giáp xã Minh Đức và phường Bắc Sơn

+ Phía Tây giáp xã Cát Nê, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ

+ Phía Nam giáp xã Thành Công

+ Phía Bắc giáp xã Phúc Tân cùng thị xã và xã Bình Sơn thuộc TP. Sông Công

* Đất đai địa hình:

Xã Phúc Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.254,95 ha(năm 2014), trong đó diện tích canh tác nông – lâm nghiệp là 4.556 ha, chiếm 87,6% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp, đất ở nông thôn 689,95 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên.

b. Điều kiện thời tiết và khí hậu.

Xã Phúc Thuận mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo 4 mùa rõ rệt trong năm. Lượng mưa trung bình năm từ 2.000 – 2.300mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm là 22OC, chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 8 và gió Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội và cơ sở hạ tầng a.Tình hình kinh tế

Gần đây kinh tế của xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên phát triển mạnh, các cơ sở sản xuât tiếp tục duy trì và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn xã đạt 3,5%, cơ cấu kinh tế, thương mại – dịch vụ đạt 24,2%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 31,3%, nông lâm nghiệp chiếm 44,5%, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6856,9 triệu đồng (bằng 163% kế hoạch).

b. Tình hình dân số và lao động

- Năm 2016 Xã Phúc Thuận có 3.553 hộ, 14.390 nhân khẩu, trong đó 34,6% là người dân tộc thiểu số, mật độ dân số tương đối cao và phân bố không đồng đều. hiện nay số lao động từ độ tuổi 18-50 tuổi vào khoảng hơn 4.000 lao động, trong đó độ tuổi lao động trẻ từ 18-35 tuổi chiếm số đông hơn. Đó là nguồn lao động trẻ dồi dào, người nơi đây có đủ tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Cung cấp một lượng lao động trẻ khỏe sang các vùng khác hoặc nước khác. Đặc biệt đó là nguồn cung cấp nhân lực để thúc đẩy phong trào chăn nuôi, sản xuất tại xã để mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân dược ổn định

c. Tình hình cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: 100% đã có đường dải nhựa liên thôn, kiên cố hóa - Hệ thống thủy lợi: Kênh mương, mạng lưới thủy lợi của xã được xây dựng khép kín và tương đối hoàn thiện. Nhìn chung thủy lợi xã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu đồng ruộng, thâm canh tăng vụ nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã

- Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị: 100% hộ dân được sử dụng điện chiếu sáng tại các trạm biến áp. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện nâng cao tạo điều kiện để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tin bưu điện: Xã có trụ sở Chi nhánh của Bưu điện huyện Yên Thế đóng trên địa bàn kịp thời đáp ứng nhu cầu về giao dịch thông tin của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát chuyển nhanh có 9 trạm BTS đáp ứng tốt dịch vụ thông tin liên lạc của người dân.[9]

3.1.2. Những thành tựu đã đạt được của cơ sở thực tập

Từ lúc thành lập trang trại cho đến nay trang trại đã đạt nhưng thành tựu tiêu biểu sau: Trang trại đi lên từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với số lượng ít và quy mô nhỏ sau khi đạt được một số thuận lợi trong chăn nuôi và kết hợp sự hỗ trợ của công ty chăn nuôi và ngân hàng nhà nước trang trại đi vào hoạt động với lượng lớn và quy mô mở rộng.

Trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm chất lượng cao tuy vừa mới đi vào hoạt động nhưng đã có những thành tựu, những đóng góp nhất định cho địa phương như: Phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và đưa ngành chăn nuôi ngày càng phát triển góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng CNH - HDH trong nông nghiệp nông thôn. Sử dụng có hiệu quả các nguồn nguyên liệu, phế liệu, phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa hóa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương, tăng thu ngân sách và góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Phúc Thuận - huyện Phổ Yên nói riêng và của toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung. Bên cạnh đó còn góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển ngành chăn nuôi ở Việt Nam.

Cuối năm 2015 trại chăn nuôi thuận lợi số lượng lợn bị mắc bệnh chết ít, giá thành cao lên mang lại cho trại mức thu nhập lớn nhất kể từ khi thành lập đến nay.

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến phát triển sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn Trần Đăng Phẩm trang trại chăn nuôi lợn Trần Đăng Phẩm

- Khi tham gia vào hợp đồng chăn nuôi với Công ty cổ phần APPE, trang trại an tâm sản xuất mà không lo các yếu tố bất ổn của thị trường đầu vào và các loại thuốc vì được giúp đỡ và hỗ trợ.

- Được hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn chăn nuôi cũng như thuốc thú y nên gặp ít các rủi ro về dịch bệnh hơn.

- Được cung cấp nguồn giống tốt, cho năng suất cao.

- Được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để xây dựng trang trại ban đầu. - Hệ thống giao thông ở địa phương phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển thức ăn của trang trại.

Khó khăn

-Trại chăn nuôi gặp phải những khó khăn về giá cả không ổn định trên thị trường, tình hình dịch bệnh phức tạp, thiếu kiến thức kỹ thuật (kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh).

- Công tác chuyển giao ứng du ̣ng công nghê ̣ mới vào sản xuất của trang trại còn nhiều hạn chế, chất lượng và sức ca ̣nh tranh sản phẩm còn thấp.

-Phần lớn cơ sở hạ tầng sản xuất chăn nuôi của các trang tra ̣i còn thấp chưa đảm bảo yêu cầu tốt nhất cho việc chăn nuôi , công nghê ̣ chưa đ ổi mới, hiê ̣u quả thấp, lao động phần lớn chưa qua đào tạo kiến thức còn hạn chế

-Trang thiết bị của trang trại còn kém thô sợ chưa hiện đại chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất.

-Tuy được tạo điều kiện vay vốn nhưng lãi suất vay ngân hàng còn cao, thủ tục vay vốn phức tạp, phải qua nhiều khâu trung gian mới tiếp cận được.

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại

3.2.1.1. Tìm hiểu thông tin về Công ty cổ phần APPE và cơ cấu tổ chức của trang trại Trần Đăng Phẩm

+ Tìm hiểu thông tin về Công ty cổ phần APPE

 Kết quả đạt được:

+ Tóm tắt được thông tin về Công ty cổ phần APPE

+ Tóm tắt được quá trình hình thành và phát triển trang trại + Vẽ được sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại

3.2.1.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch của trang trại

+ Tìm hiểu hệ thống phòng dịch bằng hệ thống sát trùng

+ Tìm hiểu quá trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại + Tìm hiểu, học tập và tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang trại

+ Tính toán số kg cám ăn từ khi nhập chuồng đến giai đoạn xuất chuồng Kết quả đạt được

+ Xác định được quá trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng và quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại

+ Xác định được lịch trình làm vắc xin phòng dịch của trang trại + Có thể nhận biết được lợn ốm bằng cách quan sát thông thường + Xác định được chỉ tiêu tiêu thụ mỗi loại cám của một con lợn + Biết cách vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình.

3.2.1.3. Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hàng năm, nguồn vốn và phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại.

* Tìm hiểu chi phi xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại:

+ Liệt kê các hạng mục công trình tại trang trại

+ Liệt kê các trang thiết bị có trong trang trại và chuồng nuôi

+ Tìm hiểu khoản chi phí xây dựng, trang thiết bị ban đầu của trang trại

 Kết quả đạt được:

+ Liệt kê đầy đủ các hạng mục công trình, các trang thiết bị mà trang trại sử dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh

+ Từ đó biết được chi phí cho từng hạng mục công trình, chi phí cho từng loại trang thiết bị

+ Hạch toán được chi phí xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị của trang trại

* Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại:

+ Điều tra trực tiếp chủ trang trại về tình hình vốn vay và vốn mà trang trại có

+ Tìm hiểu nguồn gốc vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay Kết quả đạt được

+ Xác định được tổng số vốn trang trại đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

+ Xác định được nguồn gốc vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay

* Thảo luận, phân tích hạch toán chi phí hàng năm của trang trại:

+ Thảo luận cùng chủ trang trại về những chi phí của trang trại phải chi trả trong một năm

+ Tính toán chi phí phải trả cho từng loại chi phí Kết quả đạt được

+ Hạch toán được chi phí mà trang trại phải chi trả cho từng loại + Xác định được tổng chi phí hàng năm của trang trại

* Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại:

+ Tính toán, phân tích doanh thu hàng năm của trang trại

+ Những nguồn thu mà trang trại thu về trong quá trình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của trang trại

 Kết quả đạt được:

+ Hạch toán được hiệu quả kinh tế của trang trại khi tham gia chăn nuôi + Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất trang trại Trần Đăng Phẩm

3.2.1.4. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại và hệ thống đầu vào của trang trại.

* Tìm hiểu hệ thống đầu vào của trang trại:

+ Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại Kết quả đạt được:

+ Xác định được các yếu tố đầu vào cho trang trại + Xác định được quy trình chăn nuôi của trang trại

* Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại:

+ Tìm hiểu chuỗi giá trị chăn nuôi

+ Trao đổi, thảo luận với chủ trang về các kênh tiêu thụ của trang trại + Phân tích các kênh tiêu thụ của trang trại

Kết quả đạt được

+ Xác định được các kênh tiêu thụ của trang trại cũng như Công ty APPE + Xác định được kênh tiêu thụ nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

3.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại

+ Tìm hiểu công tác xử lý nước, chất thải trước khi đưa ra môi trường + Tìm hiểu các loại hóa chất đưa vào xử lý chất thải chăn nuôi

 Kết quả đạt được:

+ Nắm được quy trình xử lý môi trường của trang trại + Vẽ được hệ thống sơ đồ xử lý môi trường của trang trại

+ Hiểu được phần nào về các cách xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.

3.2.1.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của trang trại.

+ Cùng với chủ trang trại thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của trang trại khi tham gia vào hình thức tổ chức sản xuất trang trại

+ Thảo luận về cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường hiện nay

+ Phân tích được những điểm mạnh và điểm yếu của trang trại

+ Phân tích được cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường

+ Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có giải pháp tháo gỡ những khó khăn của trang trại

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.2.1. Tìm hiểu hệ thống tổ chức của trang trại và thông tin về Công ty cổ phần APPE.

Khái quát về Công ty cổ phần APPE JV Việt Nam

Công ty cổ phần APPE JV Việt Nam tiền thân là công ty RTD là một công ty có bề dày hơn 19 năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: thức ăn chăn nuôi, Vacxin, nuôi trồng thuỷ sản, thuốc Thú y, thực phẩm sạch. Sau thỏa thuận chuyển nhượng và hợp tác tốt đẹp giữa tập đoàn MagRabbit Hoa Kỳ và Tập đoàn RTD Việt Nam, Công ty APPE JV Việt Nam đã chính thức được thành lập vào tháng 7.2014. MagRabbit sẽ mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Phủ Lý, Hà Nam và xây dựng thêm một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, cùng toàn bộ hệ thống trang trại chăn nuôi của RTD để xây dựng hệ thống chuỗi giá trị thống nhất: Từ trang trại đến bàn ăn mang thương hiệu APPE. Mục tiêu của công ty là cùng với các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng phẩm, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, thái nguyên (Trang 30)