Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

(Tính đến tháng 12 năm 2018)

TT Tên tiêu

chí Nội dung tiêu chí

Quy định của Bộ TCQG (khu vực TD MN phía bắc) Mức độ hoàn thành tiêu chí các xã Số xã đạt dưới 50% Số xã đạt từ 50- 75% Số xã đạt từ 76- 100% Số xã đạt tiêu chí 10 Thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệu đồng/người)

36 9 10 6

11 Hộ

nghèo

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều

giai đoạn 2016-2020 <12% 9 12 Lao động có việc làm Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động

≥ 90% 19 19

13 Tổ chức

sản xuất

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012

19

11 13.2. Xã có mô hình liên

kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững

Từ bảng 3.7 cho thấy tình hình kinh tế và tổ chức sản xuất của huyện Bắc Sơn cụ thể như sau:

* Tiêu chí 10: Thu nhập

Xác định thu nhập là tiêu chí quan trọng và cốt lỗi trong xây dựng NTM, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, cùng với các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình xây dựng NTM, các cấp, ngành, địa phương trong huyện cũng đã triển khai các chương trình sản xuất nông nghiệp, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất góp phần quan trọng trong nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn thời gian qua. Nhờ vậy, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch tích cực; từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh, thâm canh cao với phương thức sản xuất tiên tiến theo hướng công nghiệp, hiện đại. Nhiều mô hình, tổ chức sản xuất mới như: Cánh đồng mẫu lớn; ứng dụng công nghệ cao trồng rau, quả trong nhà lưới; sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, các mô hình về chuỗi liên kết sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch trong chăn nuôi, hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi đã góp phần tạo ra hướng đi mới liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp từng bước định hình phát triển chăn nuôi ổn định và bền vững. Cùng với phát triển mạnh chăn nuôi, thời gian qua, việc chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản được quan tâm, đầu tư và chỉ đạo thực hiện. Thông qua các mô hình, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất như: Cá rô phi đơn tính, chép lai,... từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích mặt nước, giúp người dân thay đổi tư duy từ thả cá sang nuôi cá bán thâm canh và thâm canh. Song song với đầu tư phát triển sản xuất, huyện còn chú trọng khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển các ngành nghề nông thôn như: Chế biến, bảo quản nông, lâm sản; sản xuất thủ công mỹ nghệ; sản xuất rau an toàn… Bằng những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Theo quy định của Bộ tiêu chí xã nông thôn mới áp dụng tại tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020, tiêu chí Thu nhập được chia thành các chỉ tiêu như: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 phải đạt 26 triệu đồng/năm; năm 2018 phải đạt 30 triệu đồng/năm; năm 2019 phải đạt 33 triệu đồng/năm; năm 2020 đạt 36 triệu đồng/năm. Nếu xét xã đạt tiêu chí NTM thì phải đạt mức thu nhập theo quy định

của từng năm. Như vậy, quá trình triển khai xây dựng NTM ở các xã trên địa bàn huyện Bắc Sơn việc thực hiện tiêu chí 10 đã và đang gặp không ít khó khăn. Tính đến hết năm 2018 trên địa bàn huyện có 6/19 xã đạt tiêu chí thu nhập, chiếm 31,58% (Các xã: Bắc Sơn, Chiến Thắng, Hữu Vĩnh, Quỳnh Sơn, Đồng ý, Vũ Sơn). Các xã còn lại chỉ đạt khoảng 70-90% so với yêu cầu tiêu chí, có xã mới đạt 25-26 triệu đồng/người/năm (xã Vạn Thủy, Tân Thành, Trấn Yên), để hoàn thành tiêu chí thu nhập đối với những xã này là hết sức khó khăn.

Để hoàn thành tiêu chí 10 (về thu nhập) trong xây dựng NTM một cách bền vững, các cấp, ngành, địa phương cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bắc Sơn giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 gắn với thực hiện có kết quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân; xây dựng các chương trình, đề án, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rộng, tính ứng dụng cao; xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như: cây thuốc lá, cây ăn quả, ... mở rộng diện tích sản xuất hàng hóa áp dụng các tiêu chuẩn an toàn; chú trọng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất, chế biến, bao tiêu sản phẩm; bảo tồn và phát triển các làng nghề, ngành nghề nông thôn và triển khai có kết quả Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

* Tiêu chí 11: Hộ nghèo

Đối với tiêu chí hộ nghèo, theo quy định tỷ lệ hộ nghèo đa chiều của địa phương phải thấp hơn 12%. Kết quả toàn huyện chỉ có 09/19 xã đạt tiêu chí này, chiếm 47,37%. Hầu hết các xã trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao, có 08 xã tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, không có xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Với thực trạng trên, việc hoàn thành tiêu chí thu nhập là rất khó khăn đòi hỏi phải có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ cho các hộ nghèo để họ đầu tư phát triển sản xuất, khuyến cáo các hộ gia đình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, mặt khác cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

* Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Theo quy định tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên ở mỗi xã phải đạt từ 90% trở lên. Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện có 19/19 xã đạt tiêu chí, đại đa số người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, các ngành nghề khác chưa phát triển. Tuy vậy, người dân đã tích cực chủ động tìm kiếm việc làm để tăng thu nhập góp phần ổn định đời sống của người dân.

* Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất

Nội dung của tiêu chí này là trên địa bàn xã có HTX hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012 và có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Qua điều tra cho thấy trên địa bàn huyện có 19/19 xã đã có HTX được thành lập hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012, các HTX chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản. Từ thực trạng trên cho thấy, việc thành lập các Hợp tác xã trên địa bàn huyện đã được quan tâm.

Tuy nhiên, việc xây dựng những mô hình liên kết giữa sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực mới được quan tâm và triển khai trong những năm gần đây, đến năm 2018 có 11/19 xã đã có mô hình liên kết hoạt động hiệu quả, nâng cao giá trị sản xuất của người dân.

Đối chiếu với tiêu chí, trên địa bàn huyện có 11/19 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, chiếm 57,89%.

3.1.2.4. Văn hóa, xã hội, môi trường

Nhóm Văn hóa, xã hội, môi trường được đánh giá bởi các tiêu chí liên quan đến giáo dục, y tế, văn hóa và môi trường. Kết quả điều tra thực tế tại địa phương được trình bày ở bảng 3.8 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)