Tỉ lệ nợ xấu(Nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp vay)/Dư nợ ngắn hạn cho doanh

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Gia Lai (Trang 83 - 86)

PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM CP Quân đội-chi nhánh

4.2.13 Tỉ lệ nợ xấu(Nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp vay)/Dư nợ ngắn hạn cho doanh

nghiệp vay

Bng 1. 10: T l n xu ( N ngn hn cho doanh nghip vay)/Dư n ngn hn cho doanh nghip vay.

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 (1) Năm 2016 (2) Năm 2017 (3) "Chênh lệch 2016/2015" "Chênh lệch 2017/2016" Giá trị (4) =(2)-(1) Tỷ lệ (%) (5) =(4)/(1) Giá trị (7) =(3)-(2) Tỷ lệ (%) (8) = (7)/(2) Nợ xấu (I) 3,959 9,549 15,396 5,591 141.24 5,847 61.23 Nợ quá hạn (II) 10,556 21,998 37,429 11,442 108.39 15,431 70.15 Tổng dư nợ ngắn hạn (III) 1,015,000 1,705,250 2,654,518 690,250 68.00 949,268 55.67 Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ ngắn hạn (%) (IV) =(I)/ (III)

0.39 0.56 0.58 0.17 43.59 0.02 3.57

Tỷ lệ nợ xấu so với nợ quá hạn

(%)

(V)= (I)/ (II) 37.50 43.41 41.13 5.91 15.76 (2.28) (5.25)

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của MB Gia Lai trong giai đoạn 2015-2017 – Khối Kinh doanh)

Qua bảng số liệu 1.10 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn của MB Gia Lai năm 2015 là 0,39%. Năm 2016 tỷ lệ này tăng lên thành 0,56%. Năm 2016

cơở nhiều dự án khiến cho thị trường bất động sản lao đao, khả năng trả nợ bị sụt giảm nghiêm trọng. Các ngành nghề kinh doanh khác thì hàng hóa khó tiêu thụ, hàng tồn kho lớn, năng lực tài chính của các doanh nghiệp sụt giảm đã ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ ngân hàng của các doanh nghiệp. Đồng thời, sự thiếu thông tin minh bạch về thị trường đã khiến cán bộ tín dụng gặp không ít khó khăn trong quá trình thẩm định khách hàng.

Năm 2017 là một năm nền kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự chỉđạo quyết liệt của Chính phủ, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương mà các doanh nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng của mình, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu đều có mức tăng trưởng dương. Sự tăng trưởng ở nhiều doanh nghiệp đã giúp các doanh nghiệp đảm bảo khả năng trả nợ của mình. Bên cạnh đó còn phải kể đến khả năng thẩm định các phương án sản xuất kinh doanh, kiểm soát sử dụng vốn vay cũng như công tác thu nợđược thực hiện tương đố tốt, không làm ảnh hưởng xấu tới kết quả kinh doanh của ngân hàng. Chính từ những nguyên nhân trên đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh năm 2017 chỉ tăng 0,02% so với năm 2016 lên thành 0,58%, một mức tăng không đáng kể trong tình hình khó khăn chung.

Tỷ lệ nợ xấu so với nợ quá hạn

Năm 2015, tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn là 37,50%. Sang

đến năm 2016 và năm 2017 thì tỉ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay ngắn hạn đã tăng tới 43,41% (năm 2016) và 41.13% (năm 2012) (tức là trong 100 đồng nợ quá hạn thì có 43,41 đồng và 41.13 đồng nợ xấu). Đây thực sự là tín hiệu đáng lo ngại cho chất lượng tín dụng của Ngân hàng trong 2 năm qua. Ngoài những nguyên

nhân khách quan và tình hình khó khăn thực tế từ nền kinh tế, đặc biệt là thị

trường bất động sản và biến động về lãi suất, còn tồn tại các nguyên nhân chủ

quan từ phía Ngân hàng mà đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp rủi ro đạo đức, vi phạm nguyên tắc nghề nghiệp trong đội ngũ cán bộ nhân viên. Nó đã gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, uy tín của ngân hàng, tạo ra tác động tâm lý xấu cho các cán bộ nhân viên khác. Trong 2 năm gần đây, Chi nhánh phải tăng cường trong công tác giám sát tín dụng và sử dụng mọi biện pháp tận thu như: liên tục đôn đốc nhắn nhở khách hàng trong việc trả nợ, đề nghị các cơ quan phát luật tại địa phương can thiệp và cưỡng chếđối với các tổ chức kinh tế, cá nhân cố tình chậm trả nợ vay. Khi mọi giải pháp mềm dẻo và cứng rắn không có tác dụng, ngân hàng buộc phải tiến hành khởi kiện nếu khách hàng có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Nói tóm lại, thông qua các chỉ tiêu về nợ xấu và nợ quá hạn cho ta thấy: Mặc dù tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của Chi nhánh đối với cho vay Doanh nghiệp vẫn ở mức an toàn nhưng lại có xu hướng tăng theo thời gian. Thực tếđó đòi hỏi ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viênChi nhánh cần cố gắng và nỗ lực hết mình hơn nữa không chỉ trong công tác thẩm địnhkhách hàng mà còn phải thận trọng trong quá trình giám sát tín dụng và công tác thuhồi nợ. Cần áp dụng triệt để

mọi biệt pháp để không xảy ra tình trạng mất vốn, giảm tỷ lệ các nhóm nợ xấu nhằm nâng cáo hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn trong thời gian tới đây.

Một phần của tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Gia Lai (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)