Kết quả thực tập

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng phẩm, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, thái nguyên (Trang 35)

Hình 3.4 : Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại

3.2. Kết quả thực tập

3.2.1. Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại

3.2.1.1. Tìm hiểu thông tin về Công ty cổ phần APPE và cơ cấu tổ chức của trang trại Trần Đăng Phẩm

+ Tìm hiểu thông tin về Công ty cổ phần APPE

 Kết quả đạt được:

+ Tóm tắt được thông tin về Công ty cổ phần APPE

+ Tóm tắt được quá trình hình thành và phát triển trang trại + Vẽ được sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại

3.2.1.2. Tìm hiểu quy trình phòng dịch của trang trại

+ Tìm hiểu hệ thống phòng dịch bằng hệ thống sát trùng

+ Tìm hiểu quá trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại + Tìm hiểu, học tập và tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn tại trang trại

+ Tính toán số kg cám ăn từ khi nhập chuồng đến giai đoạn xuất chuồng Kết quả đạt được

+ Xác định được quá trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng và quy trình phòng dịch chủ động bằng vaccine của trang trại

+ Xác định được lịch trình làm vắc xin phòng dịch của trang trại + Có thể nhận biết được lợn ốm bằng cách quan sát thông thường + Xác định được chỉ tiêu tiêu thụ mỗi loại cám của một con lợn + Biết cách vệ sinh chuồng trại theo đúng quy trình.

3.2.1.3. Tìm hiểu chi phí xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hàng năm, nguồn vốn và phân tích hiệu quả sản xuất của trang trại.

* Tìm hiểu chi phi xây dựng chuồng trại, chi phí trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại:

+ Liệt kê các hạng mục công trình tại trang trại

+ Liệt kê các trang thiết bị có trong trang trại và chuồng nuôi

+ Tìm hiểu khoản chi phí xây dựng, trang thiết bị ban đầu của trang trại

 Kết quả đạt được:

+ Liệt kê đầy đủ các hạng mục công trình, các trang thiết bị mà trang trại sử dụng vào trong quá trình sản xuất kinh doanh

+ Từ đó biết được chi phí cho từng hạng mục công trình, chi phí cho từng loại trang thiết bị

+ Hạch toán được chi phí xây dựng cơ bản và đầu tư trang thiết bị của trang trại

* Tìm hiểu nguồn vốn của trang trại:

+ Điều tra trực tiếp chủ trang trại về tình hình vốn vay và vốn mà trang trại có

+ Tìm hiểu nguồn gốc vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay Kết quả đạt được

+ Xác định được tổng số vốn trang trại đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

+ Xác định được nguồn gốc vốn vay, lãi suất và thời hạn cho vay

* Thảo luận, phân tích hạch toán chi phí hàng năm của trang trại:

+ Thảo luận cùng chủ trang trại về những chi phí của trang trại phải chi trả trong một năm

+ Tính toán chi phí phải trả cho từng loại chi phí Kết quả đạt được

+ Hạch toán được chi phí mà trang trại phải chi trả cho từng loại + Xác định được tổng chi phí hàng năm của trang trại

* Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại:

+ Tính toán, phân tích doanh thu hàng năm của trang trại

+ Những nguồn thu mà trang trại thu về trong quá trình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của trang trại

 Kết quả đạt được:

+ Hạch toán được hiệu quả kinh tế của trang trại khi tham gia chăn nuôi + Phân tích được hiệu quả sản xuất kinh doanh của tổ chức sản xuất trang trại Trần Đăng Phẩm

3.2.1.4. Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại và hệ thống đầu vào của trang trại.

* Tìm hiểu hệ thống đầu vào của trang trại:

+ Tìm hiểu quy trình chăn nuôi của trang trại Kết quả đạt được:

+ Xác định được các yếu tố đầu vào cho trang trại + Xác định được quy trình chăn nuôi của trang trại

* Tìm hiểu hệ thống đầu ra của trang trại:

+ Tìm hiểu chuỗi giá trị chăn nuôi

+ Trao đổi, thảo luận với chủ trang về các kênh tiêu thụ của trang trại + Phân tích các kênh tiêu thụ của trang trại

Kết quả đạt được

+ Xác định được các kênh tiêu thụ của trang trại cũng như Công ty APPE + Xác định được kênh tiêu thụ nào đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất

3.2.1.5. Tìm hiểu hệ thống xử lý môi trường của trang trại

+ Tìm hiểu công tác xử lý nước, chất thải trước khi đưa ra môi trường + Tìm hiểu các loại hóa chất đưa vào xử lý chất thải chăn nuôi

 Kết quả đạt được:

+ Nắm được quy trình xử lý môi trường của trang trại + Vẽ được hệ thống sơ đồ xử lý môi trường của trang trại

+ Hiểu được phần nào về các cách xử lý chất thải trước khi đưa ra môi trường tự nhiên.

3.2.1.6. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của trang trại.

+ Cùng với chủ trang trại thảo luận về điểm mạnh và điểm yếu của trang trại khi tham gia vào hình thức tổ chức sản xuất trang trại

+ Thảo luận về cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường hiện nay

+ Phân tích được những điểm mạnh và điểm yếu của trang trại

+ Phân tích được cơ hội và thách thức của trang trại trong nền kinh tế thị trường

+ Từ việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có giải pháp tháo gỡ những khó khăn của trang trại

3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập

3.2.2.1. Tìm hiểu hệ thống tổ chức của trang trại và thông tin về Công ty cổ phần APPE.

Khái quát về Công ty cổ phần APPE JV Việt Nam

Công ty cổ phần APPE JV Việt Nam tiền thân là công ty RTD là một công ty có bề dày hơn 19 năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh các mặt hàng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp như: thức ăn chăn nuôi, Vacxin, nuôi trồng thuỷ sản, thuốc Thú y, thực phẩm sạch. Sau thỏa thuận chuyển nhượng và hợp tác tốt đẹp giữa tập đoàn MagRabbit Hoa Kỳ và Tập đoàn RTD Việt Nam, Công ty APPE JV Việt Nam đã chính thức được thành lập vào tháng 7.2014. MagRabbit sẽ mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Phủ Lý, Hà Nam và xây dựng thêm một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại huyện Tam Dương tỉnh Vĩnh Phúc, cùng toàn bộ hệ thống trang trại chăn nuôi của RTD để xây dựng hệ thống chuỗi giá trị thống nhất: Từ trang trại đến bàn ăn mang thương hiệu APPE. Mục tiêu của công ty là cùng với các nhà phân phối, các đại lí, các nhà chăn nuôi xây dựng một mối liên kết bền chặt dài lâu, mang lại lợi nhuận tối đa cho tất cả thành viên trong mối liên kết ấy cũng như cung ứng cho thị trường các sản phẩm có giá trị, chất lượng cao, an toàn, đưa APPE thành thương hiệu chăn nuôi và thực phẩm hàng đầu Việt Nam. Trong giai đoạn đầu APPE sẽ tập trung đầu tư vào hai lĩnh vực chủ yếu sau đây:

1. Xây dựng các trại giống gốc chất lượng cao. Đó là đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại trại giống lợn cụ kỵ, ông bà. Hiện đại hóa các trang trại gà

giống hiện có. Phát triển hợp tác liên doanh, liên kết, gia công lợn nái bố mẹ và lợn thịt thương phẩm.

2. Đầu tư đồng bộ, hiện đại, hoàn toàn tự động hóa hai nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 400.000 tấn/năm tại Hà Nam và Vĩnh Phúc. Kế hoạch đến năm 2020 xây dựng APPE thành 1 trong 10 thương hiệu thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt nam. Từ năm 2016 sẽ đầu tư nhà máy giết mổ chế biến thực phẩm sạch nhằm cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế để xuất khẩu và cung ứng cho thị trường trong nước. Với chiến lược phát triển và hệ thống hỗ trợ như vậy, APPE hướng đến trở thành một trong những Công ty dẫn đầu về uy tín, chất lượng sản phẩm và thị phần trong ngành chăn nuôi Việt Nam.

- Về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi Công ty Cổ phần APPE-JV là một công ty hiện đại với tầm nhìn quốc tến, tại đây sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi an toàn, chất lượng cao, giá cả phải chăng trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi tại khu vực miền Bắc Việt Nam. Appe đang quản lý hai dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Hà Nam và Vĩnh Phúc. Cùng với nhau, những nhà máy này sản xuất hơn 400.000 tấn thức ăn chăn nuôi mỗi năm cho thị trường nông nghiệp quốc tế, cung cấp rộng rãi một loạt các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và sử dụng các nguyên liệu có sẵn đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất. Hiện đang cung cấp 49 sản phẩm thức ăn chăn nuôi khác nhau cho lợn và gia cầm tại tất cả các lứa tuổi. APPE hiện đang tiếp tục mở rộng sang các sản phẩm bổ sung khác như cho lĩnh vực thủy sản và chăn nuôi bò trong tương lai.

- Về lĩnh vực sản xuất giống gia súc Lợn giống: Công ty APPE JV Việt Nam có hệ thống các trang trại nuôi giữ, lai tạo lợn giống gốc cụ kị, ông bà thuộc các giống Duroc, Piteran, Landat, Yorshire được nhập khẩu từ Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Mỹ… và sản xuất con giống hạt nhân, giống bố mẹ,

giống thương phẩm, tinh lợn cung cấp cho hệ thống chăn nuôi gia công của Tập đoàn và bán ra thị trường.

- Về lĩnh vực chăn nuôi gia công: Công ty APPE JV Việt Nam có hệ thống các trang trại chăn nuôi gia công lợn với quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại, tự động hóa và thân thiện với môi trường. Sản phẩm lợn thịt đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp cho thị trường và đáp ứng nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chế biến thực phẩm.

- Để hỗ trợ tiêu thụ thực phẩm, APPE JV phát triển chuỗi liên kết với hệ thống Trung tâm Thương mại, Siêu thị, Nhà hàng và các cửa hàng tiện ích để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm.

* Sự hình thành và quy mô của trang trại Trần Đăng Phẩm

Với mong muốn cung cấp cho địa bàn xã Phúc Thuận, địa bàn huyện Phổ Yên, các tỉnh lân cận trong nước và xuất khẩu nguồn thực phẩm lợn sạch chất lượng, hiệu quả kinh tế cao. Gia đình đã được UBND xã Phúc Thuận và UBND huyện Phổ Yên đồng ý và tạo điều kiện tốt nhất cho trang trại được phép xây dựng và tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất trang trại.

Đầu năm 2012, gia đình tiến hành cho xây dựng trang trại với tổng diện tích trang trại là 6.100m2 với quy mô số lượng 2.000 con lợn chất lượng cao. Trang trại được xây dựng trên khu đất hiện có của gia đình, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nằm cách xa khu dân cư đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, không gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân trong vùng. Khu đất để xây dựng trang trại là đất nông nghiệp canh tác nhiều năm không đem lại hiệu quả. Khu chuồng trại chăn nuôi lợn riêng biệt diện tích 3.000m2 trong đó có 4 chuồng đơn mỗi chuồng 750m2

với quy mô 2.000 con lợn thịt. Xây dựng một khu các công trình phục vụ công tác điều hành và vận hành hoạt động của trang trại diện tích 1.135 m2 gồm nhà điều hành, nhà

ở công nhân, nhà khử trùng, kho chứa, bể nước, sân và đường giao thông nội bộ. Xây dựng một khu các công trình phục vụ đảm bảo vệ sinh môi trường gồm hệ thống xử lý biogas, ao sinh học, bể lắng cát và diện tích đất trồng cây. Chuồng trại được xây dựng trên nguyên tắc sạch sẽ khô ráo, ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè để giảm tối thiểu các bệnh về hô hấp ở lợn. Cách ly tốt với môi trường xung quanh để tránh lây lan dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn được tốt nhất. Tháng 1 năm 2013 trang trại Trần Đăng Phẩm xây dựng xong và chuyển sang giai đoạn dọn dẹp, chuẩn bị chuồng nuôi để nhập lợn theo đúng như kế hoạch định hướng phát triển của trang trại.

Tháng 02 năm 2013, trang trại Trần Đăng Phẩm chính thức ký hợp đồng hợp tác chăn nuôi gia công với Công ty RTD và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với sự điều hành, quản lý của chủ trang trại là ông Trần Đăng Phẩm, tuy nhiên sau 1 năm kí kết hợp đồng với cty RTD, năm 2014 Cty RTD đã chuyển nhượng lại cổ phần cho tập đoàn MagRabbit Hoa Kỳ và đổi tên thành công ty cổ phần APPE JV từ đó trang trại vẫn tiếp tục kí kết hợp đồng với công ty APPE JV chăn nuôi cho đến nay.

* Cơ cấu tổ chức của trang trại:

Sơ đồ hệ thống tổ chức trang trại

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Trần Đăng Phẩm

(Nguồn: Tài liệu điều tra tại trang trại năm 2017)

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Chủ trại: Là người có vị trí cao nhất trong trại, có nhiệm vụ quản lý, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cả về kết quả và hiệu quả sản xuất của trang trại cung cấp, sửa chữa bảo dưỡng các trang thiết bị, hỗ trợ kỹ sư trong việc quản lý sổ sách, quá trình nhập cám, nhập thuốc

Kỹ sư chăn nuôi: Là người có 2 chức năng

+ Chức năng chăn nuôi: Chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho chủ trang trại và công nhân là hướng dẫn công nhân kỹ thuật cách thức chăn nuôi liều lượng cám và các giai đoạn của lợn lên bổ xung lượng cám cách bảo quản cám sao cho phù hợp. Giám sát việc sử dụng tài sản của công ty khi chuyển xuống trại chăn nuôi, đảm bảo chắc chắn tài sản của công ty được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cao nhất.

+ Chức năng thú y: Phát hiện bệnh và điều trị, giới thiệu các loại thuốc phòng chữa bệnh cho đàn lợn, chịu chắc nhiệm về bệnh của lợn phát hiện

Chủ trang trại

Công nhân chuồng 2 Kỹ sư chăn nuôi

Công nhân chuồng 3 Công nhân chuồng 4 Công nhân chuồng 1

bệnh chữa bệnh kịp thời đưa ra cách sử lý khi lợn mắc bệnh. Kiểm kê, theo dõi số lượng lợn thực tế với số lợn đã bị tiêu hủy do ốm chết, quản lý thuốc thú y, vaccine, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong chăn nuôi.

Công nhân: Là những người trực tiếp tham gia vào quá trình vệ sinh chuồng trại, chăm sóc lợn, có trách nhiệm dọn dẹp chuồng trại hàng ngày dưới sự chỉ dẫn của quản lý và kỹ sư, báo cáo cho kỹ sư, quản lý về tình trạng sức khỏe lợn hàng ngày, hỗ trợ kỹ sư trong mọi công tác phòng chống dịch bệnh, xử lý lợn ốm của trang trại chăn nuôi.

3.2.2.2. Quy trình phòng dịch của trang trại

Chủ trang trại đã đưa ra những quy định chung cho toàn thể trang trại thực hiện để đề phong dịch bệnh xâm nhập gây bệnh cho đàn lợn. Những quy định chủ trang trại đưa ra như sau:

* Quy trình phòng dịch bằng hệ thống sát trùng

 Yêu cầu cổng trại

- Yêu cầu khi công nhân ra ngoài khi về trại cần phải phun thuốc sát trùng cả người và phương tiện

- Với đường đi ở cổng trại rắc vôi bột định kì 1 tuần rắc 2 lần

- Máy sát trùng ở cổng trại yêu cầu phải hoạt động tốt, pha thuốc sát trùng phải theo chỉ dẫn của kỹ sư

- Với hố sát trùng ngoài cổng phải vệ sinh thay nước hoặc thay vôi 1tuần/2lần

- Tổ chức diệt chuột, diệt côn trùng định kỳ trong khu nhà ở, nhà kho và trong ngoài khu vực chuồng trại

-Không nuôi nhốt gia súc, gia cầm trong khu vực trại đặc biệt là không

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng phẩm, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, thái nguyên (Trang 35)