Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 47)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội của huyện

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Bắc Sơn là huyện Miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm tỉnh 85 km trên trục đường Quốc lộ 1B nối tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Thái Nguyên, huyện có 19 xã và 01 thị trấn.

Bắc Sơn chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền Bắc, là khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng, ẩm bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô, ít mưa, khô hanh và rét kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 21oC; lượng mưa trung bình hàng năm 1.400-1.500 mm. Nhìn chung thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.

Về địa hình có độ cao trung bình khoảng 400m so với mực nước biển. Địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi các dãy núi đá, núi đất xen kẽ các thung lũng nhỏ. Đây là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là: 69.941,4 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 39.963,9 ha (Đất sản xuất nông nghiệp 12.189,7 ha, đất Lâm nghiệp 27.608,7 ha, đất thủy sản 164,3 ha, đất nông nghiệp khác 1,2 ha), đất phi nông nghiệp 3.113,5 ha, đất chưa sử dụng 26.864,1 ha. Tỷ lệ che phủ của rừng năm 2018 đạt 55,0%, rừng là nguồn tài nguyên chiếm ưu thế của huyện đất lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện.

Nhìn chung các loại đất của huyện Bắc Sơn thuộc loại đất khá tốt, hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình tới khá thích hợp với các loại cây trồng sinh trưởng phát triển. Tình hình sử dụng đất đai của huyện được thể hiện ở Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai qua 3 năm (2015 - 2017)

ĐVT: ha

TT Loại đất Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Đất nông nghiệp 39.972,6 39.968,0 39.963,9

1 Đất sản xuất nông nghiệp 12.197,5 12.192,8 12.189,7 * Đất trồng cây hàng năm 10.290,4 10.278,4 10.275,7 - Đất trồng lúa 4.545,0 4.543,1 4.541,6 - Đất trồng cây hàng năm khác 5.745,4 5.735,3 5.734,1 * Đất trồng cây lâu năm 1.907,1 1.914,4 1.914,0 2 Đất lâm nghiệp có rừng 27.610,3 27.609,3 27.608,7

- Đất rừng sản xuất 22.335,8 22.335,1 22.334,5 - Đất rừng phòng hộ 5.274,5 5.274,2 5.274,2 - Rừng đặc dụng - - - 3 Đất mặt nước nuôi trồng thủy sản 164,8 164,7 164,3 4 Đất nông nghiệp khác - 1,2 1,2

II Đất phi nông nghiệp 3.106,7 3.108,5 3.113,5

1 Đất ở 957,4 957,9 958,8 2 Đất chuyên dùng 1.410,5 1.411,7 1.414,9 3 Đất phi nông nghiệp khác - - -

III Đất chưa sử dụng 26.862,1 26.864,9 26.864,1

1 Đất bằng chưa sử dụng 333,9 336,7 336,0 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 640,5 640,5 640,5 3 Đất núi đá không có rừng cây 25.887,7 25.887,7 25.887,6

Tổng diện tích 69.941,4 69.941,4 69.941,4

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bắc Sơn năm 2016, 2017)

Về tài nguyên nước, trên địa bàn huyện không có con sông nào chảy qua, có hệ thống suối khá dày đặc và phân bố khá đồng đều, như: Suối Tân Tri - Văn Mịch (Bình Gia), Suối Chiến Thắng - Vũ Lễ - Tân Thành (10km), Suối Vũ Lăng - Nhất Hòa - Nhất Tiến (18 km), Suối Trấn Yên, Suối Bắc Sơn - Quỳnh Sơn - Long Đống - Hữu Vĩnh - Đồng Ý - Vạn Thủy (30 km). Ngoài ra, còn có một số hồ đập lớn như: Hồ Tam Hoa (Hưng Vũ), Hồ Vũ Lăng, Hồ Phai Thuống, Hồ Pó Rài (Đồng Ý), Hồ Thông Thông (Vũ Lăng), Hồ Pác Mỏ (Hữu Vĩnh), Hồ Rọ Nghè, Tá Phung (Long Đống), Hồ Khau Hương (Chiến Thắng)… là nguồn nước chủ yếu cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

a) Khái quát về phát triển kinh tế-xã hội

Giai đoạn 2015-2018, tổng sản phẩm nội huyện (GDP) bình quân hàng năm tăng 8,42%; GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2018 đạt 30,2 triệu đồng, tăng lên 12,88 triệu đồng so với năm 2015.

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 là 1.003.002 triệu đồng, chiếm 47,6%; công nghiệp và xây dựng 498.002 triệu đồng, chiếm 23,6%; dịch vụ 607.586 triệu đồng, chiếm 28,8%.

Nền kinh tế của huyện đã có bước chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá, tỷ trọng nông nghiệp giảm, dịch vụ tăng dần theo hướng tích cực. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Tổng sản phẩm và cơ cấu sản xuất các ngành trên địa bàn huyện Bắc Sơn (2016-2018)

Tổng sản phẩm

trên địa bàn ĐVT 2016 2017 2018

1. Tổng sản phẩm Tr. đồng 1.635.765 1.967.325 2.108.897 - Nông, lâm thủy sản Tr. đồng 919.311 937.752 1.003.002 - Công nghiệp xây dựng Tr. đồng 392.124 428.269 498.309 - Dịch vụ Tr. đồng 324.329 601.304 607.586

2. Cơ cấu sản xuất

- Nông, lâm thủy sản % 56,2 47,7 47,6 - Công nghiệp xây dựng % 24,0 21,8 23,6 - Dịch vụ % 19,8 30,6 28,8

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Sơn năm 2016, 2017, 2018). * Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

Ngành nông-lâm nghiệp là ngành sản xuất quan trọng hàng đầu của huyện. Trong những năm qua, huyện Bắc Sơn thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; tập trung thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; sử dụng các loại giống mới có năng suất chất lượng cao, duy trì diện tích các cây trồng chính như: Lúa, ngô, thuốc lá... Định hướng của huyện là tăng diện tích trồng

cây ăn quả, đặc biệt là cây Quýt và đưa những cây có giá trị kinh tế cao (như cây dược liệu) vào canh tác để tăng hiệu quả kinh tế, tiến tới xóa hẳn nền kinh tế tự cung, tự cấp. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện từ 2016 - 2018 được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá hiện hành giai đoạn 2016-2018

Hạng mục ĐVT 2016 2017 2018 1. Giá trị sản xuất Tr. đồng 817.983,31 937.752,0 1.003.002,0 - Trồng trọt Tr. đồng 522.540,44 593.597,01 632.894,26 - Chăn nuôi Tr. đồng 279.556,44 322.586,69 346.035,69 - Dịch vụ Tr. đồng 15.886,43 21.568,30 24.072,05 2. Cơ cấu - Trồng trọt % 63,9 63,3 63,1 - Chăn nuôi % 34,2 34,4 34,5 - Dịch vụ % 1,9 2,3 2,4

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Sơn năm 2016, 2017, 2018)

Từ kết quả Bảng 3.3 ta thấy giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm.

Ngành trồng trọt năm 2016 giá trị sản xuất là 522.540,44 triệu đồng, chiếm 63,9% tổng cơ cấu sản xuất nông nghiệp đến năm 2018 giá trị sản xuất tăng lên 632.894,26 triệu đồng chiếm 63,1%.

Ngành chăn nuôi: Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2016 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là 279.556,44 triệu đồng đến năm 2018 giá trị sản xuất đã tăng lên đáng kể 346.035,69 triệu đồng. Về cơ cấu năm 2016, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 34,2% tổng cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đến năm 2018 tăng tỷ trọng trong cơ cấu nông nghiệp lên 34,5%.

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp của huyện luôn được sự quan tâm của các cấp, các ngành như: chính sách ưu đãi phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ đất trồng lúa, chương trình 135 hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ

nghèo… Từ những chính sách đó, đã tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. Nông nghiệp, nông thôn thời gian qua phát triển khá toàn diện; an ninh lương thực trên địa bàn được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nêu trên ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong sản xuất như: Độ phì của đất bị bạc màu, cơ sở hạ tầng nông thôn còn khó khăn, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, sản xuất còn gặp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp hơn so với đầu tư vào ngành khác. Do đó, việc thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn; thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thấp, không đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân. Do vậy, những năm gần đây số lượng lao động nông nghiệp chuyển dịch ra ngoài địa bàn ngày càng tăng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Bắc Sơn nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.

* Ngành công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-XD của huyện bình quân giai đoạn 2016-2018 đạt 13,0%. Các ngành sản xuất các loại vật liệu phục vụ cho xây dựng như: gạch các loại, đá... cũng đang phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng.

b) Dân số và nguồn nhân lực

Tổng dân số toàn huyện, năm 2018 là 69.728 người gồm các dân tộc chính như: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông... trong đó dân số ở thành thị 4.542 người chiếm 6,51%; nông thôn 65.186 người chiếm 93,49%.

Nguồn nhân lực của huyện khá dồi dào, tổng số lao động trong độ tuổi toàn huyện năm 2018 là 40.810 người, chiếm 58,53% tổng số nhân khẩu. Lao động có việc làm là 37.782 người, trong đó có tới 64,89% số lao động hoạt động trong ngành nông-lâm nghiệp; công nghiệp - xây dựng chiếm 13,83, dịch vụ chiếm 21,28%. Tình hình dân số và lao động được thể hiện ở bảng 3.4 như sau:

Bảng 3.4: Tình hình dân số và lao động trên địa bàn Bắc Sơn

Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018

I. Tổng dân số Người 68.603 69.274 69.728

1. Phân theo giới tính

- Nam Người 34.511 34.850 35.078 - Nữ Người 34.092 34.424 34.650

2. Phân theo khu vực

- Thành thị Người 4.469 4.513 4.542 - Nông thôn Người 64.134 64.761 65.186

3. Mật độ Ng/km2 98 99 100

II. Tổng số hộ Hộ 16.589 16.639 16.738

1. Hộ nông nghiệp Hộ 15.328 15.374 15.465

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.261 1.265 1.273

IV. Lao động 40.415 40.613 40.810

1. LĐ trong các ngành

- Lao động NN Người 30.896 24.400 24.518 - Lao động CN-XD Người 1.480 5.200 5.225 - Lao động DV Người 4.473 8000 8.039

2. Số người trong độ tuổi LĐ Người 36.849 37.600 37.382

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Bắc Sơn năm 2016, 2017, 2018) c) Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Bắc Sơn

* Giao thông

Trong những năm qua hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư khá đồng bộ. Huyện Bắc Sơn có quốc lộ 1B chạy qua với tổng chiều dài là 35,5 km, hơn 252,6 km đường tỉnh, huyện, đường liên xã cũng được cứng hóa nâng số xã có đường giao thông đi lại được 4 mùa 20/20 xã, thị trấn chiếm 100%. Chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn, đường làng ngõ xóm được người dân hưởng ứng nhiệt tình đến nay trên địa bàn nhiều xã cơ bản hoàn thiện đường bê tông ngõ xóm.

Mạng lưới giao thông hiện có cơ bản đáp ứng được điều kiện đi lại của nhân dân trên địa bàn, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số tuyến đường đã xuống cấp, đi lại khó khăn nhất là các tuyến đường vào các thôn, bản các xã vùng sâu, vùng xa. Do vậy, trong thời gian tới cần được quan

tâm đầu tư, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

* Thủy lợi:

Toàn huyện có 205 công trình thủy lợi lớn nhỏ, trong đó có 13 ao hồ, 128 đập dâng, 60 mương tự chảy, 04 trạm bơm. Tổng diện tích tưới theo thiết kế của các công trình thuỷ lợi là 4.428 ha, nhưng diện tích tưới thực tế chỉ đạt 2.816 ha (đạt 63,6% so với thiết kê). Tổng chiều dài các tuyến mương 158,66 km, trong đó mương đã được kiên cố là 96,26 km, đạt 60,67%.

Phần đa các công trình đập đầu mối được đầu tư khá kiên cố, hệ thống kênh mương nội đồng đã dần được kiên cố hóa qua các năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu. Tuy nhiên, hệ thống công trình thủy lợi hiện có chỉ đáp ứng tưới ổn định cho trên 23,11% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; một số hồ đập đã xuống cấp, cần được tu sửa và nâng cấp để đảm bảo nước tưới phục vụ cho sản xuất [14].

2.1.1.3.Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Bắc Sơn a) Thuận lợi

Vị trí địa lý của Bắc Sơn khá thuận lợi, có đường quốc lộ 1B chạy qua nối thành phố Lạng Sơn qua các huyện Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn đến thành phố Thái Nguyên.

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho huyện Bắc Sơn đẩy mạnh kinh tế thương mại, du lịch và dịch vụ, đồng thời có điều kiện mở mang phát triển công nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến đóng gói phục vụ xuất khẩu...

Tài nguyên nước mặc dù không có sông, tài nguyên nước ngầm tuy không nhiều nhưng có đủ để cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, chăn nuôi gia súc, công nghiệp chế biến, nước tưới cho các loại cây trồng…

Tài nguyên khoáng sản có nguồn tài nguyên đá vôi rất dồi dào là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát, cho ngành chế tác đá mỹ nghệ, phục vụ cho xây dựng…

Bắc Sơn nằm ở vị trí địa lý có độ cao khoảng 400m so với mực nước biển, khí hậu mùa hè mát mẻ có thể xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, đồng thời có những lễ hội truyền thống đặc sắc có thể khai thác có hiệu quả phục vụ cho phát triển ngành du lịch.

b) Hạn chế, thách thức

Địa hình phân tầng lớn, chia cắt mạnh đặt ra thách thức lớn đối với huyện như: việc quy hoạch bố trí dân cư cũng gặp nhiều khó khăn, xây dựng các Khu công nghiệp tập trung, khu đô thị quy mô lớn hiện đại gặp nhiều khó khăn; việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng CNH, HĐH cũng rất khó thực hiện.

Khí hậu huyện Bắc Sơn tương đối khắc nghiệt, do nằm trong lòng máng trũng đón gió mùa Đông Bắc nên mùa đông thường lạnh và khô, ảnh hưởng khá lớn đến cơ cấu mùa vụ và sự sinh trưởng của các loại cây trồng, khá nhiều diện tích đất nông nghiệp của huyện chỉ sản xuất được 1-2 vụ lúa, khó tăng vụ.

Diện tích đất chưa sử dụng của huyện tuy lớn nhưng đất đai cằn cỗi và do đặc điểm sử dụng đất đai manh mún, chủ yếu là đất đồi, đất rừng tạp, nhiều diện tích đất không thể sử dụng được cho sản xuất nông, lâm nghiệp; trữ lượng nước của huyện thuộc loại trung bình thấp của cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm chỉ đạt từ 1.400-1.500 mm/năm và phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Hệ thống suối, hồ của huyện tuy nhiều nhưng hầu hết đều là những suối có lưu vực nhỏ và trung bình, trữ lượng nước của các hồ ít, mùa lũ nước dâng rất nhanh nhưng vào mùa khô nước cạn kiệt do đó việc điều tiết nguồn nước cho sản xuất rất khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)