Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Cơ sở thực tiễn về xây dựng nông thôn mới
1.2.2. Tình hình phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình phát triển nông thôn
Kế thừa thành tựu xây dựng nông thôn trong những giai đoạn trước, trong hơn 30 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có thể khái quát như sau:
Thứ nhất, nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, phát huy lợi thế của điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế của các vùng, miền, địa phương gắn với nhu cầu của thị trường; năng suất và chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp ngày càng cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008-2013. Giai đoạn 2008- 2017, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt 2,66%/năm (Năm 2008 tốc độ tăng GDP ngành là 4,68%; giai đo n 5 năm (2009 - 2013), GDP ngành tăng bình quân 2,9%/năm, giai đoạn 4 năm (2014 - 2017) GDP ngành tăng 2,57%/năm), tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành đạt 3,9%/năm; quy mô GDP ngành năm 2017 gấp 1,25 lần, GTSX ngành gấp 1,37 lần năm 2008 (tính theo giá cố định năm 2010).
Trong nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế so sánh, tăng tỷ trọng của các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn. Tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 22,01% năm 2008 lên 26,25% năm 2017; tỷ trọng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 2,87% năm 2008 lên 4,08% năm 2017, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp từ mức 75,12% năm 2008 xuống còn 69,67% năm 2017. hất lượng tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ 57% năm 2010 lên 64,77% năm 2013, 67,1% năm 2014 và khoảng 68% năm 2015. Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD so với mức 16,47 tỷ USD năm 2008; có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (gạo, cà phê, cao su, cá tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và gỗ và đồ gỗ).
Quy mô sản xuất nông hộ gia tăng, liên kết theo chuỗi giá trị, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Theo số liệu Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn, đến 01/7/2016, lĩnh vực trồng trọt có gần 49,2 ngàn hộ sử dụng đất từ 5ha trở lên,
tăng 13,6% so với năm 2011; 39,5 ngàn hộ trồng cây lâu năm sử dụng đất từ 5ha trở lên tăng 15%; lĩnh vực thủy sản có 12,7 ngàn hộ sử dụng đất từ 5ha trở lên, tăng 21,1%; trong chăn nuôi có 255 ngàn hộ nuôi từ 100 con gà trở lên, tăng 41,5% so với năm 2011,... Có 25,3 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuất với các đơn vị sản xuất được cấp chứng nhận VietGAP và 619,3 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn.
Thứ hai, khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng tăng sản lượng và đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của sản xuất nông nghiệp; làm thay đổi tập quán canh tác và nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế nông nghiệp. Trình độ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học, phương thức canh tác, quản trị tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông lâm thủy sản.
Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ hiệu quả hơn. Ưu tiên các nhiệm vụ nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch; tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc trong sản xuất như: sản xuất giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với biến đổi khí hậu, xây dựng các quy trình sản xuất tốt, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia... Đã có nhiều tiến bộ kỹ thuật được đưa vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông lâm thủy sản.
Năng suất các loại cây trồng vật nuôi tăng nhanh, nhiều loại đứng trong tốp đầu khu vực và thế giới. Năng suất lúa gạo cao nhất trong khu vực Đông Nam Á đạt 5,6 tấn/ha, gần gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ. Năng suất cà phê đạt 2,6 tấn nhân xô/ha, cao gấp 1,5 lần so với Brazil, gấp 3 lần so với Colombia, Indonesia. Năng suất hồ tiêu đạt 2,6 tấn/ha, gấp 3 lần so với Indonesia và 1,3 lần của Ấn Độ. Năng suất cá tra bình quân đạt 209 tấn/ha, có ao nuôi đạt 300 - 400 tấn/ha, cao nhất thế giới. Năng suất tôm sú đạt 0,45 tấn/ha, tôm thẻ chân trắng đạt 3.91 tấn/ha, cao hơn so với Ấn Độ (tôm thẻ chân trắng năng suất 3,5 tấn/ha) và Thái Lan (tôm thẻ chân trắng năng suất 3,6 tấn/ha).
Thứ ba, đời sống vật chất, tinh thần người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt, thu nhập của người dân nông thôn tăng từ 9,15 triệu đồng năm 2008, lên 19,97 triệu đồng năm 2013 (gấp 2,18 lần so với năm 2008) và khoảng 32 triệu đồng năm 2017 (gấp 3,49 lần so với năm 2008). Dân chủ nông thôn, nếp sống văn hóa, trật tự an toàn xã hội được
nâng lên. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng tích cực, tạo ra nhiều việc làm mới. Năm 1995 lao động nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm hơn 71% tổng lao động cả nền kinh tế thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 44,3% năm 2015, năm 2017 còn khoảng 40,3%. Số hộ làm nông lâm thủy sản giảm dần, năm 2017 chiếm 53,7% tổng số hộ gia đình ở nông thôn (năm 2011 là 62,2%). Thu nhập bình quân đầu người/năm ở nông thôn đã tăng từ 9,15 triệu đồng năm 2008 lên 19,97 triệu đồng năm 2013, và khoảng 32 triệu đồng năm 2017 gấp 3,49 lần so với năm 2008.
Thứ tư, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, uy tín của tổ chức, cán bộ cơ sở được nâng cao. Nhiều tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Uy tín của các cấp ủy, chính quyền được nâng cao, nhất là ở các xã đã thực hiện tốt xây dựng nông thôn mới. Các tổ chức đảng là nòng cốt trong lãnh đạo, chỉ đạo, phân công, phối hợp các tổ chức chính quyền, đoàn thể trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết. Nhiều nơi người đứng đầu cấp ủy trực tiếp tham gia là Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; phát huy phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
Bộ máy quản lý nhà nước cấp xã được củng cố, đổi mới. Chính quyền các cấp đã tập trung hơn chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện các cuộc vận động và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; ”Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào ”Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”; các thành viên MTTQVN phát động các phong trào thi đua theo chuyên đề, tham gia tổ chức thực hiện một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới cụ thể có tác động rất thiết thực. Vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam được nâng cao.
Công tác phối hợp kiểm tra, theo dõi, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả, kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các nội dung của Nghị quyết được tăng cường.
Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt được nâng lên đáng kể, trong các năm 2001- 2016, tỷ lệ các bộ có bằng đại học trở lên tăng từ 33,2% lên 62,9%; tỷ lệ cán bộ qua các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị tăng từ 97% lên 99%.
1.2.2.2. Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 về phê duyệt chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về NTM; Quyết định số 1600/QĐ- TTg ngày 16/8/2016 phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016- 2020 (thay thế Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010); Quyết định số 1980/QĐ- TTg, ngày 17/10/2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020; Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 8 năm 2009, về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về NTM. Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Các địa phương đã tích cực triển khai thực hiện với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tham gia tích cực của người dân đã đạt được kết quả bước đầu khả quan.
* Về công tác thành lập Bộ máy chỉ đạo chương trình:
Bộ máy chỉ đạo thực hiện Chương trình từ Trung ương đến cơ sở được hình thành khá đồng bộ; nhiều cơ chế chính sách được ban hành có tác dụng thiết thực và trở thành động lực thúc đẩy tiến độ triển khai.
Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1013/QĐ-TTg, về thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM, giai đoạn 2010 - 2020. Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thành viên, do Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT làm Phó trưởng ban thường trực.
Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động (tại Quyết định 437/QĐ- BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010). Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM với 24 cán bộ chuyên trách. Trong năm
2010, các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện đã thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 -2020 do Chủ tịch UBND làm trưởng ban, Phó Chủ tịch UBND phụ trách kinh tế và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn phụ trác lĩnh vực nông nghiệp và PTNT huyện làm Phó ban, đại diện các cơ quan chuyên môn, các phòng, ban liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội làm thành viên và thành lập Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng NTM từ tỉnh đến huyện, đồng thời bố trí cán bộ chuyên trách NTM ở các cấp.
Ở cấp xã, thành lập BCĐ, BQL Chương trình xây dựng NTM (do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, cán bộ phụ trách nông, lâm nghiệp, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làm thành viên) và Ban giám sát cộng đồng (gồm đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị -xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư).
Cấp thôn bản, thành lập Ban phát triển thôn làm nòng cốt trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
* Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình:
Theo sự chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều Thông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Tập trung chỉ đạo các địa phương huy động nguồn lực, vốn, đẩy mạnh công tác dạy nghề nông thôn… đồng thời có các giải pháp triển khai thực hiện chương trình có hiệu quả.
* Công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chương trình xây dựng NTM:
Theo thống kê, đến nay có 63/63 tỉnh, thành đã xây dựng website; tổ chức được hơn 70 ngàn hội nghị, dựng gần 800 ngàn pano, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu và hàng chục ngàn tin bài trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng chính phủ phát động đã tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực cao và động viên tinh thần của toàn xã hội đối với nông dân, nông thôn. Hệ thống thông tin tuyên truyền về nông thôn mới hoạt động phong phú, liên tục đã động viên rất tích cực, kịp thời đến phong trào xây dựng NTM. Qua đó, giúp người dân hiểu được chủ trương của Đảng, nhà nước về xây dựng NTM nên người dân đã tích cực tham gia chương
trình, hiến hàng trăm ngàn m2 đất, cây cối, hoa màu… tham gia công sức để xây dựng các công trình công cộng; nâng cấp đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi; chỉnh trang nơi ở, làng bản xanh sạch đẹp; tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở thôn, bản… với kinh phí ước tính hàng nghìn tỷ đồng.
Nhìn chung, công tác tuyên truyền, tập huấn trong thời gian qua đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp, các ngành trong toàn hệ thống chính trị, đã thực sự nắm rõ được nội dung, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM. Từ đó đã có những phương pháp, cách làm hiệu quả, thu hút được sự quan tâm, đồng tình hưởng ứng, tự giác tham gia của đông đảo tầng lớp nhân dân trong cả nước.
* Kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới:
Theo kết quả báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) trong hơn 08 năm triển khai, Chương trình đã huy động được 1.453.438 tỷ đồng. Trong đó, Ngân sách nhà nước các cấp bố trí 379.694 tỷ đồng chiếm 26,12%; Vốn tín dụng 853.827 tỷ đồng, chiếm 58,75%; Các doanh nghiệp hỗ trợ 69.748 tỷ đồng, chiếm 4,80%, dân đóng góp 150.169 tỷ đồng, chiếm 10,33%. Công tác quy hoạch và lập đề án nông thôn mới: Đến cuối năm 2017 đã có 97,4% số xã của cả nước đã hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.
Về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Trong những năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyền cùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiện Chương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nông dân được nâng lên. Nông nghiệp, giữ được mức tăng trưởng ổn định, phát triển tương đối toàn diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều tiến bộ; đã xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn được tăng cường, nhất là cơ sở hạ tầng thiết yếu: hệ thống giao thông, điện, trường học, cơ sở y tế, thông tin truyền thông... Đến hết năm 2017, mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% số xã và 97,8% số thôn; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 60,8% số xã có chợ; 58,6% số xã có nhà văn hoá. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2017, cơ cấu công
nghiệp, dịch vụ ở nông thôn chiếm trên 65%, cao hơn so mức 61% năm 2013, và 59% năm