PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn ở Ngân hàng TMCP Quân
Quân đội- chi nhánh Gia Lai
a. Ngân hàng cần tập trung vốn cho vay ngắn hạn nhiều hơn
- Ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của doanh nghiệp, xem doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo Ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi có nghĩa là người sử dụng vốn cũng có lợi mà Ngân hàng cũng có lợi.
- Cán bộ tín dụng phải năng động, sáng tạo, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao khi xem xét khi cho vay; trong cho vay cần lập chữ ”tín” làm đầu để gắn chặt Ngân hàng với khách hàng. Đồng thời phải có phong cách tiến bộ, tế nhị, hòa nhã với khách hàng có nghĩa là không thực hiện biện pháp hành chính cứng nhắc đối với người vay nên tạo cho khách hàng một cảm giác thoải mái, thấy được sự giúp đỡ của Ngân hàng, tạo điều kiện cho họ
sản xuất tốt, ngược lại họ sẽ làm tròn trách nhiệm cho Ngân hàng.
- Thực hiện tốt nội quy tín dụng, để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi trước khi cho vay can bộ tín dụng cần phải:
ü Xem xét năng lực pháp lý của đơn vị vay vốn ü Năng lực trả nợ của các doanh nghiệp vay vốn ü Uy tín của khách hàng
ü Vốn tự có của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ü Tiếp cận và thu hút doanh nghiệp lớn có hiệu quả. b. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
- Trong mọi việc, con người luôn là yếu tố quan trọng, trong công tác tín dụng của Ngân hàng cũng vậy, chính con người quyết định sự thu thập thông tin, sử
dụng các phương pháp để xử lý và đưa ra quyết định cuối cùng. Trong việc tuyển chọn đầu vào Ngân hàng nên lựa chọn nhân viên có năng lực thực sự, cần tuyển chọn nhân viên có sự kết hợp hài hòa giữa năng lực và tư cách đạo
đức.
- Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các Ngân hàng khác, tìm nguồn tài liệu cho các cán bộ tham khảo…để có được hiệu quả thì quá trình này cần
được diễn ra một cách thường xuyên và có hệ thống. Bên cạnh đó, Ngân hàng có thể cử các nhân viên có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định. Ngân hàng cũng nên có những chế độ đãi ngộ
xứng đáng với nhân viên. Kịp thời khen thưởng về vật chất lẫn tinh thần đối với cán bộ hoàn thành nhiệm vụ tốt, đồng thời phát hiện ra những biểu hiện sa sút vềđạo đức để kịp thờ uốn nắn, xử lý nghiêm minh đối với các nhân viên có hành vi tiêu cực, vô tình hay cốý làm ảnh hưởng đến Ngân hàng. Ngoài ra, cần có sự kiểm tra, giam sát thường xuyên của Ngân hàng, cần phải tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, lựa chọn và đào tạo các nhân viên thanh tra có năng lực, phẩm chất tốt.
c. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ thẩm định
hiệu quả. Khi công tác thẩm định có hiệu quả, các quyết định đầu tư và tài trợ
của Ngân hàng sẽ đúng đắn hơn, giảm thiểu được tối đa các rủi ro, mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng cũng như doanh nghiệp, góp phần khẳng định vị
thế và uy tín của Ngân hàng trên thị trường. Nhưng nếu công tác thẩm định tín dụng mang nhiều bất cập dẫn đến việc ra các quyết định đâu tư sai lầm thì những hậu quả chính Ngân hàng phải gánh chịu: nguy cơ không thu hồi được các khoản nợ vay là rất lớn, uy tín giảm sút do không bảo đảm được sự hợp lý
khi cấp các khoản tín dụng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của doanh nghiệp.
- Vì vậy, trong khi thẩm định cán bộ tín dụng cần tập trung vào:
ü Tình hình tài chính của doanh nghiệp: là yếu tố đảm bảo khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp. Việc kiểm tra bao gồm xem xét nguồn số liệu, dữ liệu do doanh nghiệp lập, chế độ kế toán áp dụng, tính chính xác của các số liệu kế toán. Xem xét tình hình sản xuất, bán hàng và phân tích khả năng tài chính thông qua các nhóm tỷ số tài chính.
ü Tình hình sản xuất kinh doanh: cần xem xét các loại sản phẩm, sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ, giá cả thị trường, thị phần tiêu thụ…
ü Tài sản thế chấp: căn cứ vào Hồ sơ đảm bảo tiền vay để xác định doanh nghiệp vay vốn trong trường hợp nào, kiểm tra và xác minh thông tin trên giấy tờ về tài sản đảm bảo do doanh nghiệp cung cấp để
ü Tư cách pháp lý của doanh nghiệp bao gồn các bước: + Tìm hiểu chung về khách hàng;
+ Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý; + Mô hình tổ chức của doanh nghiệp;
+ Tìm hiểu và đánh giá khả năng quản trịđiều hành của Ban lãnh
đạo.
d. Tăng cường công tác xét duyệt cho vay, kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn - Phải có tổ chức xét duyệt theo nguyên tắc phân tích trách nhiệm giữa các khâu
thẩm định và quyết định cho vay.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra khả năng hoàn trả của người vay trước khi cho vay, bảo đảm tính trung lập trong quá trình kiểm tra, tuân thủ theo quy định cho vay, đảm bảo cho vay chỉ tiến hành trên cơ sở đảm bảo theo đúng quy
định
- Hạn chế cho vay tập trung ở một số ít doanh nghiệp, một số ngành, lĩnh vực kinh doanh để có thê tránh được rủi ro ngành và thực hiện phân tán rủi ro. - Thực hiện kiểm soát và xem xét định kỳ tất cả các laoij hình cho vay đối với
khoản cho vay lớn
- Tổ chức quá trình kiểm soát để đảm bảo xem xét và đánh giá được tất cả
những đặc tính quan trọng nhất đối với những khoản cho vay - Theo dõi thường xuyên các khoản vay có vấn đề
của các doanh nghiệp ngày càng cao do đó các Ngân hàng cần mở rộng thêm các phòng giao dịch trên địa bàn, những địa bàn quan trọng tập trung nhiều khu công nghiệp
f. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp
g. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp
h. Tăng cường hoạt động tiếp thị ngân hàng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp, phát triển nhiều sản phẩm cho vay ngắn hạn phù hợp với nhiều doanh nghiệp
i. Xây dựng chính sách phù hợp cho khách hàng doanh nghiệp j. Cải thiện công tác quản lý nhân sự
Hiện nay, việc cải thiện công tác quản lý nhân sự là điều hết sức quan trọng. Vì vậy cần tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu các nghiệp vụ chủ chốt như tín dụng, công nghệ thông tin, nghiệp vụ thẻ…nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên là những việc cần xúc tiến thực hiện nhằm hiện đại hóa Ngân hàng, phù hợp với tiến trình hội nhập và phát triển đất nước.
k. Đẩy mạnh hoạt động Marketing cho Ngân hàng
- Giống như các doanh nghiệp, các Ngân hàng cũng phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động kinh doanh với sự hỗ trợ đắc lực của Marketing giúp cho Ngân hàng nhận biết được các yếu tố của thị trường, nhu cầu của doanh nghiệp về sản phẩm dịch vụ và sự biến động của chúng . Mặc khác Marketing là công cụ dẫn dắt hướng chảy của tiền vốn, khai thác khả năng huy động vốn, phân chia vốn theo nhu cầu của thị
trường một cách hợp lý. Nhờ có Marketing mà GĐ Ngân hàng có thể kết hợp và định hướng được hoạt động của tất cả các bộ phận và toàn thể nhân viên Ngân hàng vào việc đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp.
- Bởi vậy, trong thời gian tới, Ngân hàng TMCP Quân đội-chi nhánh Gia Lai cần đẩy mạnh và đầu tư cho công tác marketing hình ảnh Ngân hàng cùng các gói sản phẩm cũng như chương trình khuyến mãi đang được áp dụng. Ngoài ra, MBBank-chi nhánh Gia Lai nên hướng đến mục tiêu cộng
đồng nhiều hơn nữa như tài trợ học bổng cho học sinh nghèo, ủng hộ quỹ
vì người nghèo…