1.1.3 .Vai trò của tín dụng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC
3.3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ
Có thể nói, thời gian qua Chính phủ đã hết tạo điều kiện môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả đáng kể, nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo “sân chơi” cho các ngân hàng thương mại “thêm rộng” và tạo môi trường cạnh tranh công bằng trên thị trường tài chính. Tuy đã có nhiều cải cách hiệu quả nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều bất cập làm gia tăng rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng.
Đảm bảo môi trường kinh tế xã hội ổn định
Môi trường kinh tế chính trị xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng. Trong điều kiện khi Việt Nam hòa nhập vào nền kinh tế thế giới thì cạnh tranh càng cao, nền kinh tế dễ biến động, doanh nghiệp dễ có nguy cơ mất khả năng thanh toán, phá sản. Hơn nữa, hiện nay có nhiều ngân hàng mới được thành lập, trong khi thị trường có hạn nên cạnh tranh ngày càng khốc liệt, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng giảm thấp. Đảm bảo các môi trường này ổn định sẽ giúp cho các doanh nghiệp cũng như khách hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn, khả năng hoàn trả nợ vay ngân hàng
cao. Để đảm bảo môi trường ổn định có nhiều cách, trong đó không thể không có sự can thiệp của Chính phủ như đề ra các quy định về vốn điều lệ, nhân sự,… giảm thiểu sự thành lập các ngân hàng, nâng cao chất lượng ngân hàng, cũng như điều tiết nền kinh tế, giảm thiểu những khó khăn do thị trường gây ra tác động lên các doanh nghiệp.
Nhà nước cần hoàn thiện môi trường pháp lý
Sau nhiều năm đi vào hoạt động, luật các tổ chức tín dụng đang chi phối hoạt động của ngân hàng thương mại cũng như Ngân hàng quốc doanh Việt Nam, trước những biến đổi của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội có một số điểm không phù hợp với hoạt động ngân hàng. Vì vậy Chính phủ ban hành các nghị định kịp thời và chính xác sẽ giúp các ngân hàng thực hiện kinh doanh có hiệu quả.
Chấn chỉnh hoạt động của hệ thống doanh nghiệp
Vấn đề nhức nhối hiện nay là chất lượng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
nước ta chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hầu hết phương thức kinh doanh chưa bài bản, tình trạng lậu thuế, trốn thuế còn diễn ra phức tạp, khiến cho hoạt động tín dụng dễ gặp rủi ro. Thời gian tới, Chính phủ cần sớm có biện pháp để một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động, mặt khác chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp đó.
Nhà nước cần thực hiện những biện pháp kinh tế và hành chính nhằm buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Đồng thời rà soát các doanh nghiệp, nhà nước cần có thái độ xử lý kiên quyết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ không có khả năng phục hồi
Tựu chung lại, quản lý nhà nước nhưng vẫn đảm bảo tăng tính tự chủ cho các doanh nghiệp, không can thiệp sâu mà chỉ quản lý ở tầm vĩ mô mang tính hướng dẫn cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Tăng cường vai trò của công ty mua bán nợ
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã ra đời, đây là một mô hình tài chính mới có tính đặc thù với các hoạt động mua bán nợ, đầu tư, môi giới huy động vốn. Công ty tập trung toàn bộ các khoản nợ xấu, phát sinh bởi lý do khách quan của khách hàng tại nhiều ngân hàng để tập trung vào một đầu mối để xử lý, còn lại ở ngân hàng thương mại là những khoản nợ trung bình và tốt, góp phần làm lành mạnh hóa tình hình tài chính doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sắp xếp và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên do mới ra đời nên DATC vẫn còn nhiều hạn chế và hoạt động chưa hiệu quả. Vì vậy, thay vì đặt vấn đề bảo toàn vốn và có lợi nhuận làm nguyên tắc hoạt động chính cho tổ chức xử lý nợ mà chỉ cần yêu cầu tổ chức phải tối đa hóa giá trị thu hồi để giảm thiểu gánh nặng ngân sách mà Chính phủ bỏ ra để hỗ trợ. Điều đó sẽ tạo điều kiện dễ dang hơn cho thỏa thuận mua bán nợ của các ngân hàng với DATC.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á nói riêng luôn gắn liền với rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Để thực hiện mục tiêu trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình, việc hạn chế rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra với hệ thống Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á. Thời gian gần đây, nhiều dấu hiệu biến động thị trường cho thấy nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng đang tăng lên, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy, vấn đề cấp bách của Ngân hàng là tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng.
Từ lý luận chung về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại, cùng với thực tiễn đang diễn ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á, với đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á - SeABank”, một số giải pháp nhằm hoàn thiện quả trị rủi ro tín dụng đã được đưa ra như: Hoàn thiện chính sách tín dụng, chú trọng hơn nữa vào công tác đào tạo cán bộ, hoàn thiện hệ thống thu thập, xử lý thông tin, đẩy mạnh công tác thẩm định tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đồng thời, để hỗ trợ ngân hàng tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Cúc (2008), giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb thống kê
2. Lê Vinh Danh (1997), Hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb
Chính trị
3. Phan Thị Thu Hà (2006), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội
4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại học
kinh tế quốc dân
5. Khúc Quang Huy( 2006), Sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính, thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nxb Tài chính, Hà Nội.
7. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2008), Báo cáo thường niên 8. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2009), Báo cáo thường niên 9. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (2010), Báo cáo thường niên 10.Ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Báo cáo tình hình kinh doanh
11. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Thống kê,
Thành phố Hồ Chí Minh
12.Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng(1997) - Nxb pháp lý
13. Tạp chí Ngân hàng, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ
14. Lê Văn Tề (1995), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh
15. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
16. Văn bản pháp luật như: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 2/4/2005, Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 11/01/2002, Quyết định 286/2002/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/5/2005…
17. Website: www.seabank.com.vn 18. Website: www.sbv.gov.vn 19. Website: www.vnba.org.vn