Cơ cấu tổ chức và chức năng các bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á seabank (Trang 46)

1.1.3 .Vai trò của tín dụng

2.1.2Cơ cấu tổ chức và chức năng các bộ phận

2.1 GIỚI THIỆU VỀ NH THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM –

2.1.2Cơ cấu tổ chức và chức năng các bộ phận

2.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản trị

* Hình thức pháp lý

Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03 năm 1994 của thống đốc Nhân hàng Nhà nước Việt Nam và được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp giấy phép thành lập số 676/GP-UB ngày 04 tháng 04 năm 1994 với thời gian hoạt động là 9 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động.

* Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại Đông Nam Á Sơ đồ cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT VĂN PHÒNG

HĐ QT

Chi nhánh và các phòng giao dịch Hà nội Hải phòng Hồ Chí Minh Phòng nguồn vốn & kd ngoại tệ Phòng pháp chế

Phòng kinh doanh Phòng công nghệ thông tin

Phòng kế toán tài chính Phòng thẻ Phòng ngân quỹ Phòng hành chính quản trị Phòng kế toán giao dịch Phòng tổng hợp Phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ

Phòng marketing

Ban tổ chức nhân sự Phòng thanh toán quốc tế

Vũng Tàu Bắc Ninh

Đà Nẵng

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban * Hội đồng quản trị * Hội đồng quản trị

- HĐQT có quyền nhân danh Ngân hàng quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích và chiến lược kinh doanh của ngân hàng.

- HĐQT thường xuyên duy trì hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng, kế hoạch hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong từng thời kỳ

- HĐQT thực hiện nghị quyết HĐQT có liên quan đến từng thành viên và chấp hành sự phân công, phân nhiệm của Chủ tịch HĐQT.

* Ban tổng giám đốc

- TGĐ chịu trách nhiệm trước HĐQT trong việc điều hành mọi nghiệp vụ của Ngân hàng theo đúng pháp luật, các pháp lệnh của Ngân hàng, điều lệ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, nghị quyết của Đại hội đồng và HĐQT. Tổ chức hoạt động kinh doanh đảm bảo ngày càng phát triển và có lãi.

- TGĐ có chức năng tham mưu cho HĐQT về chiến lược phát triển Ngân hàng, chính sách khách hàng, bố trí định biên, tiêu chuẩn nhân viên,

chính sách con người...

- TGĐ là người quyết định cao nhất về các nghiệp vụ phù hợp với luật pháp và nghị quyết của Đại hội cổ đông, các quyết định của HĐQT.

- Nhân danh Ngân hàng TMCP Đông Nam Á ký các văn bản, hợp đồng, chứng từ có liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng.

- TGĐ chịu trách nhiệm về những sai phạm trực tiếp và gián tiếp về nghiệp vụ để gây ra tổn thất cho Ngân hàng.

* Các phòng ban chức năng chia thành các khối với chức năng nhiệm vụ khác nhau

Khối kinh doanh gồm:

Trung tâm kinh doanh tiền tệ và đầu tư phòng Nguồn vốn, trung tâm kinh doanh (phòng tín dụng, phòng kế toán giao dịch, phòng khách hàng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thẩm định, phòng hỗ trợ hạch toán tín dụng, phòng ngân quỹ) ; trung tâm thẻ (phòng khách hàng và dịch vụ, phòng phát triển sản phẩm thẻ)

Khối tham mưu gồm:

Phòng Điện toán, Tổng hợp, Pháp chế, Kế toán tài chính, phòng tái thẩm định, phòng kiểm soát nội bộ, ban tổ chức nhân sự.

Khối hỗ trợ gồm:

Phòng thanh toán trong nước, phòng thanh toán quốc tế, phòng hành chính, phòng phát triển sản phẩm, phòng PR

Trong đó chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau:

* Phòng kinh doanh :

- Thực hiện nghiệp vụ tín dụng ngân hàng

- Làm đầu mối giao dịch với khách hàng về hoạt động thanh toán quốc tế. - Thực hiện việc trao đổi, đàm phán với khách hàng về các hợp đồng mua bán ngoại tệ, thông báo với Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ để lập hợp đồng và trình lãnh đạo ký kết sau khi đạt được thỏa thuận với khách hàng. - Trên cơ sở kinh doanh, thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về thị trường và hoạt động tín dụng; kiến nghị các chính sách khách hàng nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Thăm dò, nghiên cứu thị trường .

* Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ :

- Lập, xác nhận giao dịch các Hợp đồng mua bán ngoại tệ, nhận, giữ vốn… trên thị trường liên ngân hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền tệ nhằm đảm bảo nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của toàn hệ thống.

- Cân đối nguồn và thực hiện các giao dịch cần thiết để đáp ứng nguồn vốn kinh doanh hàng ngày cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thanh khoản, kiểm soát các rủi ro.

- Kiểm soát rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.

* Phòng thanh toán quốc tế:

- Thiết lập, quản lý và xúc tiến các quan hệ đại lý giữa SeABank và các ngân hàng trên thế giới. Quản lý mã khóa giao dịch giữa SeABank và các ngân hàng bạn.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế

* Phòng kế toán tài chính:

- Quản lý, thực hiện các công việc liên quan đến công tác tài chính, hạch toán kế toán

- Giám sát việc thực hiện kế toán tài chính: Giám sát, theo dõi việc thực hiện chế độ kế toán, chế độ tài chính, các quy định của SeABank, của pháp luật trong hoạt động kế toán, chi tiêu tài chính của toàn hệ thống

- Thực hiện chức năng của một trung tâm thanh toán trong nước cho toàn hệ thống SeABank thông qua các tài khoản tiền gửi của SeABank mở tại các ngân hàng, TCTD trong nước.

- Quản lý tài khoản thanh toán liên chi nhánh toàn hệ thống, tài khoản tiền gửi, tiền vay của các TCTD tại SeABank

* Phòng kế toán giao dịch:

- Thực hiện chính xác, kịp thời và an toàn các nghiệp vụ kế toán giao dịch - Quản lý hồ sơ về tài khoản

- Thực hiện quản lý các giấy tờ có giá, các giấy tờ in quan trọng thuộc phòng sử dụng hoặc do phòng cung cấp cho khách hàng và đối chiếu định kì với bộ phận kho quỹ về các giấy tờ có giá nêu trên đang quản lý trong kho.

- Kiểm tra sau cùng tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ giải ngân

* Phòng ngân quỹ:

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ.

- Nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của SeABank để xây dựng chiến lược kinh doanh, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh trên cả hai lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh về sản phẩm thẻ hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.

- Phối hợp với phòng Điện toán xây dựng chiến lược phát triển ATM và sản phẩm ATM phù hợp với nguồn lực và nhu cầu thị trường.

- Thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường nhằm đề ra chính sách tiếp thị duy trì khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới và cung cấp dịch vụ đại lý cho các đơn vị trên toàn hệ thống. Cung cấp dịch vụ trực tiếp cho chủ thẻ; Quản lý và theo dõi hồ sơ chủ thẻ và đại lý.

* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:

- Về công tác kiểm tra: Nghiên cứu, xây dựng phương thức, nội dung và quy trình nghiệp vụ kiểm tra nội bộ, xây dựng, tham mưu cho Tổng giám đốc kế hoạch kiểm tra định kì, chủ động đề xuất các cuộc kiểm tra đột xuất tại các đơn vị trực thuộc. Thực hiện kiểm soát đối với các hoạt động nghiệp vụ của SeABank

- Về công tác báo cáo thống kê: Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất các lĩnh vực thuộc các chức năng nhiệm vụ của phòng cho Ban Tổng Giám đốc.

- Hướng dẫn và chỉ đạo vể mặt nghiệp vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ, thẩm định và tái thẩm định cho các đơn vị trực thuộc Hội sở.

2.1.3 Các chỉ tiêu hoạt động chính

Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động đặc biệt là giai đoạn khủng hoảng kinh tế trong những năm

2008, 2011. Cùng hoạt động trong môi trường đó, SeABank đã thu được những kết quả đáng ngạc nhiên về kết quả kinh doanh cũng như về tài sản.

2.1.3.1 Kết quả kinh doanh qua các năm

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh qua các năm

Đơn vị: 1000 NVD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng doanh thu 1.533.208.000 3.120.356.000 1.753.645.000 3.833.290.000 Tổng lợi nhuận trước thuế 408.754.000 238.189.000 600.313.000 828.627.000 Tổng chi phí 1.113.741.000 2.548.750.000 1.202.183.000 2.916.507.000 Lợi nhuận ròng 298.964.000 172.960.000 459.800.000 629.168.000 (Nguồn trích báo cáo tài chính năm 2008,2009,2010,2011 – Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á)

Qua bảng trên ta có thể thấy tổng doanh thu qua các năm liên tục tăng, tuy có năm 2010 có giảm do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước.

2.1.3.2 Tình hình tài sản

Bảng 2.2. Tình hình tài sản

Đơn vị: 1000 NVD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng tài sản 26,238,838,000 22,268,226,000 30,596,995,000 55,241,568,000 Tiền cho vay 11,041,087,000 7,585,851,000 9,625,900,000 20,512,173,000 Đầu tư chứng

khoán

4,727,111,000 3,064,985,000 2,783,027,000 16,567,013,000

Góp vốn và đầu tư dài hạn

44,900,000 156,002,000 182,902,000 199,902,000

Tiền gửi 10,744,178,000 16,729,905,000 24,643,329,000 39,685,025,000 Vốn và các quỹ 3,364,209,000 481,440,000 4,028,972,000 5,734,388,000

Đối với tổng tài sản trong giai đoạn 2008 – 2010, tăng một cách nhanh chóng. Đặc biệt năm 2011 trong khi các ngân hàng khác đang gặp khó khăn hàng loạt thì tổng tài sản của SeABank vẫn tăng mạnh, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng đang đi đúng hướng và có hiệu quả.

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐÔNG NAM Á - SEABANK RO TÍN DỤNG TẠI NH TMCP ĐÔNG NAM Á - SEABANK

2.2.1 Áp dụng nguyên tắc Basel và quy trình tín dụng tại SeaBank

 Áp dụng nguyên tắc basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại SeaBank - Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp: đối với nhóm nguyên tắc

này SeaBank đã áp dụng để chia hoạt động tín dụng của mình ra thành các thời kỳ, định kỳ hàng quý đều đánh giá lại chất lượng tín dụng nhằm thu được lượi nhuận cao đồng thời kiểm soát được rủi ro. Chính sách tín dụng liên tục được đổi mới, thích hợp cho từng thời kỳ kinh tế. Đối với các sản phẩm tín dụng được chia thành nhiều loại thích hợp với đa dạng khách hàng, vừa kiểm soát được rủi ro dễ hơn vừa đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng.

- Hoạt động theo quy trình cấp tín dụng hợp lý: Đối với mỗi khách

hàng, SeaBank luôn đánh giá, thẩm định và đưa ra một hạn mức tín dụng nhất định đối với khách hàng. Hạn mức được đánh giá dựa trên tài sản đảm bảo và uy tín của khách hàng. Khách hàng thường không được vay vượt quá hạn mức trừ các trường hợp có sự phê duyệt của cấp trên. Đối với các phòng giao dịch, chi nhánh, hội sở có khả năng phê duyệt các khoản vay với mức độ khác nhau, nhằm kiểm soát rủi ro. Quy trình tín dụng luôn chặt chẽ, bao gồm các khâu: Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định đánh giá, duyệt , giải ngân,, theo dõi quá trình sử dụng vốn và tất toán.

- Bảo đảm quy trình kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng: SeaBank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xây dựng một hệ thống kiểm tra giám sát chặt chẽ với các khâu trong quy trình đều có giám sát đánh giá để tránh sự nhầm lần hay không trung thực trong quy trình tín dụng. Cán bộ tín dụng, kiểm soát, giám đốc luôn làm việc vừa độc lập vừa gắn kết nhằm đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

 Quy trình tín dụng: SeaBank áp dụng đúng quy trình tín dụng bao gồm ba bước:

- Giai đoạn trước khi cho vay: Bao gồm tiếp nhận hồ sơ xin vay, tiến hành

điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn, phân tích thẩm định khách hàng và phương án xin vay

- Giai đoạn trong khi cho vay: Tiến hành kiểm soát khách hàng theo các nội

dung chính như: khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích, tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ hay không...

- Giai đoạn sau khi cho vay: Ngân hàng tiến hành thu hồi hết gốc và lãi của

khoản vay. Các khoản tín dụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn. Trong một số trường hợp, người vay không hoàn trả nợ hoặc hoàn trả không đầy đủ và đúng hạn, cán bộ tín dụng cần xem xét, tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc khách hàng không thanh toán nợ cho ngân hàng và đưa ra biện pháp khắc phục.

2.2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng

Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi

ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy, sự tăng trưởng nóng tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong nhưng năm tiếp theo. Và NH TMCP Đông Nam Á dường như cũng không thoát ra được quy luật khắc nghiệt

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ tín dụng 53.605 61.044 67.743 95.908 108.196 Các khoản NQH Trong đó: 1.311 1.146 809 1.197 3.010 -Dưới 181 ngày 492 557 399 655 2.202 -Từ 181-360 ngày 332 190 128 218 338 -Nợ khó đòi 487 389 282 324 470

Xử lý nợ xấu trong năm 375 258 832 456

% Nợ quá hạn 2,45% 1,88% 1,19% 1,25% 2,78%

đó của thị trường. Trong giai đoạn 2005-2010 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của NH TMCP Đông Nam Á luôn được duy trì ở mức thấp khoảng trên dưới 2%/tổng dư nợ; Tuy nhiên trong năm 2010, chất lượng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á giảm sút thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có dấu hiệu ngày càng tăng.

2.2.2.1. Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng * Nợ quá hạn * Nợ quá hạn

Bảng 2.3: Nợ quá hạn

(ĐVT: Tỷ VND)

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2004-2011 NH TMCP Đông Nam Á)

Giai đoạn 2004-2006 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối, năm 2006 nợ xấu giảm mạnh một phần là do NH TMCP Đông Nam Á sử dụng nguồn dự phòng hơn 800 tỷ để xử lý nợ xấu làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng để chuẩn bị công tác cổ phần hóa NH TMCP Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong năm 2011, đặc biệt là trong 09 tháng đầu năm 2011 tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng cao nguyên nhân là

do tăng trưởng tín dụng nóng năm 2011 (tăng 44% so với 2006), và đầu năm 2011 tình hình kinh tế có những diễn biến bất lợi làm cho khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nợ vay ngân hàng. Do đó tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng là một đòi hỏi cấp bách của NH TMCP Đông Nam Á để lành mạnh hóa tình hình tài chính.

* Các chỉ tiêu khác - Phân loại nợ xấu:

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của NH TMCP Đông Nam Á đang giảm sút, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng tăng cao, đặc biệt nợ xấu đã xuất hiện ở những Chi nhánh trước đây vẫn được đánh giá có chất lượng đảm bảo. Điều này thể hiện những hạn chế, bất cập về công tác quản trị rủi ro tín dụng, đòi hỏi phải được tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu trong tương lai.

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp phân loại nợ của NH TMCP Đông Nam Á

(ĐVT: tỷ đồng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á seabank (Trang 46)