Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên,

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng phẩm, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, thái nguyên (Trang 32 - 34)

Hình 3.4 : Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại

3.1. Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Thuận, thị xã Phổ Yên,

Yên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên a.Vị trí địa lý

Phúc Thuận là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nằm trên tuyến tỉnh lộ 261 kết nối thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ đi qua địa bàn xã. Phúc Thuận cách trung tâm thị xã 13 km về phía tây.

+ Phía Đông giáp xã Minh Đức và phường Bắc Sơn

+ Phía Tây giáp xã Cát Nê, Quân Chu và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ

+ Phía Nam giáp xã Thành Công

+ Phía Bắc giáp xã Phúc Tân cùng thị xã và xã Bình Sơn thuộc TP. Sông Công

* Đất đai địa hình:

Xã Phúc Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.254,95 ha(năm 2014), trong đó diện tích canh tác nông – lâm nghiệp là 4.556 ha, chiếm 87,6% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp, đất ở nông thôn 689,95 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên.

b. Điều kiện thời tiết và khí hậu.

Xã Phúc Thuận mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo 4 mùa rõ rệt trong năm. Lượng mưa trung bình năm từ 2.000 – 2.300mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm là 22OC, chịu ảnh hưởng của gió Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 8 và gió Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

3.1.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội và cơ sở hạ tầng a.Tình hình kinh tế

Gần đây kinh tế của xã Phúc Thuận huyện Phổ Yên phát triển mạnh, các cơ sở sản xuât tiếp tục duy trì và phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch sang tiểu thủ công nghiệp, thương mại – dịch vụ. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn xã đạt 3,5%, cơ cấu kinh tế, thương mại – dịch vụ đạt 24,2%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt 31,3%, nông lâm nghiệp chiếm 44,5%, tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 6856,9 triệu đồng (bằng 163% kế hoạch).

b. Tình hình dân số và lao động

- Năm 2016 Xã Phúc Thuận có 3.553 hộ, 14.390 nhân khẩu, trong đó 34,6% là người dân tộc thiểu số, mật độ dân số tương đối cao và phân bố không đồng đều. hiện nay số lao động từ độ tuổi 18-50 tuổi vào khoảng hơn 4.000 lao động, trong đó độ tuổi lao động trẻ từ 18-35 tuổi chiếm số đông hơn. Đó là nguồn lao động trẻ dồi dào, người nơi đây có đủ tiềm năng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Cung cấp một lượng lao động trẻ khỏe sang các vùng khác hoặc nước khác. Đặc biệt đó là nguồn cung cấp nhân lực để thúc đẩy phong trào chăn nuôi, sản xuất tại xã để mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân dược ổn định

c. Tình hình cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: 100% đã có đường dải nhựa liên thôn, kiên cố hóa - Hệ thống thủy lợi: Kênh mương, mạng lưới thủy lợi của xã được xây dựng khép kín và tương đối hoàn thiện. Nhìn chung thủy lợi xã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu đồng ruộng, thâm canh tăng vụ nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã

- Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị: 100% hộ dân được sử dụng điện chiếu sáng tại các trạm biến áp. Đời sống người dân ngày càng được cải thiện nâng cao tạo điều kiện để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Thông tin bưu điện: Xã có trụ sở Chi nhánh của Bưu điện huyện Yên Thế đóng trên địa bàn kịp thời đáp ứng nhu cầu về giao dịch thông tin của nhân dân. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát chuyển nhanh có 9 trạm BTS đáp ứng tốt dịch vụ thông tin liên lạc của người dân.[9]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng phẩm, xã phúc thuận, thị xã phổ yên, thái nguyên (Trang 32 - 34)