PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.1 Thực trạng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp của Việt Nam những năm gần đây và
định hướng của NHNN thời gian tới
a. Thực trạng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp của Việt Nam những năm gần
đây
v Thành tựu đạt được:
Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác tring đầu tư công nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kết nội bộ, Ngân hàng TMCP Quân đội đã có những bước phát triển nhanh, ổn định, an toàn và hiệu quả, cụ thể là:
- Về chiến lược, MBBank đã cơ bản hoàn thiện các nền tảng, tạo tiền đề xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững, hướng đến khẳng định vị thế Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
- Về thu nhập, cơ cấu thu nhập của MBBank chuyển dịch đúng định hướng bán lẻ. Về cơ bản thì đã đánh dâu được bước phục hồi và hướng đi đúng
đắn.
- Về công tác quản trịđiều hành, các chính sách, qy trình nghiệp vụ, hướng dẫn công việc được ban hành và điều chỉnh kịp thời, phù hợp và rút ngắn thời gian, giảm chi phí và tăng sự tiện lợi cho các doanh nghiệp. Rủi ro
- Qua phân tích ở trên cho thấy vấn đềđáng lưu ý nhất là nợ quá hạn, mặc dù Ngân hàng đã kiểm soát nợ quá hạn khá tốt, giảm đều các năm, nhưng nhìn chung nợ quá hạn tương đối cao, chủ yếu tập trung ở doanh nghiệp. - Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng chưa cao. Điều này sẽ
làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
- Khi cho vay Ngân hàng còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo mà quên phân tích kĩ các phương án kinh doanh, các dự án vay vốn cũng như kĩ
năng, kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó làm phát sinh nợ
quá hạn nhất định.
- Đối tượng cho vay tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp, trong khi đó cho vay đối với thành phần doanh nghiệp giảm và có tỉ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn.
v Nguyên nhân dẫn đến những mặt hạn chế:
- Từ phía doanh nghiệp: thị trường biến động, giá cả tăng giảm không ổn
định, do sản phẩm thua lỗ, các khoản thu nhâp sai chu kì hoặc do ảnh hưởng của thiên tai làm giảm năng suất kinh doanh ; mặt khác do yếu tố
chủ quan của doanh nghiệp vay vốn, sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến không có khả năng hoàn trả hoặc do doanh nghiệp cốý lừa đảo Ngân hàng bằng cách lấy một tài sant thế chấp ở nhiều Ngân hàng để được vay nhiều hơn.
- Từ phía Ngân hàng: Hiện nay, MBBank có đội ngũ nhân viên tín dụng trẻ
hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng kinh nghiệm còn thiếu trong công tác tín dụng cùng với đó là khả năng nắm bắt các chính sách,
cơ chế, nghiệp vụ còn hạn chế. Do vậy làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, hướng dẫn, thẩm định, thu thập thông tin từ phía các doanh nghiệp và đặc biệt là đánh giá các doanh nghiệp, dẫn đến việc lập hồ sơ vay vốn hay việc quản lý thu hồi nợ bị hạn chế, dễ phát sinh các rủi ro làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Hoặc là quy trình cho vay chưa chặt chẽ,thiếu thông tin chính xác, không hiểu rõ được thực lực tài chính của doanh nghiệp cũng như uy tín của doanh nghiệp, không dựa vào co sở phân tích tín dụng, không tuân thủ theo các điều kiện và nguyên tắc cho vay.
b. Định hướng của NHNN thời gian tới:
- Tiếp tục mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp truyền thống, có uy tín tốt, coi đây là nguồn thu nhập chính cho Chi nhánh.
- Từng bước giảm thấp tỉ trọng cho vay trong tổng dư nợđể phân tán rủi ro. - Đẩy mạnh công tác tiếp thị, phát triển khách hàng mới, đặc biệt trong lĩnh
vực thương mại và sản xuất, có các hoạt động thanh toán quốc tế.
- Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng từ khâu thẩm định, xét duyệt và quản lý khoản vay.
- Thực hiện khai thác tối đa các lợi ích mà khách hàng mang lại ( cung cấp tối đa các sản phẩm tiện ích cho doanh nghiệp).