PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp của NHTM CP Quân đội-chi nhánh
4.2.16 Đánh giá chung về thực trạng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp giai đoạn
2015-2017
a. Những thành tựu đạt được
- Trong thời gian qua, mặc dù còn nhiều yếu kém tồn tại nhưng chi nhánh cũng đã có những thành quả nhất định. Đầu tiên là trong công tác thẩm định, cán bộ tín dụng của chi nhánh đã chủđộng được trong công tác thẩm định trước khi cho vay theo đúng quy định mà ban lãnh đạo MBBank-chi nhánh Gia Lai đặt ra.
- Cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng thể hiện sự năng động của tuổi trẻ khi đã chủ động tìm tới những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trên địa bàn Gia Lai, nhằm giới thiệu những sản phẩm của chi nhánh. Và họ cũng kí được không ít hợp đồng tín dụng với những doanh nghiệp này.
- Đối với những khoản vay với các doanh nghiệp chi nhánh cũng chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay. Chi nhánh chủ trương hạn chế cho vay với các doanh nghiệp nhà nước quy mô nhỏ,làm ăn kém hiệu quả.
Và thành công lớn nhất trong công tác hạn chế rủi ro của chi nhánh chính là việc thu hồi nợ quá hạn. Đồng thời như phân tích ở trên chúng ta cũng thấy chi nhánh cũng bắt đầu có thành công trong việc hạn chế các khoản nợ quá hạn của chi nhánh.
b. Những mặt còn hạn chế
- Việc quản lý rủi ro của chi nhánh được phân tách cho hai phòng thực hiện đó là Phòng quan hệ khách hàng và Phòng quản lý tín dụng thực tế chỉđạt về hình thức, nặng về thủ tục giấy tờ chứ chưa đáp ứng được yêu cầu về bản chất. Xét về mặt cơ cấu tổ chức bộ máy, mặc dù Phòng Quản lý tín dụng có ý kiến độc lập trong cấp tín dụng nhưng vẫn thuộc sự quản lý của Ban Giám đốc, vẫn chịu sự điều hành và hưởng các lợi ích từ hoạt động của Chi nhánh, do đó không thểđảm bảo thẩm quyền và sự khách quan về các phân tích, nhận định về các khoản vay. - Chưa phân định rõ trách nhiệm pháp lý của các Phòng tham gia trong hoạt động
cấp tín dụng mà trong điều kiện vấn đề hình sự hóa các quan hệ kinh tế vẫn còn tồn tại đã dẫn đến tâm lý e ngại của các cán bộ có liên quan. Phòng Quan hệ
khách hàng chỉ đưa ra các đề xuất về cấp tín dụng và thu thập thông tin đưa ra thẩm định sơ bộ về khách hàng còn Phòng Quản lý tín dụng phải có ý kiến đồng ý
hay không đồng ý về khoản vay. Tuy nhiên Phòng quản lý tín dụng thường không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một công việc rất quan trọng khi thẩm định tín dụng, mà chỉ sử dụng những thông tin do phòng quan hệ khách hàng cung cấp trong khi khả năng thu thập thông tin rất khó khăn nên đã xuất hiện tâm lý e ngại quá mức trong thẩm định.
Mặc dù đã chủđộng trong công tác thẩm định của mình nhưng đôi khi chi nhánh vẫn phải cấp tín dụng theo kiểu được chỉ định của cấp phê duyệt từ trên xuống mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng của cán bộ quản lý khoản vay. Việc cấp tín dụng cho những khoản vay đó mang tính cảm tính, không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng và chính xác.
4.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp ở
NHTM CP Quân đội-chi nhánh Gia Lai